Phê bình, góp ý thế nào cho được lòng đôi bên? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu
02 Thg 06, 2021
Chất Lượng Sống

Phê bình, góp ý thế nào cho được lòng đôi bên?

Việc xung đột ý tưởng, hay giá trị cá nhân là chuyện xảy ra thường xuyên. Làm thế nào để chúng ta đưa lời phê bình, góp ý được đối phương thấu hiểu?
Phê bình, góp ý thế nào cho được lòng đôi bên?

Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera

Lược dịch từ bài viết “How to Give Kind Criticism, and Avoid Being Critical”, được đăng trên blog cá nhân của tác giả Leo Babauta.


Trong công việc và cuộc sống thường ngày, việc bạn không hài lòng với hành động của một ai đó là điều không thể tránh khỏi. Những lúc như thế bạn không muốn âm thầm cho qua, nhưng nếu nói ra thì làm thế nào để feedback đúng trọng tâm, và được đối phương tiếp nhận một cách hợp tác?

"Không có việc gì khó", bước đầu tiên là... lùi lại, và xem lý do tại sao bạn muốn đưa ra lời phê bình.

Mục đích bạn đưa ra lời phê bình là gì?

titleBạn phecirc bigravenh người khaacutec vigrave muốn họ tốt lecircn hay để giải toả sự khoacute chịu trong người Bạn phecirc bigravenh người khaacutec vigrave muốn họ tốt lecircn hay để giải toả sự khoacute chịu trong người
Bạn phê bình người khác vì muốn họ tốt lên, hay để giải toả sự khó chịu trong người?
  • Để tạo tác động thay đổi người khác theo cách bạn muốn. Người đó thông thường phải là người mà bạn tương tác thường xuyên trong công việc hay cuộc sống hằng ngày.
  • Để đối diện trực tiếp vấn đề, từ đó có cuộc thảo luận sâu hơn và tìm hướng giải quyết phù hợp cho cả hai bên.
  • Để trút bỏ nỗi bực dọc trong người.
  • Để chứng minh mình là người mạnh mẽ, thông minh hoặc quyền lực thế nào.

Nếu lý do của bạn gần với hai lý do đầu tiên nêu ở trên, thì phần còn lại của bài viết có thể sẽ giúp ích. Còn nếu bạn nhận ra mình muốn chỉ trích người khác vì hai lý do sau, thì hãy thử nhẩm câu "thần chú": Mình không muốn đổ thêm "dầu" vào "lửa".

Điều gì khiến lời phê bình dù "hợp lý" vẫn gây tổn thương?

Mọi người thường không dễ chấp nhận những lời phê bình, cho dù chính họ cũng nhận ra mình mắc lỗi. Điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân:

titleTại sao lời phecirc bigravenh gacircy tổn thương Dugrave bạn coacute thiện chiacute nhưng khocircng yacute thức về caacutech truyền đạt tạo sự hợp taacutec thiện chiacute đoacute coacute thể bị hiểu lầm lagrave tấn cocircng caacute nhacircn
Nếu không ý thức về cách truyền đạt, thì dù bạn có thiện chí cũng dễ bị hiểu lầm là tấn công cá nhân.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người coi những lời nhận xét bộc trực là thanh kiếm tấn công vào chính họ, dù bạn có lựa lời thế nào. Bạn không thể thay đổi điều đó hay có thể làm gì khác, ngoài việc chờ đến một ngày họ tự nhận ra “cách tiếp nhận lời phê bình”.

Dù thế nào đi nữa, ít nhất bạn vẫn có thể kiểm soát cách mình truyền đạt thông tin.

Làm thế nào để đưa ra lời phê bình được tiếp nhận tích cực?

Nhìn vào những lý do ở trên, bạn sẽ dễ nhận ra chìa khóa ở đây là:

  • Không tấn công, xúc phạm hoặc ác ý theo bất kỳ cách nào.
  • Không nói với người đó rằng họ "sai rồi!".
  • Không chỉ trích.
titleCaacutech đưa lời goacutep yacute Goacutep yacute vagrave chỉ triacutech caacute nhacircn lagrave hai hagravenh động hoagraven toagraven khaacutec nhau
Góp ý và chỉ trích cá nhân là hai hành động hoàn toàn khác nhau.

Thay vào đó, hãy đưa ra đề xuất có các yếu tố sau.

Tích cực

Bạn có thể sử dụng các câu như: “Mình thích ứng dụng này ở các điểm…”, “Để nó tốt hơn, điều bạn có thể làm là…”, hoặc “Anh nghĩ em sẽ làm rất tốt với…”.

Và đừng làm điều đó một cách mỉa mai. Hãy thực sự có suy nghĩ muốn góp ý kiến có tính xây dựng.

Cụ thể

Thật dễ dàng để đưa ra những lời chỉ trích mơ hồ: “Podcast dở tệ”, “Không thể chịu đựng nổi bài hát này”... Nhưng "thẳng thắn" kiểu này không đồng nghĩa với việc có nhiều giá trị thông tin.

Hãy sử dụng các câu như: “Đoạn mở đầu còn dài và lan man, có thể cắt các câu...”, “Tôi muốn có ít quảng cáo hơn” hoặc “Tôi đánh giá cao...”.

Một lần nữa, hãy lưu ý đưa ra các đề xuất xoay quanh hành động, sự việc, không nhắm vào cá nhân.

titleGoacutep yacute thế nagraveo cho được lograveng đocirci becircn Lời goacutep yacute của bạn coacute thể thẳng thắn chạm đến caacutei tocirci của đối phương nhưng nếu truyền đạt với sự tocircn trọng vagrave cụ thể nhiều khả năng lagrave noacute được tiếp nhận một caacutech tiacutech cực
Lời góp ý của bạn có thể thẳng thắn, chạm đến cái tôi của đối phương, nhưng nếu truyền đạt với sự tôn trọng, và cụ thể, nhiều khả năng là nó được tiếp nhận một cách tích cực.

Tử tế

Điều quan trọng là bạn phải nhã nhặn và tử tế trong các đề xuất của mình.

Hãy tự hỏi bản thân, “Mình có muốn nghe đối phương nói những lời tương tự như thế với mình không?”, “Với tính cách và quan điểm cá nhân mình biết về họ, vấn đề gì nên cẩn trọng khi nói?”.

Lời phê bình của bạn có thể chứa "sự thật mất lòng", nhưng với cách truyền đạt tôn trọng, nhiều khả năng là nó sẽ được tiếp nhận một cách tích cực, hay ít nhất là ít gây tổn thương nhất.