"Đâu là vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm 2024?"
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đem câu hỏi này đến hỏi 1.490 nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Suy thoái kinh tế chỉ đứng ở vị trí thứ 6 (với 33% lựa chọn). Còn ba đáp án phổ biến nhất lần lượt là thời tiết cực đoan (66%), thông tin gây hiểu lầm và thông tin cố ý gây hiểu lầm (53%), phân cực chính trị xã hội (46%). Đây đều là những vấn đề xã hội và môi trường.
Có thế thấy, mối quan tâm của các doanh nghiệp không còn đứng ngoài ngoài mà bao hàm cả yếu tố xã hội và môi trường. Cho nên, nói về thành công của một doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, kinh tế đã không còn là tất cả.
Bài toán “tìm nghiệm chung” cho phát triển và vững bền
Thành công của doanh nghiệp ở năm 2024 phải nằm trong sự phát triển bền vững với ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Khi hai khía cạnh còn lại gặp vấn đề, kinh tế chắc chắn sẽ mất cân bằng và chịu nhiều biến động.
Tiêu chí đo lường hiệu quả của doanh nghiệp vì thế cũng chuyển dịch, không còn là những con số xoay quanh doanh thu, lợi nhuận, ROI,... mà mở rộng toàn diện hơn phải đi cùng với những lợi ích dài hạn cho cộng đồng, xã hội và môi trường.
Tại Việt Nam, mục tiêu này đã không còn dừng lại ở cấp độ lý tưởng hay một khái niệm mơ hồ, mà đang được triển khai ngày càng cụ thể hơn thông qua các tiêu chuẩn đo lường để áp dụng vào thực tế.
Tiêu biểu như CSI - Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững của VCCI giúp đo lường tính bền vững của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Bộ chỉ số này quan tâm tới những vấn đề rất thiết thực như yêu cầu báo cáo về tỷ lệ lao động nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp hay tình hình xây dựng ký túc xá, hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho người lao động.
Ngoài ra còn có ESG là bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị trong quá trình vận hành công ty. Dựa trên tinh thần phát triển bền vững, ESG được coi là một cách tiếp cận toàn diện trong đầu tư và kinh doanh vì hướng tới đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan: chủ sở hữu, cổ đông, môi trường, cộng đồng, nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng.
Do đó, ESG trở thành một tầm nhìn được đông đảo doanh nghiệp, các quỹ đầu tư và cả chính phủ các nước theo đuổi. Kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp lớn nhất tại 58 quốc gia của KPMG cho thấy số doanh nghiệp thực hiện Báo cáo phát triển bền vững ESG đang tăng liên tục hàng năm và đã đạt 79% vào năm 2023.
Riêng ở Việt Nam, theo báo cáo của PwC về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG của Doanh nghiệp tư nhân năm 2022/2023, kết quả ghi nhận được có tới gần 70% doanh nghiệp tại Việt Nam đã đặt ra cam kết hoặc đang lên kế hoạch thực hành ESG cho 2-4 năm tới.
Đi tìm những cái tên tiên phong
Việc phát triển bền vững trở thành một xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh, nhận được nhiều sự quan tâm từ các bên như vậy, đã tạo nên sự cấp thiết cần có những hình mẫu đi đầu để các doanh nghiệp khác có thể học hỏi.
Do đó, các giải thưởng dành cho doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là giải thưởng Doanh nghiệp châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) đều thể hiện sự quan tâm đến bộ tiêu chí “toàn diện” này. Nhằm tìm kiếm và ghi nhận sự cố gắng của những doanh nghiệp theo đuổi phát triển bền vững, APEA năm nay đã lựa chọn chủ đề “Celebrating Inclusive Entrepreneurship – Tôn vinh tinh thần kinh doanh toàn diện”.
Giải thưởng mong muốn vinh danh những doanh nghiệp và nhà lãnh đạo xuất sắc, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Đồng thời đề cao vai trò của tinh thần kinh doanh toàn diện trong bối cảnh mới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Giải thưởng APEA 2024 sẽ tôn vinh các doanh nghiệp và doanh nhân theo các hạng mục giải thưởng chính như sau:
- Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á (Corporate Excellence Award)
- Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (Fast Enterprise Award)
- Thương hiệu truyền cảm hứng (Inspirational Brand Award)
- Doanh nhân xuất sắc Châu Á (Master Entrepreneur Award)
Giải thưởng APEA được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á - Enterprise Asia. Với thâm niên 17 năm hình thành và phát triển, APEA là giải thưởng uy tín, thu hút đông đảo sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu từ 16 quốc gia, thị trường trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 300 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đa quốc gia với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đăng ký tham gia xét duyệt giải thưởng. Với quy mô và danh tiếng của giải thưởng APEA, các doanh nghiệp tham gia đề cử và thắng giải sẽ có thể nâng cao vị thế thương hiệu của doanh nghiệp và cả lãnh đạo trên trường quốc tế.
Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông về câu chuyện phát triển bền vững, từ đó gia tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng. Và hơn hết, doanh nghiệp sẽ mở rộng cơ hội kết nối và hợp tác kinh doanh với hơn 2.000 doanh nghiệp, doanh nhân, các đại diện tổ chức quốc tế, đại diện các phương tiện truyền thông thuộc mạng lưới kết nối của Enterprise Asia trên khắp châu Á.
APEA sẽ là sự bảo chứng uy tín cho khả năng hội nhập với xu thế phát triển toàn cầu của doanh nghiệp. Đồng thời ghi nhận sự cố gắng không ngừng nghỉ của các công ty hiện nay, không chỉ giúp khôi phục, đưa nền kinh tế vươn lên mà còn kiến thiết xã hội ngày một tốt hơn.
Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards 2024 dự kiến sẽ mở đề cử đến hết ngày 23/8/2024.
Kết nối và tìm hiểu thêm về APEA 2024 tại uyen.nguyen@snowball.asia.