Asian fishing - Đâu là ranh giới giữa tôn trọng và chiếm dụng văn hóa? | Vietcetera
Billboard banner

Asian fishing - Đâu là ranh giới giữa tôn trọng và chiếm dụng văn hóa?

Ariana Grande đã từng bị tố là Asian fishing.
Asian fishing - Đâu là ranh giới giữa tôn trọng và chiếm dụng văn hóa?

Tấm hình gây tranh cãi của Ariana Grande

1. Asian fishing là gì?

Asian fishing ám chỉ việc một người không thuộc chủng tộc châu Á, nhưng lại cố gắng bắt chước những đặc điểm nhận dạng phổ biến của người châu Á thông qua trang điểm hoặc cách ăn mặc.

Châu Á ở đây chủ yếu là khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản. Cho tới hiện nay Asian fishing vẫn đang là một chủ đề mới và đang được đóng góp cũng như bàn luận trên Internet.

2. Nguồn gốc của Asian fishing?

Asian fishing được cho là tới từ thuật ngữ blackfishing - khái niệm chỉ việc chỉnh sửa ngoại hình để có vẻ ngoài giống người da màu. Ngoài ra, thuật ngữ như Asian baiting hay race fishing cũng thường được sử dụng thay thế.

Thuật ngữ này tạo ra nhiều tranh cãi khi được nhắc tới trong một video TikTok. Từ đó, hashtag #Asianfishing trở nên phổ biến hơn trên cộng đồng này và nhanh chóng lan rộng, biến thuật ngữ này thành một chủ đề thu hút dư luận.

3. Vì sao Asian fishing phổ biến?

Đầu tháng 12/2021, Ariana Grande bị tố là Asian fishing trong bộ hình mới. Cư dân mạng cho rằng, cô đang cố gắng bắt chước vẻ ngoài của một ngôi sao K-Pop.

Có thể đội ngũ của ca sĩ này không hề cố tính tạo ra tranh cãi, tuy nhiên trong quá khứ Ariana Grande đã nhiều lần bị tố là blackfish. Có lẽ đây là lý do mà nhiều người cảm thấy không hài lòng về cách trang điểm và ăn mặc mới của cô.

alt
Sự thay đổi về hình tượng của Ariana Grande khiến nhiều người bối rối | Nguồn: Reddit

Luôn có nhiều tranh cãi xoay quanh chủ đề này. Tương tự như cách đây vài năm đó là xu hướng trang điểm fox eye, giúp làm tăng nét sắc sảo cho những cặp mặt hẹp và xếch.

alt
Phong cách trang điểm và cử chỉ tay gây tranh cãi

Xu hướng này được cho là quá nhạy cảm và đụng chạm tới người châu Á, khi nhiều người dùng băng keo để cố tính dán cho mắt xếch hơn. Thậm chí, nhiều ngôi sao mạng xã hội khi đăng hình đã dùng tay kéo hai mắt lên cao. Hành động này trùng hợp với cử chỉ đầy tính miệt thị và phân biệt người châu Á trong quá khứ.

Trong quá khứ, mắt xếch và nhỏ của người châu Á bị đánh đồng với những tính như gian xảo hay thiếu trung thực. Những người nhập cư châu Á tại Mỹ đã và vẫn phải đang chịu nhiều định kiến, phân biệt chỉ vì những đặc điểm ngoại hình của họ.

Bản thân một đường kẻ mắt, một xu hướng ăn mặc hay trang điểm không phải là Asian fishing, bởi mỗi người đều có quyền chọn cho mình một phong cách phù hợp với bản thân. Điều khiến dư luận phẫn nộ ở đây là thái độ vô tâm và thiếu tôn trọng của những người đã khoác lên mình xu hướng này.

alt
Một người mẫu Instagram khiến nhiều người lầm tưởng mình là người châu Á sau khi phẫu thuật

Xu hướng đến và đi, nhiều người sẽ dễ dàng thay đổi ngoại hình tùy theo ý họ muốn, nhưng những người gốc Á không thể "tẩy trang" vẻ bề ngoài của mình và xóa bỏ đi những định kiến mà họ phải chịu đựng.

Tại các đất nước như Hàn Quốc, Trung Quốc các cuộc phẫu thuật mở rộng mí mắt cũng đắt khách khi mà tiêu chuẩn sắc đẹp Tây hóa tạo áp lực lên những người này.

alt
Lu Yan làm một người mẫu thành công trên thế giới nhưng cô lại bị gọi là người mẫu xấu nhất tại quê nhà Trung Quốc vì cặp mắt nhỏ | Nguồn: Jiemian

Truyền thông phương Tây đã xây dựng nên một tiêu chuẩn sắc đẹp khiến những người châu Á cảm thấy xấu hổ và muốn thay đổi vẻ ngoài của mình. Và bây giờ, những người này lại muốn bắt chước những nét đặc điểm của người châu Á. Đó là chưa kể tới vẻ ngoài châu Á những người này mang đến thiếu thực tế, nặng tính “filter" và chỉnh sửa. Tiêu chuẩn sắc đẹp châu Á, một lần nữa bị bẻ cong.

alt
Ứng dụng làm đẹp đã thay đổi tiêu chuẩn vẻ đẹp | Nguồn: Shen Mei: Chinese Ideals of Beauty

Một vấn đề khác phải nhắc tới về Asian fishing đó chính là sự giới hạn trong các quốc gia châu Á được nhắc đến. Nền văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc là những làn sóng phổ biến tại phương Tây. Chính vì vậy mà các xu hướng thời trang và aesthetic này cũng phổ biến hơn. Đi kèm theo đó là xu hướng như e-girl, anime waifu,... Vấn đề của chúng nằm ở lối mòn xây dựng hình tượng phụ nữ châu Á bị tình dục hóa quá đà và tồn tại chỉ để phục vụ cho nhãn quan nam giới.

alt
Xu hướng e-girl nổi tiếng trên TikTok có đang đi quá xa? | Nguồn: TikTok

Chưa dừng lại ở đó, nhiều người đã tự nhận mình là người châu Á, hay mang gốc Á chỉ để nhận được những đặc quyền như mang vẻ đẹp “con lai" hay độc đáo và bí ẩn. Trong thời đại công nghệ, Asian fishing dễ dàng hơn với công nghệ. Trong quá khứ đã có rất nhiều họa sĩ, tác giả hay influencers đã lợi dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh, mạng xã hội để tạo cho mình danh tính giả là người châu Á và vô tư hưởng lại những đặc quyền từ nó. Đây có thể coi như một hình thức catfish.

Không có gì sai khi chúng ta yêu thích một nền văn hóa, một xu hướng trang điểm nghệ thuật. Tuy nhiên, sự vô tâm đôi khi có thể tạo ra những sai lầm lớn hơn, ảnh hưởng tới một cộng đồng.

4. Dùng Asian fishing như thế nào?

Tiếng Anh

A: What do you think about the e-girl trend on TikTok?

B: To be honest, I really like it at first. But now it feels like Asian fishing.

Tiếng Việt

A: Cậu thấy mấy cái e-girl trend trên TikTok sao?

B: Hồi đầu thật ra mình cũng thích lắm, mà giờ cảm giác nó Asian fishing quá.