Ghostlighting là gì? Tại sao bạn cảm thấy có lỗi khi bị người ta ghost? | Vietcetera
Billboard banner

Ghostlighting là gì? Tại sao bạn cảm thấy có lỗi khi bị người ta ghost?

Nhân một ngày trời xanh mây trắng, crush nhắn tin cho bạn sau 2 tuần lặn mất tăm: “Anh xin lỗi, anh bận quá nên không nói chuyện với em được”. Vậy bạn sẽ bơ đẹp ảnh luôn hay… yêu lại từ đầu?
Ghostlighting là gì? Tại sao bạn cảm thấy có lỗi khi bị người ta ghost?

Nguồn: Unsplash

1. Ghostlighting là gì?

Ghostlighting là một từ lóng kết hợp giữa 2 từ “ghost” (bị ngó lơ) và “gaslighting” (thao túng tâm lý): Hành động một người đột nhiên bơ đẹp bạn, sau đó quay lại như “chưa hề có cuộc chia ly”.

Ghostlighting tương đồng với zombieing ở chỗ: Đối phương sẽ đột ngột xuất hiện sau khi ghost bạn một thời gian. Tuy nhiên, với ghostlighting, người đó sẽ khéo léo thao túng bạn và khiến bạn cảm thấy có lỗi vì đã chỉ trích họ.

2. Nguồn gốc của ghostlighting?

Hiện chưa rõ nguồn gốc của khái niệm này. Theo Urban Dictionary: “Ghostlighting là hành động đột nhiên ngừng nói chuyện với ai đó nhưng vẫn tương tác một cách hời hợt bằng cách xem story, thích các bài đăng trên mạng xã hội và thỉnh thoảng gửi tin nhắn cho họ nhưng không có 1 cam kết rõ ràng”.

3. Tại sao ghostlighting lại phổ biến?

Vào tháng 7/2023, khái niệm này được phổ biến rộng rãi khi các chuyên gia tại Bumble giới thiệu ghostlighting là một xu hướng hẹn hò độc hại mà mọi người có thể gặp.

Biểu hiện của một người đang ghostlighting bạn:

  • Đối phương đột ngột biến mất trong khi đang kết nối sâu sắc với bạn, sau đó liên lạc lạc như chưa có chuyện gì xảy ra.
  • Nếu bạn dò hỏi hay trách móc người đó, họ sẽ phủ nhận và đưa ra nhiều lý do để biện minh. Và bằng cách nào đó, họ sẽ khiến bạn thấy có lỗi vì đã trách “nhầm” họ.
alt
Nội tâm của người đã ghostlight người khác thành công | Nguồn: Unsplash

Tại sao người ta lại ghostlight bạn?

Bạn là sự lựa chọn… cuối cùng: Đối phương có nhiều sự lựa chọn và bạn vô tình bị đưa vào danh sách dự bị. Họ sẽ giữ liên lạc với bạn một cách ngắt quãng và quay lại khi không đạt được mục tiêu. Họ cũng có thể thao túng bạn bằng nhiều lý do khác nhau, khiến bạn nghĩ rằng họ có nỗi khổ riêng.

Tiến sĩ, cựu nhà xã hội học tại ứng dụng hẹn hò Tinder và Bumble, Angela M. Corbo chia sẻ: “Ghostlighting bắt nguồn từ việc một người thích ai đó nhưng không quá nhiều, vậy nên họ sẽ theo dõi một lúc để xem có lựa chọn nào tốt hơn không. Và nếu không có, họ sẽ quay lại.”

alt
Đang sắp move- on thì người ấy lại xuất hiện | Nguồn: Pexels

Họ luôn muốn là người đặc biệt: Họ cũng có thể thấy ghen tị và bức bối sau khi thấy bạn vẫn vui vẻ và thường xuyên đăng story vui vẻ trên Instagram, Facebook và vẫn ổn khi không có họ. Sau đó họ trở lại để thao túng bạn và nhân tiện thăm dò xem bạn có đang nhớ họ không.

4. Cách dùng ghostlighting

Tiếng Anh:

A: Why do you come back to him after being ghosted?

B: He’s already said he just got depressed and couldn't talk. But he genuinely loves me so much…

A: Does he love you or ghostlight you?

Tiếng Việt:

A: Bà lại quay lại với ảnh hả? Rõ ràng ảnh “ghost” bà rõ như ban ngày luôn á!

B: Hong có đâu, ảnh nói tui ảnh bị stress nên không muốn nói chuyện với ai hết. Chứ ảnh thương tui dữ lắm!

A: Ảnh có yêu bà thiệt hong hay chỉ ghostlight bà thôi?