8 Bước giúp bạn thoát khỏi mối quan hệ độc hại | Vietcetera
Billboard banner
26 Thg 08, 2020
Thương

8 Bước giúp bạn thoát khỏi mối quan hệ độc hại

Đôi khi níu kéo không phải là cách, khi mối quan hệ chỉ mang lại đau khổ.
8 Bước giúp bạn thoát khỏi mối quan hệ độc hại

Nguồn: theshots.co/Shutterstock

Con người sinh ra đều có sự gắn kết với nhiều mối quan hệ. Số lượng các mối quan hệ tăng dần khi chúng ta lớn lên, nhưng không phải toàn bộ đều lành mạnh. Có một mối quan hệ độc hại là điều không ai mong muốn và việc thoát ra cũng không hề dễ dàng. Chúng bào mòn tinh thần và cảm xúc, thậm chí để lại nhiều nỗi đau vô hình lẫn hữu hình nếu không được can thiệp kịp thời.

Vậy làm thế nào để thoát khỏi mối quan hệ độc hại?

1. Hiểu rõ các dấu hiệu

Việc nhận ra một mối quan hệ xấu không phải là điều dễ dàng, nhất là khi bạn đã gắn kết với mối quan hệ đó quá lâu. Ngoài ra, theo tiến sĩ, nhà tâm lý học Lisa Marie Bobby, nhiều người từ nạn nhân lại bị đổ lỗi thành nguyên nhân. Trong tình cảm, họ bị “buộc tội" gây buồn phiền/ tức giận/ kích phát bạo lực cho người còn lại. Trong môi trường làm việc, họ bị đối xử tệ là vì “năng lực không tốt”. Điều này càng khiến họ khó xác định đây có phải mối quan hệ độc hại hay do lỗi của mình.

Đôi khi các dấu hiệu độc hại khá rõ, như thao túng tâm lý, bạo hành, lừa dối,... Nhưng đôi khi nó chỉ hiển hiện dưới dạng cảm nhận tích tụ sau thời gian dài, như cô đơn, cảm giác thiếu an toàn và xa cách giữa cả hai. Trong trường hợp này, cách tốt nhất bạn có thể làm là lắng nghe bản thân.

Nhận ra mối quan hệ độc hại khocircng dễ dagraveng Đocirci khi cần bạn phải lắng nghe bản thacircn nhiều hơn Nguồn Shutterstock
Nhận ra mối quan hệ độc hại không dễ dàng. Đôi khi cần bạn phải lắng nghe bản thân nhiều hơn. | Nguồn: Shutterstock

2. Lắng nghe bản thân

Một mối quan hệ độc hại nếu tồn tại lâu sẽ dần trở thành thói quen, thậm chí chính người trong cuộc cũng sẽ cố phủ nhận rằng nó độc hại. Tác giả chuyên về sức khoẻ tâm lý Therese J. Borchard khuyên bạn hãy tự hỏi:

  • Ở bên họ giúp mình tràn trề năng lượng hay mệt mỏi rã rời?
  • Mình thật sự muốn dành thời gian cho họ hay chỉ vì cảm thấy phải làm thế?
  • Mình có thường xuyên cảm thấy thất vọng vì hành vi và lời nói của họ không?
  • Mình có đang cố vun đắp cho mối quan hệ này nhiều hơn họ không?
  • Nếu họ chỉ là người xa lạ, liệu mình có muốn bước đến bắt chuyện và mong họ trở thành người yêu của mình dựa trên những hành động, lời nói của họ với người xung quanh không?

Thường xuyên viết nhật kí, tâm sự với những người đáng tin cậy, kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần. Những dấu hiệu sẽ hiện rõ thông qua lời kể, con chữ và sự tỉnh táo của những người ngoài cuộc.

Đồng thời, những lý do sâu xa khiến bạn không thể vứt bỏ mối quan hệ này cũng được lộ rõ. Cũng như Therese J. Borchard chia sẻ, trong thâm tâm bạn biết mình nhận được một điều gì từ mối quan hệ này và càng khiến bạn khó từ bỏ hơn. Có thể là họ khiến bạn cảm thấy mình cuốn hút hơn, hoặc vì phần nào đó trong họ gợi nhớ đến bố mẹ bạn,...

3. Đặt hạn định cụ thể

Thời gian gắn bó càng lâu, mức độ phụ thuộc càng lớn, việc kết thúc lại càng khó khăn. Đôi khi không chỉ vì bạn không thể từ bỏ, mà còn vì những lý do khách quan khác, như việc ‘đường ai nấy đi' bằng cách nào đó sẽ ảnh hưởng đến người thân chẳng hạn.

Hãy cho bản thân một ‘deadline’ để thực hiện những hành động cắt đứt. Chọn bất cứ thời điểm nào tốt nhất cho bạn để giải quyết những vướng mắc và tránh trì hoãn quá lâu. Dứt khoát là điểm mấu chốt để giúp chúng ta thực sự thoát ra khỏi một thói quen xấu và một mối quan hệ tiêu cực.

4. Ngừng tự an ủi

Tin rằng mối quan hệ này sẽ tốt lên, tin rằng bạn có thể thay đổi được đối phương là những niềm tin rồi sẽ lại tan vỡ. Nếu những niềm tin này khả thi thì giờ đây bạn đã không phải tự an ủi như vậy nữa rồi. Việc cố gắng níu giữ sẽ ngăn bạn dũng cảm, mạnh mẽ, thậm chí là suy giảm khả năng suy xét và quyết định của bạn.

Đocirci khi bạn cần chấp nhận rằng việc cứu vatilden mối quan hệ lagrave điều bất khả thi Nguồn Unsplash
Đôi khi bạn cần chấp nhận rằng việc cứu vãn mối quan hệ là điều bất khả thi. | Nguồn: Unsplash

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bởi vì mối quan hệ này đã quá quen thuộc, bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ những người ngoài cuộc với góc nhìn công bằng và lành mạnh. Lưu ý rằng bạn cần tìm đến những người có quan điểm tích cực. Nếu không đủ tin tưởng để nhận sự trợ giúp từ bạn bè hay người thân, bạn có thể liên hệ với những chuyên gia tâm lý với đầy đủ kiến thức chuyên môn.

6. Tạo khoảng cách

Đối với những mối quan hệ không thể cắt đứt, hãy tạo khoảng cách vật lý lẫn tinh thần. Hạn chế giao tiếp hay tiếp xúc là cách để hạn chế mức ảnh hưởng của đối phương đến mình. Mặc dù đặt ranh giới với những người độc hại rất khó, vì họ thường không tôn trọng nó, nhưng đây vẫn là điều cần làm.

7. Kiên trì với lựa chọn của mình

Sau khi cắt đứt một mối quan hệ, bạn sẽ có thể vẫn vương vấn và nhớ đến những kỉ niệm đẹp đã từng có. Tuy nhiên, hãy kiên trì và vững lòng với lựa chọn của mình. Để đi đến quyết định này, bạn đã phải có một quá trình đấu tranh không hề dễ dàng.

Khi có những suy nghĩ ‘muốn quay lại’, hãy tìm đến những người thân thiết để được nhận những lời khuyên. Đây là một quyết định khó khăn, một thời điểm khó khăn, nhưng cũng đồng thời là lựa chọn giúp cuộc sống bạn tốt đẹp hơn rất nhiều.

Giai đoạn đầu suy nghĩ vương vấn lagrave điều bigravenh thường nhưng hatildey nhớ rằng bạn đatilde qua một quaacute trigravenh đấu tranh thế nagraveo để đi đến quyết định nagravey Nguồn Unsplash
Giai đoạn đầu, suy nghĩ vương vấn là điều bình thường, nhưng hãy nhớ rằng bạn đã qua một quá trình đấu tranh thế nào để đi đến quyết định này. | Nguồn: Unsplash

8. Cho bản thân một khoảng nghỉ

Tổn thương tinh thần, thậm chí là thể chất, là điều mà chúng ta không thể tránh khỏi khi cắt đứt một mối quan hệ. Lúc này, bạn cần một khoảng nghỉ để bản thân có thời gian hồi phục, suy ngẫm và đủ khỏe mạnh để bắt đầu một mối quan hệ mới. Những hoạt động như tập thể dục, thiền, hay chỉ đơn giản là thực hiện các bài tập ‘sơ cứu' cảm xúc là những phương pháp bạn có thể thử.