Tóm Lại Là: Hàng trăm chú voi đột tử — Đòn giáng xuống nỗ lực bảo tồn voi tại châu Phi | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Tóm Lại Là: Hàng trăm chú voi đột tử — Đòn giáng xuống nỗ lực bảo tồn voi tại châu Phi

Hàng trăm chú voi đã gục chết một cách bí ẩn tại Botswana, châu Phi. Tóm lại là, chuyện quái gì đã xảy ra với những chú voi này vậy?
Tóm Lại Là: Hàng trăm chú voi đột tử — Đòn giáng xuống nỗ lực bảo tồn voi tại châu Phi

Tóm Lại Là: Hàng trăm chú voi đột tử — Đòn giáng xuống nỗ lực bảo tồn voi tại châu Phi

1. Thảm kịch gì đã xảy ra ở châu Phi?

Hàng trăm chú voi đã gục chết một cách bí ẩn tại Botswana, châu Phi.

Tại khu vực đồng bằng Okavango, có hơn 350 xác voi đã được tìm thấy. Đây là một trong những sự kiện tử vong lớn nhất của loài voi được ghi nhận từ trước đến nay.

Các xác voi được tìm thấy trong các tư thế sõng soài, với ngực và mặt đập xuống đất, cho thấy các cái chết đã diễn ra rất đột ngột. (Theo nguồn tin từ BBC)

2. Chính quyền Botswana đang phản ứng như thế nào?

Chính quyền Botswana đang bị chỉ trích bởi phản ứng tắc trách. Được biết, sự kiện voi chết hàng loạt đã diễn ra từ đầu tháng 3, nhưng việc điều tra chỉ mới thực sự được thực hiện từ tháng 5.

Việc thu thập và kiểm tra các mẫu thử cũng diễn ra chậm chạp, đến mức các tổ chức môi trường đang đứng ra đề nghị giúp đỡ để đẩy nhanh tiến độ làm việc.

Các nhà bảo tồn cho rằng sự trì hoãn trong quá trình điều tra đã gây ra thêm nhiều cái chết có thể ngăn chặn được.

3. Vì sao voi chết?

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa xác định được nguyên cho những cái chết của voi.

Trong số các giả thiết được đặt ra, có giả thiết cho rằng voi bị các tay săn đầu độc xyanua. Tuy nhiên giả thiết này có nhiều lỗ hổng, chẳng hạn như việc ngà voi vẫn còn nguyên và các loại động vật ăn xác voi vẫn khoẻ mạnh.

Một khả năng khác là voi đã bị nhiễm bệnh than (từng giết đến 100 cá thể voi vào năm ngoái) hoặc một loại bệnh chưa xác định nào đó. Điều này cũng chưa được xác thực do thiếu kết quả xét nghiệm chính thức.

4. Điều này có tác động gì đến dân số voi châu Phi?

Botswana được xem là thành trì cuối cùng trong công cuộc bảo vệ voi ở châu Phi. Dân số voi Botswana là khoảng 130.000 con, chiếm đến 1/3 tổng dân số voi của lục địa.

Gần đây, chính quyền của nước này đã gây tranh cãi khi bãi bỏ lệnh cấm săn voi do những tai nạn giữa cộng đồng người. Điều này đã khiến số voi bị săn bắt tăng vọt.

Thảm họa lần này là một đòn giáng xuống nỗ lực bảo tồn voi vốn đã trên đà thua tại lục địa này.

5. Nguy cơ tiềm ẩn trong những cái chết của voi là gì?

Được biết, trước khi chết, các chú voi đã đi loạng choạng theo hình tròn. Đây là là dấu hiệu hệ thần kinh đang bị tấn công bởi một loại bệnh nào đó.

Theo chuyên gia, do không rõ nguồn gốc của bệnh, ta không thể loại trừ khả năng nó có thể lây truyền sang dân số con người, đặc biệt là nếu các tác nhân gây bệnh nằm ở nguồn nước hoặc đất.

6. Ngoài dịch bệnh, voi còn bị điều gì đe dọa?

Ngoài dịch bệnh, lý do chính cho sự sụt giảm của các cá thể voi ở châu Phi chính là bị săn bắt vì ngà voi.

Thay vì gây mê, những kẻ săn trộm luôn giết voi để tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm khả năng bị kiểm lâm phát hiện.

Bên cạnh đó, vì ngà được cắm sâu vào trong khung xương của voi nên khi các kẻ săn trộm muốn cắt càng nhiều ngà sẽ phải đào sâu, dẫn đến tổn thương và tử vong.

Theo WWF, mỗi năm có khoảng 20.000 cá thể voi bị giết để lấy ngà. Số ngà này bị buôn bán bất hợp pháp trên thị trường quốc tế, chủ yếu là châu Á, bao gồm các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.

7. Voi chết ở châu Phi, người Việt có thể làm gì?

Tuy không thể trực tiếp bảo vệ voi, bạn vẫn có thể thực hiện những hành động nhỏ sau để góp phần cho nỗ lực bảo tồn voi:

  • Không sử dụng ngà voi và các sản phẩm từ voi
  • Kêu gọi người quen, chia sẻ thông tin và kiến thức về bảo tồn voi trên mạng xã hội
  • Đóng góp cho các tổ chức và công tác bảo tồn voi và động vật hoang dã nói chung

Xem thêm:

[Bài viết]: Tóm lại là: Voi chết vì ăn pháo nổ - Tàn ác hay tai nạn?

[Bài viết]: Sau cùng thì quyền sinh sát động vật vẫn nằm trên tay con người