Biểu cảm ":)" : Gương mặt vàng của làng mỉa mai | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Biểu cảm ":)" : Gương mặt vàng của làng mỉa mai

Đó là một nụ cười, nhưng trong lòng thì không cười. Chào mừng bạn đến biểu cảm của sự mỉa mai trong các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội

Biểu cảm ":)" : Gương mặt vàng của làng mỉa mai

Biểu cảm ":)" : Gương mặt vàng của làng mỉa mai

Lướt qua bàn phím emoji, ai cũng nhận ra khuôn mặt thánh thiện này: 🙂 

Rõ ràng nhìn nó ý nhị hơn cái emoji toe toét này: 😀

Nhưng một khi người ta thật sự dùng nó thì:

Biểu cảm class



Hoặc:

Biểu cảm class



Lâu lâu thấy biểu cảm này trong tin nhắn của đồng nghiệp lại làm mình lạnh sống lưng.

Biểu cảm class



Biểu cảm class



Biểu cảm class



Biểu cảm class



Nếu nhìn kỹ, mình thề bạn sẽ thấy con emoji này là một sự giả dối và mỉa mai. Nó là biểu cảm khi bạn khi đang tung tăng trên phố thì gặp ‘tình cũ’ tay trong tay với ‘tình mới’. Nó là biểu cảm của bạn khi khách hàng xin lỗi vì thanh toán trễ. Nó là biểu cảm của bạn khi họ hàng hỏi sao dạo này bạn béo thế. Nó tế nhị, nhưng thật ra nó sắp tế sống người khác.

Tất cả sự lạnh gáy đó nằm trong đôi mắt của con emoji này. Một đôi mắt hốc hác, vô hồn như của rô bốt lỗi, và trống rỗng như của sát nhân. Nụ cười mỉm khinh bỉ sự tồn tại sáo rỗng của nhân loại.

Ủa, nhưng nó đang cười mà? Sao mình thấy sợ thế nhỉ?

Sau một hồi lạnh gáy, mình tìm đến một chuyên gia để hỏi xem mình có bị ảo tưởng không. Mình liên lạc với chị Linda, vốn đang nghiên cứu hành vi công nghệ tại Đại học Edge Hill ở Anh. Chị nổi lên từ một nghiên cứu về emoji và những gì emoji nói lên về người nhắn tin. Chị chọn emoji làm đề tài vì nó là một phần thiết yếu của trải nghiệm số ngày nay.

Nói chuyện với Linda, mình mới biết được vài điều hay ho về emoji. Ví dụ, emoji có khá nhiều chức năng tâm lý và xã hội trong giao tiếp giữa người với người. Emoji tồn tại để khẳng định người nhắn tin đang đùa hay đang giận. Emoji cũng giúp nhấn mạnh ý đồ giao tiếp trong môi trường số, như lúc bạn muốn thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước tin buồn của bạn bè (nếu bạn không nhầm 😥 với 😂). Những biểu cảm này là lối tắt hiệu quả để chúng ta thể hiện thiện chí của mình. Chúng giúp người nhắn tái tạo không gian cảm xúc trên môi trường ảo.

Nhưng khi mình đưa con 🙂 ra, ngay cả chị Linda cũng thấy ớn. “Trông nó cứ dị dị sao ấy,” chị ngập ngừng, “Môi mỉm cười nhưng mắt thì không hề cười theo”. Kiểu, “Không sao đâu, nhưng thật ra là có sao đấy.”

Nụ cười mỉm này nhìn hao hao như nụ cười của rô bốt Sophia hay búp bê Annabelle. Chị Linda lật lại vấn đề rằng có thể những người tạo nên emoji cố tình thiết kế biểu biểu cảm này như vậy. “Có vài emoji được tạo nên để thể hiện cảm xúc khi người nhắn tin đã cạn lời. Chắc con 🙂 là một trong số đó.”

Vậy nụ cười 🙂 khác nụ cười thật như thế nào? Sự chân thành của nụ cười được thể hiện trên mắt và các nhóm cơ quanh mắt. Trong tiềm thức con người, chúng ta đều biết ai cười cũng nheo mắt cả. “Khi bạn gượng cười, cơ quanh mắt của bạn nâng hạ thiếu tự nhiên, những người xung quanh rất dễ phát hiện ra,” nhà thần kinh học Eliezer Sternberg cho biết. Thảo nào ai nhìn 🙂 cũng biết nó đang gượng cười.

Phải gượng cười là thấy không vui rồi. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra những người làm trong ngành dịch vụ gượng cười cả ngày uống nhiều cồn hơn hẳn người bình thường sau giờ làm. 

Nhìn vào đôi mắt vô hồn sát sinh của con 🙂 trên màn hình, chị Linda bắt đầu hiểu được nỗi ám ảnh của mình, “Chị nghĩ em không bị ảo tưởng đâu. Con biểu cảm này nhìn rợn người thật.”

Vậy không dùng 🙂 thì dùng gì? Chị Linda gửi mình một biểu cảm chị vẫn thường dùng: 😊 Với nụ cười ấm áp, đôi mắt híp dễ thương, 😊 là tất cả những gì chúng ta yêu quý: một nụ cười không giả tạo.

Bài viết của tác giả Danny Wallace trên Medium, được chuyển ngữ bởi Cao Miêu.

Xem thêm:

[Bài viết] Cách kết thúc email: Không đơn giản như bạn nghĩ

[Bài viết] Những liều thuốc ngừa drama khi làm việc nhóm