Thủ thuật “làm giá” cho freelancer | Vietcetera
Billboard banner
18 Thg 11, 2021

Thủ thuật “làm giá” cho freelancer

Thỏa thuận chi phí sản phẩm freelance cao hơn giá sàn mà không ngáo giá - tại sao không?
Thủ thuật “làm giá” cho freelancer

Freelancer hoàn toàn có thể nâng phí sản xuất cao hơn "sàn"

Trở thành một freelancer chắc chắn bạn phải tự báo giá sản phẩm hoặc thỏa thuận chi phí. Nhờ việc tham khảo công thức tính phí chung, bạn hoàn toàn có thể “nhẹ đầu” tính được mức phí cơ bản để không bị “hớ” giá. Song như vậy là chưa đủ nếu bạn là một freelancer thâm niên hoặc dày dạn kinh nghiệm.

Theo đó, trước cả những sản phẩm chất lượng được khách hàng dành lời khen, một màn chốt deal đạt kỳ vọng bản thân, đúng năng lực và thậm chí cao hơn giá sàn là “thành tựu" đầu tiên của mỗi dự án mà freelancer nên chú ý đạt được. Vì lý do này, Vietcetera sẽ gửi đến bạn một số gợi ý để giúp tối ưu nhất chi phí nhận được khi “độc mã" pitching các dự án.

Tip 1: Chuyên nghiệp hoá việc báo giá (Điều kiện cần)

Không chỉ là đơn giản là thỏa thuận suông qua điện thoại, tin nhắn trên mạng xã hội hay một email xác nhận, một báo giá chuyên nghiệp đòi hỏi sự chi tiết và rõ ràng trong từng hạng mục.

Lấy ví dụ như với các sản phẩm bài viết, ngoài nhuận bút bạn có thể ghi chú thêm các chi phí tưởng-chừng-miễn-phí khác (nhưng tốn nhiều chất xám) như phí lên ý tưởng, phí tạo dàn bài hoặc thậm chí là các chi phí phát sinh nếu có như phí chỉnh sửa bài viết nhiều lần, phí rủi ro khi thay đổi brief. Chi tiết đồng nghĩa với mức độ rõ ràng và minh bạch cao hơn, nhờ đó khách hàng dễ đặt niềm tin hoặc hiểu hơn về khối lượng công việc bạn sẽ làm.

Các lưu ý khác có thể được tóm gọn như sau:

  • Nên chuẩn bị sẵn một biểu mẫu thông tin, chi phí tham khảo theo từng dạng nội dung mình đã làm

  • Có thể chuẩn bị nhiều hơn 1 phương án chi phí để khách hàng tự do cân nhắc, thoả thuận giữa hai bên nhờ đó cũng dễ dàng hơn.

  • Với các dự án mới, nên xét chi phí ở tổng số lượng và mức độ yêu cầu của công việc thay vì tính lẻ từng sản phẩm và nhân lên. Ví dụ như với nội dung đơn giản nhưng số lượng nhiều có thể tính giá thấp hơn trường hợp bài ít nhưng yêu cầu cao. Ngoài ra cũng cần xem xét xem dự án cần nghiên cứu nhiều hay ít và khách hàng có thể hỗ trợ được đến đâu.

  • Hiểu khách hàng

Trong khả năng cho phép, bạn nên hỏi thăm xung quanh về kinh nghiệm làm với khách hàng đang pitch để xem họ là công ty thế nào, hợp tác với cộng tác viên ra sao để có thêm dữ kiện cho việc hợp tác suôn sẻ.

Tip 2: Kinh nghiệm bản thân (Điều kiện đủ)

Vì là freelancer nên không gì có thể bảo chứng cho năng lực của bạn tốt hơn kinh nghiệm “thực chiến” - ví dụ như các sản phẩm đã làm hoặc các khách hàng đã hợp tác. Thậm chí, kinh nghiệm trong ngành còn có ảnh hưởng lớn đến việc chi hầu bao từ khách hàng, đồng thời cũng là cách để bạn khẳng định vị thế của bản thân.

titleViệc thể hiện kinh nghiệm vagrave kỹ năng đuacuteng chỗ đuacuteng luacutec giuacutep freelancer coacute lợi thế khi deal giaacute Việc thể hiện kinh nghiệm vagrave kỹ năng đuacuteng chỗ đuacuteng luacutec giuacutep freelancer coacute lợi thế khi deal giaacute
Việc thể hiện kinh nghiệm và kỹ năng đúng chỗ, đúng lúc giúp freelancer có lợi thế khi deal giá | Nguồn: Pexels

Để thực hiện được tip này một cách tinh tế, đơn giản nhất là tại các buổi pitching hoặc làm quen lần đầu, bạn có thể nhắc đến một số nội dung sau khi trò chuyện:

  • Số năm “hành nghề" của bạn

  • Số lượng bài đã viết (có liên hệ đến nội dung sắp triển khai từ khách hàng): người chuyên về mảng miếng nào sẽ có số lượng bài viết nhiều hơn, khách hàng sẽ tin tưởng hơn

  • Các đơn vị đã và đang cộng tác: khách hàng sẽ ưu ái chọn những freelance đã từng cộng tác với các đơn vị tương tự hoặc với báo chí.

Tip 3: Luôn ý thức vượt trên sự kỳ vọng (Điều kiện đủ)

Thông thường, freelancer sẽ làm việc theo danh sách công việc (scope of work) do khách hàng thỏa thuận. Tuy nhiên để vị thế của mình cao hơn, bạn hãy cố gắng hoàn thành chúng theo tiêu chí ‘vượt sự kỳ vọng’ (exceeding customer expectation) - một khái niệm phổ biến trong ngành dịch vụ. Một lưu ý nhỏ là vượt kỳ vọng với freelancer không phải là làm thêm việc mà là tối ưu hơn, làm kỹ hơn các nội dung trong phần việc của bản thân.

titleKhiến khaacutech hagraveng hagravei lograveng vượt kỳ vọng coacute thể giuacutep freelancers nacircng cao được vị thế của migravenh  Nguồn Pexels Khiến khaacutech hagraveng hagravei lograveng vượt kỳ vọng coacute thể giuacutep freelancers nacircng cao được vị thế của migravenh
Khiến khách hàng hài lòng vượt kỳ vọng giúp freelancer nâng cao vị thế của mình | Nguồn: Pexels

Khi các sản phẩm của bạn “vượt kỳ vọng" khách hàng, bạn không chỉ thành công “giữ chân” khách hàng mà còn cho khách hàng thấy mình là một freelancer có thể đem lại nhiều giá trị hơn thông thường. Điều này giúp khách hàng có thiện cảm hơn, từ đó việc hợp tác về sau dễ dàng hơn. Thậm chí, các chi phí cho đợt sau nếu có cũng sẽ dễ thoả thuận theo hướng có lợi cho bạn.

Một số thủ thuật ‘vượt sự kỳ vọng’ đơn giản có thể áp dụng như sau:

  • Chủ động thêm các lựa chọn (option) mà bạn thấy tương tự nhưng tốt hơn gợi ý từ khách hàng trong giai đoạn pitching hoặc propose.

  • Ý thức gửi sản phẩm trước deadline nếu có thể. Vì vậy hãy hẹn deadline dư hơn chút với khả năng hoàn thành thực tế dự án.

  • Chủ động bổ sung thêm các thông tin để sản phẩm chất lượng hơn. Ví dụ như với bài viết, bạn có thể tự phỏng vấn nhân vật làm testimonial hoặc bổ sung các số liệu nếu cần thiết cho bài nếu có khả năng.

  • Hỗ trợ miễn phí với các yêu cầu dễ làm, hợp lý từ khách hàng như đặt thêm gợi ý tiêu đề cho bài viết, thêm các gợi ý hình ảnh cho các dự án chụp hình...

Thật tuyệt nếu làm nghề tự do mà lại không cần lo nghĩ, bạn nhỉ? Qua các chia sẻ trên, Vietcetera hy vọng đã phần nào giúo các bạn freelancer có thêm sự tự tin khi báo giá dự án, đồng thời tăng tỷ lệ chốt deal thành công với mức chi phí mà bạn ưng ý nhất.