TikTok bị điều tra, người dùng có hả dạ? | Vietcetera
Billboard banner

TikTok bị điều tra, người dùng có hả dạ?

TikTok bị cáo buộc tác động xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất trẻ em, và tiếp tay cho hành vi buôn người tại Mỹ.
TikTok bị điều tra, người dùng có hả dạ?

Nguồn: AP/Minh Hồng cho Vietcetera.

1. Điều gì vừa xảy ra?

Mới đây, một liên minh các Tổng chưởng lý bang California, Florida, Kentucky... đã tiến hành điều tra về TikTok. Theo đó, mạng xã hội này được cho là có các tác động tiềm ẩn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người trẻ tuổi. (Theo The Verge)

Ngoài ra, nhà chức trách bang Massachusetts đang tìm hiểu cách TikTok thiết kế, vận hành và tiếp thị nền tảng có ảnh hưởng tới sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên.

Mới đây, chính quyền bang Texas cũng đã tiến hành điều tra cách thức ứng dụng này vi phạm quyền riêng tư trẻ em, tiếp tay cho nạn buôn người cũng như các hành vi bất hợp pháp khác.

2. TikTok phản hồi thế nào?

Cũng theo The Verge, người phát ngôn của TikTok là Ben Rathe nói, họ đánh giá cao tổng chưởng lý của các bang vì quan tâm đến sự an toàn của người dùng trẻ tuổi.

Theo đó, TikTok mong muốn cung cấp thông tin về các biện pháp bảo vệ an toàn, cũng như quyền riêng tư cho người dùng thanh thiếu niên của nền tảng này.

3. Đây có phải lần đầu tiên TikTok bị điều tra?

Năm 2019, TikTok đã phải trả giá đắt là 5,7 triệu USD để giải quyết các cáo buộc vi phạm luật riêng tư của trẻ em. Theo đó, hàng nghìn phụ huynh đã phàn nàn con của họ (dưới 13 tuổi) tự tạo tài khoản Musical.ly thuộc TikTok.

TikTok phải xóa tất cả những video đã tải lên từ những người dùng dưới 13 tuổi. Đồng thời, mạng xã hội này được yêu cầu phải được sự chấp thuận của phụ huynh đối với người dùng là trẻ em dưới độ tuổi này.

4. Ngoài TikTok, còn mạng xã hội nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em?

Meta (Facebook trước đây), từng có ý định phát triển ứng dụng Instragram dành cho trẻ em có tên Instagram Kids. Tuy nhiên, 44 Tổng chưởng lý tại Mỹ đã yêu câu từ bỏ dự án trước nghi ngại ứng dụng này có thể gây hại đến sức khỏe tinh thần cho người dùng nhỏ tuổi.

Trước đó, Instagram từng bị cáo buộc tiếp tay cho những nội dung có tính phân biệt củng tộc hoặc lạm dụng. Bên cạnh đó, một ứng dụng khác là YouTube Kids cũng chứa đựng nhiều video có nội dung độc hại đối với người dùng là trẻ em.

5. Mạng xã hội hủy hoại sức khỏe tâm thần người dùng như thế nào?

Các nội dung có tính chia rẽ, tin giả, phân biệt chủng tộc, lạm dụng xuất hiện ngày càng nhiều trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram... và không còn xa lạ với chúng ta.

Theo Jaron lanier, tác giả của Ten Arguments for Deleting Your Social Media Accounts Right Now, mạng xã hội như Instagram, Twitter nói riêng, "thế giới online" nói chung đầy rẫy những con người tồi tệ, tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của người dùng.

Jaron Ianier chỉ ra những chủ sở hữu các mạng xã hội không phải đang kết nối mọi người, mà đang làm giàu. Và cách quỷ quyệt này nằm ở thuật toán, các ứng dụng theo dõi ngầm... nhằm thao túng tâm lý người dùng.

Điều này cũng được sử gia Yuval Noah Harari nhắc đến trong cuốn 21 bài học cho thế kỷ 21. Yuval không tập trung ở khía cạnh tệ hại của thuật toán, thay vào đó, chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào các thuật toán và cơ sở dữ liệu (data).

6. Ai đã cho rằng mạng xã hội không gây hại đến sức khỏe tinh thần?

Tác giả Mark Manson lại nghĩ khác, ông cho rằng, vấn đề không nằm ở truyền thông xã hội mà chính ở dữ liệu và thậm chí là ở người dùng. Ông chỉ ra việc phê phán truyền thông xã hội gây hại đến sức khỏe tinh thần là không chính xác.

Các nghiên cứu đều chỉ ra việc người trẻ ngày càng lo âu, trầm cảm và tư tử cao hơn trong hai thập kỷ gần đây. Tất nhiên, họ đều là những người dùng tích cực trên các nền tảng xã hội.

Tuy nhiên, Mark Manson cho rằng đây chỉ là câu chuyện con gà hay quả trứng có trước. Rối loạn lo âu/ trầm cảm dẫn đến việc người dùng đó sử dụng mạng xã hội nhiều hơn thay vì ngược lại.

7. Quy luật 90/9/1 tiết lộ điều gì về nội dung trên mạng xã hội?

Quy luật này chỉ ra, mọi nền tảng mảng xã hôi hay truyền thông trực tuyến đều giống nhau ở chỗ:

  • 1% người dùng tạo ra 90% nội dung.
  • 9% người dùng tạo ra 10% nội dung.
  • 90% còn lại gần như là những quát sát viên thầm lặng.

Vì hầu hết nội dung đến từ 1% người dùng nên truyền thông xã hội không thực sự phản ánh thực tế. Nó nên được xem như một tấm gương phản chiếu xã hội, thường là phóng đại và điên rồ hơn thực tế.

Quan trọng hơn, Mark Manson cho rằng truyền thông xã hội không thay đổi văn hóa của chúng ta. Nó chỉ chuyển nhận thức của chúng ta về văn hóa đến các cực điểm trên mọi phạm vi.

Để tránh lạc lối trên mạng xã hội, Mark Manson khuyên mỗi người nên tự trau dồi tư duy phản biện. Chúng ta có thể học cách tư duy phản biện từ sự hỗn loạn và ngờ vực. Và nên nhớ rằng, Tư duy phản biện: Không chỉ là "A đúng, B sai.