1. Meme gì đang nổi?
Gần đây cư dân mạng đang lan truyền một meme, thoạt nhìn như một bức ảnh cắt ra từ sách giáo khoa. Trong ảnh là một người đàn ông lái xe máy, nhìn như đang dụ dỗ một em bé trên đường đi học về và bị cô bé từ chối.
Biểu cảm của 2 nhân vật trong ảnh kết hợp cùng ‘bong bóng đàm thoại’ (speech balloons) đã truyền cảm hứng để cộng đồng mạng sáng tạo nên những màn đối đáp không thể nào “gắt” (savage) hơn. Phiên bản nổi tiếng nhất của meme này chính là:
2. Nguồn gốc của meme này?
Hình ảnh được cho rằng đã lấy từ trong sách giáo khoa cấp một. Nội dung bài học là dạy trẻ kỹ năng phòng chống bắt cóc. Tuy nhiên lời thoại trong tranh lại sai vô cùng.
Trong hình khi người đàn ông tiếp cận đứa trẻ với ý đồ hết sức ám muội và đề nghị: “Bố mẹ cháu nhờ chú chở về”, thì đứa bé lại đáp: “Cháu mồ côi” (!?)
3. Vì sao 'meme sách giáo khoa' lại nổi?
Vào khoảng tháng 10/ 2020, hình ảnh trên được lan truyền trên mạng xã hội dẫn đến nhiều tranh cãi. Bởi ai đời sách giáo khoa lại dạy trẻ con phòng chống bắt cóc bằng cách nói rằng mình… mồ côi? Tuy nhiên, trang sách này thật ra chỉ là bức ảnh chế.
Tuy không chắc lắm về giá trị giáo dục trẻ em, nhưng những "người lớn" (tức cộng đồng mạng) đã kịp "mượn" hình ảnh này để nói thay nỗi lòng mình.
Vào tháng 1 năm nay, fanpage Cuộc sống Agency đã chế lại bộ ảnh này để nói lên tâm tư của những người làm việc tại agency (công ty cung cấp dịch vụ truyền thông) trước những câu nói "nghe mà tức" của sếp, khách hàng và đồng nghiệp. Bài đăng này đã có hơn 1.6 nghìn lượt thích và gần 200 lượt chia sẻ.
Trong cuộc sống người lớn đầy phức tạp, thỉnh thoảng dù không muốn chúng ta cũng phải cố làm hài lòng người khác (people pleasing) để “dĩ hòa vi quý”, “một điều nhịn chín điều lành” hoặc “tránh voi chẳng xấu mặt nào”,...
Những chiếc meme đối đáp có phần cục súc như trên viral, bởi sự 'thẳng' nhưng 'thật' của nó. Thật vậy, có những thứ chúng ta chỉ dám giữ trong lòng (hoặc đi chế meme) chứ đời nào dám nói ra.
4. Áp dụng meme này như thế nào cho “ngầu”?
Đây là meme thường được áp dụng cho những tình huống như: khi bị nhờ vả, thả thính, cà khịa, dụ dỗ,... Miễn sao bạn trả lời càng ngắn gọn và cục súc càng tốt.
Giá mà trước những người "kém duyên" hay gặp ngoài đời, chúng ta cũng được trả lời như vậy thay vì cứ phải giả vờ thảo mai.
#Meme học là series bàn về meme và những câu chuyện xung quanh đó.