Án mạng nam sinh Việt tại Osaka - Từ góc nhìn tâm lý và xã hội | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Án mạng nam sinh Việt tại Osaka - Từ góc nhìn tâm lý và xã hội

Thấy chết không cứu là hành vi bị ảnh hưởng của nhiều hiệu ứng tâm lý. Nếu là nạn nhân, bạn có thể làm gì để được cứu giúp và đánh bại các "bẫy" hiệu ứng tâm lý này?
Án mạng nam sinh Việt tại Osaka - Từ góc nhìn tâm lý và xã hội

Nguồn: Wally Gobetz trên Flicker

​​1. Chuyện gì đã xảy ra?

Tối 02/08 mạng xã hội lan truyền video về một nam sinh người Việt Nam bị đánh và đạp xuống sông ở khu trung tâm thương mại Namba (Osaka).

Dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng nam sinh này không may đã tử vong do bị đuối nước với nhiều vết thương ở đầu và mặt. Tới ngày 05/08, cảnh sát Osaka cho biết, nghi phạm trong vụ việc là một thanh niên quốc tịch Dominica trước đó ngồi uống rượu chung với nạn nhân.

2. Tại sao vụ việc gây tranh cãi?

Có 2 điểm gây tranh cãi trong vụ việc này. Điều thứ nhất là toàn bộ sự việc đều được ghi lại trong một đoạn video của người Việt với những lời lẽ bình luận thờ ơ như: “Đúng rồi đạp nó xuống đi!”. Nhân vật livestream video này trước dư luận xã hội cũng chối tội rằng mình chỉ đăng lại video thôi chứ không phải là người quay.

titleToacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật Toacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật
Đoạn video được lan truyền | Nguồn: Tuổi Trẻ

Bên cạnh đó, địa điểm xảy ra vụ án là một vị trí sầm uất tại Osaka. Tuy nhiên, không ai có động thái giúp đỡ người đang gặp nạn. Điển hình là người quay cảnh này cũng chỉ tập trung vào việc quay để câu view.

3. Livestream video bạo lực có từ bao giờ?

Năm 2016, tính năng phát sóng trực tiếp (livestream) được Facebook ra mắt nhanh chóng trở nên phổ biến. Sự phát triển của công nghệ này làm gia tăng hàng loạt những video viral về tai nạn, tự sát và thảm họa.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg cũng đã từng đăng bài viết nhấn mạnh về sức ảnh hưởng của công cụ này khi lần đầu tiên, cái chết của một người đàn ông được phát trực tuyến cho hàng triệu người dùng Facebook theo dõi. Những bi kịch cá nhân không còn là câu chuyện của người trong cuộc.

titleToacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật Toacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật
CEO của Facebook lên tiếng trước sự lan truyền của đoạn video năm 2016 | Nguồn: Facebook

Reddit cũng đã từng có cả một diễn đàn nhánh với một cái tên vô cảm Watch people die (Theo dõi một người đang chết), nơi tập hợp những loại video tai nạn, tự tử và cả giết người.

4. Tại sao các nội dung bi kịch câu được view?

Chuyên gia an ninh Gavin de Becker lập luận rằng, việc trực tiếp chứng kiến giây phút con người đứng gần cửa tử, một cách chân thật cho chúng ta cơ hội được đối mặt với nỗi sợ cái chết, sự đau đớn mà vẫn ý thức được rằng bản thân đang an toàn. (Theo theconversation.com)

Theo góc nhìn tâm lý, những video kiểu này thu hút sự chú ý của chúng ta ngay lập tức, đánh thức mọi cảm xúc trong cơ thể. Thiên kiến tiêu cực cũng khiến chúng ta bị thu hút bởi những video có nội dung bi kịch hơn.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với những nội dung này dẫn đến sự chai lì cảm xúc và giảm mức độ nhận thức về nguy hiểm. Hệ quả của nó là sự thiếu đồng cảm trước bi kịch và coi thường mạng sống. Điều tương tự đã xảy ra với người đã quay video livestream khoảnh khắc cuối cùng của nam sinh xấu số.

5. Vì sao ở nơi đông người nhưng không ai giúp nạn nhân?

Những người xem video cảm thấy hết sức phẫn nộ trước sự vô tâm của người trong cuộc. Tuy nhiên ngoài đời thực, chúng ta thường dễ bị chi phối bởi hiệu ứng người ngoài cuộc (bystander effect).

Đây là một hiện tượng xã hội giải thích cho việc ở nơi càng đông người thì sẽ càng có ít sự giúp đỡ khi thấy các trường hợp khẩn cấp. Đa phần số đông sẽ mang tâm lý "sẽ có ai đó giúp chứ không đến lượt mình". Vậy nên, khi ở nơi có ít người qua qua lại, chúng ta sẽ kiên quyết hành động hơn.

Ngoài ra ở môi trường công cộng, ta thường lịch sự, lảng tránh vấn đề của người khác và chỉ tập trung vào việc của mình. Hiện tượng này được gọi là civil inattention - tảng lờ lịch sự.

6. Văn hóa Nhật có liên quan tới hành động này?

Nhà phân tâm học Takeo Doi, trong cuốn The anatomy of self (Tạm dịch: Giải phẫu một bản thể) đã tạo ra hai khái niệm “honne" và “tatemae" để miêu tả về hành vi của người Nhật trong xã hội.

“Honne" là những khao khát và mong muốn được che dấu bên trong và “tatemae" chỉ bộ mặt được bộc lộ bên ngoài xã hội. Để giữ gìn “tatemae”, người Nhật thường dấu kín những suy nghĩ bên trong mình. Chính vì vậy họ rất lịch sự, thường e ngại trong việc gây ra phiền phức cho người khác, đặc biệt ở nơi công cộng.

titleToacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật Toacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật
Mối quan hệ giữa bên trong và ngoài của người Nhật trong xã hội | Nguồn: T. Ishii, José Roberto Saravia Vargas, Juan Carlos Saravia Vargas (Senmatic Scholar, 2011)

Đây cũng là một trong những lý do làm gia tăng hiệu ứng người ngoài cuộc tại Nhật Bản. Chị Trang Boon, sinh sống tại Nhật, cũng đã chia sẻ rằng chị thường chứng kiến hiện tượng này xảy ra trong cuộc sống.

7. Bạn phải làm gì để không trở nên bàng quan?

Năm 2020, trong nỗ lực chống lại quấy rối tình dục tại nơi công cộng, chiến dịch #ActiveBystander đã ra đời, nhằm kêu gọi những người ngoài cuộc chủ động ở nơi công cộng để có thể giúp đỡ những người đang cần.

Bước đầu tiên trong việc trở thành người bàng quan chủ động, ta phải nhận thức được rằng mình đang bị ảnh hưởng bởi bystander effect. Giữ suy nghĩ trong đầu rằng mình là người đầu tiên, hoặc duy nhất đang chứng kiến sự việc. Bạn cũng cần xác định được tình huống về những gì mình có thể làm được, hay cần kêu gọi sự giúp đỡ chuyên môn (cảnh sát hoặc cứu thương).

titleToacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật Toacutem Lại Lagrave Tại sao lại livestream thay vigrave cứu nam sinh Việt ở Nhật
5 bước của mô hình giúp đỡ người khác | Nguồn: Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera

Trong trường hợp bản thân đang gặp nạn hoặc cần kêu gọi sự giúp đỡ, bạn cần chỉ đích danh một người cụ thể để họ nhận thức được trách nhiệm của mình. Bạn nên nhìn thẳng vào người đó, đồng thời gọi to đặc điểm nhận dạng (màu sắc quần áo, phụ kiện) của họ thay vì chỉ la lên một cách chung chung.

Nếu có khả năng, bạn có thể đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, phân công vai trò cho những người bên ngoài cảm thấy có trách nhiệm tham gia hỗ trợ. Đây là cách giúp bạn đánh bại bẫy của hiệu ứng người ngoài cuộc và trở nên chủ động hơn trong việc giúp đỡ người gặp nạn.