Bystander effect – Tránh rơi vào bẫy “hiệu ứng người ngoài cuộc” | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
05 Thg 08, 2021
Tâm Lý Học

Bystander effect – Tránh rơi vào bẫy “hiệu ứng người ngoài cuộc”

Hiệu ứng người ngoài cuộc (bystander effect) là khi càng nhiều người có mặt, ta càng ít có động lực giúp đỡ nạn nhân. Làm sao để quyết đoán hơn lúc khẩn cấp?
Bystander effect – Tránh rơi vào bẫy “hiệu ứng người ngoài cuộc”

Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera

Từ nhỏ chúng ta luôn được dạy bảo rằng hãy giúp đỡ người khác, nhưng có bao giờ bạn thật sự gặp một hoàn cảnh cần tương trợ và bỗng nhiên cứng đờ người chưa?

Bạn trở nên do dự khi chứng kiến một vụ bạo hành, hoặc một vụ tai nạn giữa đường. Không phải bạn không muốn giúp đỡ, mà cứ như có một thế lực nào đó đang ngăn bạn hành động. Và đôi khi “thế lực" đó lại bắt nguồn từ… số lượng nhân chứng đang có mặt tại hiện trường.

“Hiệu ứng người ngoài cuộc" là gì?

Hiệu ứng người ngoài cuộc (Bystander effect) hay còn gọi hiệu ứng bàng quan, xảy ra khi sự hiện diện của những người khác ngăn cản một cá nhân can thiệp vào tình huống khẩn cấp.

Tâm lý “sẽ có ai đó giúp” hoặc “mình không phải anh hùng” khiến một người ẩn nấp vào đám đông, đợi người khác tiên phong. Ngược lại, khi ở một mình hoặc có ít người qua đường, ta sẽ kiên quyết hành động hơn.

Để xác thực hiệu ứng bàng quan, hai nhà nghiên cứu Bibb Latané và John Darley đã thực hiện một loạt các nghiên cứu kinh điển với sinh viên của mình. Một trong số đó là thí nghiệm nhả khói đầy phòng, 75% người ở trong phòng một mình báo động đám cháy, nhưng chỉ 10% những người ở cùng phòng với 2 người nữa tìm kiếm sự giúp đỡ.

Coolpsychologist cũng từng làm một số thử nghiệm về hiệu ứng người ngoài cuộc tại trạm Liverpool Street đông đúc. Các nạn nhân đóng giả phải chờ khá lâu, trải qua sự chứng kiến của vô số người qua đường thì mới được quan tâm và thăm hỏi.

Trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài, không chỉ mọi mặt trong xã hội bị đảo lộn mà tinh thần của chúng ta cũng ít nhiều bị bào mòn. Cảm giác bàng quan với tất cả mọi thứ là điều khó tránh khỏi. Đôi lúc chúng ta băn khoăn có nên kêu gọi từ thiện hay đứng ra tổ chức cứu trợ hay không, nhưng suy nghĩ “đóng góp của mình chẳng thấm vào đâu” và “ngoài kia đã có tổ chức xã hội lo” đang ngăn cản mỗi cá nhân hành động.

Cơ chế hoạt động của hiệu ứng người ngoài cuộc

Chúng ta thường nghĩ rằng tất cả quyết định đều diễn ra một cách đột ngột và ngẫu nhiên. Nhưng khoa học chỉ ra mỗi suy nghĩ dẫn đến hành động đều đi qua mô hình 5 bước. Trong chu trình xử lý 5 bước đó, chúng ta lại cho ra vô số quyết định khác nhau bởi ảnh hưởng của 3 quá trình tâm lý xã hội.

Mô hình 5 bước đi từ nhận thức đến hành động

Decision Model of Helping (mô hình quyết định giúp đỡ) lý giải quá trình đưa ra quyết định giúp đỡ diễn ra như thế nào. Theo Latane và Darley, trong các tình huống khẩn cấp, những ‘người qua đường’ phải trải qua 5 bước:

  1. Nhận thức: Người ngoài cuộc phải nhận thấy có điều gì đó không ổn.
  2. Xác định: Họ phải xác định tình huống đó là trường hợp khẩn cấp.
  3. Đánh giá: Người ngoài cuộc phải đánh giá xem họ cảm thấy có trách nhiệm như thế nào.
  4. Quyết định: Họ phải quyết định cách tốt nhất để cung cấp hỗ trợ.
  5. Hành động: Họ phải hành động theo quyết định đó.
mocirc higravenh 5 bước
Mô hình Decision Model of Helping

Tuy cùng trải qua một quy trình xử lý như nhau nhưng không phải ai cũng hành động giống nhau. Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi các tác động yếu tố tâm lý dưới đây làm thay đổi kết quả của từng bước.

Ví dụ, bạn bắt gặp một đám cháy nhen nhóm trong cửa hàng. Qua bước 2, bạn xác định là trường hợp cần gọi cho cảnh sát. Nhưng sau đó bạn thấy mọi người xung quanh phản ứng như thể đây chỉ là “chuyện thường ngày", thế là bạn lại đổi hướng suy nghĩ.

3 Quá trình tâm lý dẫn đến hiệu ứng người ngoài cuộc

Bên cạnh mô hình quyết định giúp đỡ, Latané và Darley (1970) đã xác định 3 quá trình tâm lý khác nhau có thể ngăn việc biến nhận thức thành hành động. Đó là:

  • Phân tán trách nhiệm (Diffusion of responsibility): Vì có những người khác cũng chứng kiến nên các cá nhân không cảm thấy áp lực phải hành động. Lúc này, trách nhiệm hành động được chia đều cho tất cả những người có mặt. Kết quả là không ai đứng ra gánh trách nhiệm này.
  • Tác động xã hội (Social influence): Đề cập đến nhu cầu hành động đúng và được đông đảo xã hội chấp nhận. Khi những người khác không phản ứng, các cá nhân thường coi đây là tín hiệu cho thấy việc hành động là không cần thiết hoặc không phù hợp. Ta sợ người khác đánh giá, bàn tán nếu đó là hành động nông nổi, dư thừa, hoặc thậm chí dính dáng đến trách nhiệm pháp lý.
đaacutenh giaacute
"Liệu mọi người có đánh giá mình không nhỉ?
  • Sự vô tri đa nguyên (Pluralistic Ignorance): Xu hướng đánh giá sự khẩn cấp của tình huống dựa vào phản ứng của người xung quanh. Bạn quan sát một tình huống và thoạt đầu nghĩ rằng đó là tình huống nguy hiểm. Nhưng thấy người xung quanh hành động như thể chẳng có gì cần lo lắng, bạn cũng sẽ cho rằng đây không phải là vấn đề gì lớn và không cần can thiệp.

Làm thế nào để trở thành “active bystander"?

Nhận biết được hiệu ứng người ngoài cuộc đang ảnh hưởng đến quyết định của bạn đã là một bước tiến lớn. Tiếp đến, bạn cần bình tĩnh và sáng suốt kéo mình ra khỏi cái bẫy của hiệu ứng người ngoài cuộc theo những cách chia sẻ dưới đây:

  • Cư xử như thể bản thân là người đầu tiên hoặc duy nhất chứng kiến một vấn đề. Nhưng mọi thứ đều nên đi theo trình tự mô hình 5 bước để không đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm nhé.
cứu giuacutep người
  • Đưa hướng dẫn cho những người ngoài cuộc khác để cùng hỗ trợ. Đối với những hoạt động mang tính tập thể, yếu tố then chốt là sự phân chia vai trò. Nếu bạn là những người tiên phong thì hãy đưa ra tín hiệu hoặc kêu gọi những người xung quanh hỗ trợ, cho họ thấy mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó.
  • Còn nếu bạn là nạn nhân, hãy nhắm đến một người cụ thể trong đám đông và giao tiếp bằng mắt, hoặc nêu ra những đặc điểm của họ. Xu hướng tự nhiên của con người đối với lòng vị tha sẽ thúc đẩy họ giúp đỡ nếu có cơ hội.

Nhìn chung, hành động không dám can thiệp trong tình huống xã hội bắt nguồn từ thói quen đối chiếu – liệu mình có giống mọi người không? So sánh không xấu, nhưng thật tốt nếu chúng ta nhìn vào những mặt tích cực của nhau để hành động đẹp được nhân rộng.