Người trong ngành logistics nói gì về "đứt gãy chuỗi cung ứng"? | Vietcetera
Billboard banner
16 Thg 08, 2021
Kinh DoanhThăng TiếnHọc & Hành

Người trong ngành logistics nói gì về "đứt gãy chuỗi cung ứng"?

Công nghệ mang đến một cơ hội mới cho ngành logistics, nhưng cũng kèm theo những thử thách chưa có tiền lệ, dần hiện ra trong thời điểm bất ổn do dịch bệnh. 
Người trong ngành logistics nói gì về "đứt gãy chuỗi cung ứng"?

Minh Phụng - Lalamove - Lazada.

RMIT - Vietcetera

Trong năm 2021, những sự kiện như tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez, hay việc áp dụng chỉ thị 16 đã dấy lên những lo ngại về sự mong manh của chuỗi cung ứng, cả trong nước lẫn toàn cầu. Cả hai ngành logistics truyền thống và e-logistics đều bị nhận định là “đứt gãy”. Liệu có thật vậy?

Theo anh Huỳnh Minh Phụng, hiện tại đang là Quản lý Vận hành tại Lalamove Việt Nam cũng như từng là Quản lý Cấp cao tại Lazada eLogistics Việt Nam , cựu học viên MBA tại RMIT Việt Nam, thay vì gọi là “đứt gãy", chúng ta chỉ nên xem đây là tình trạng ùn tắc trong vận chuyển.

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistic và e-logistics, trong tập này của series “Học và Hành”, được hợp tác sản xuất giữa Đại học RMIT và Vietcetera, Phụng sẽ chia sẻ những khác biệt về tính chất, cơ chế vận hành và thách thức trong cả hai lĩnh vực logistics truyền thống và e-logistics và quan trọng nhất là những kỹ năng và kiến thức cần có để thành công trong lĩnh vực tiềm năng & đầy thách thức này.

1. Công nghệ - Yếu tố khác biệt giữa logistics truyền thống và e-logistics

Khởi đầu từ vị trí Trợ lý cho Phó Giám đốc phụ trách Sản xuất và Chuỗi cung ứng của công ty Hoa Sen, sau gần 2 năm làm việc, Phụng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc Vận chuyển. Sau đó, anh đảm nhiệm vị trí Giám sát Phân phối tại YCH Việt Nam, công ty quản lý chuỗi cung ứng sở hữu tư nhân lớn nhất Singapore.

Qua những vai trò này, Phụng đã hiểu rõ về ngành logistics truyền thống, nhờ phụ trách những đơn hàng có khối lượng lớn do tính chất mô hình kinh doanh B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp).

Trong vai trò người quản lý khâu xuất kho và phân phối, công việc chính của Phụng là lên kế hoạch, giám sát việc phân phối hàng hóa từ kho, điều phối nguồn lực và khảo sát những tuyến đường mới để tối ưu thời gian vận chuyển. Để hoàn thành tốt công việc này đòi hỏi người quản lý như Phụng phải có lực tốt và tinh thần thép, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các tác nhân ngoại cảnh như: tài xế, thời tiết, giao thông.

Năm 2016, khi chứng chiến sự thâm nhập của các sàn thương mại điện tử với nền tảng công nghệ tiên tiến, anh quyết định “đầu quân” cho ngành e-logistics đầy tiềm năng.

Trong 4 năm làm việc tại Lazada eLogistics, công việc của anh xoay quanh công tác quản lý lộ trình vận chuyển hàng hóa, như lên kế hoạch, giám sát việc phân phối hàng hóa từ kho, điều phối nguồn lực và khảo sát những tuyến đường mới để tối ưu thời gian vận chuyển. Những kinh nghiệm trong ngành logistics truyền thống đã giúp anh làm tốt vai trò Quản lý cấp cao trong lĩnh vực e-logistics.

Tài xế và lộ trình vận chuyển là hai yếu tố quyết định tính hiệu quả trong ngành logistics. Tuy nhiên, ngành e-logistics - với lợi thế tự động hóa của công nghệ - đã tối ưu hoá quy trình quản lý tài xế và quá trình vận chuyển hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ đã tạo ra một mô hình vận hành mới, khác hẳn so với logistics truyền thống.

Kho hagraveng Lalamove
Công việc của anh là lên kế hoạch, giám sát việc phân phối hàng hóa từ kho, điều phối nguồn lực và khảo sát những tuyến đường mới để tối ưu thời gian vận chuyển. | Nguồn: Nguồn: Minh Phụng - Lazada cho Vietcetera.

Do tính chất các sàn thương mại điện tử tập trung vào mô hình B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) và C2C (giữa người tiêu dùng với nhau), thước đo về sự thành công của e-logistics cũng khác so với logistics truyền thống - đó là lấy số lượng người dùng đang hoạt động (active user) làm cơ sở, thay vì khối lượng hàng hóa. Vì thế, hệ thống quản lý vận chuyển của e-logistics hướng đến việc đa dạng hóa hình thức vận chuyển, giúp hai bên mua - bán chủ động lựa chọn.

Ngoài việc tạo nền tảng trao đổi hàng hóa, công nghệ còn giúp việc quản lý quá trình vận chuyển được tỉ mỉ và chính xác hơn. Thời gian vận chuyển hàng được tính toán tự động theo lộ trình do những người như anh Phụng thiết kế.

Hệ thống kho hàng được phân bố trên toàn quốc, đến từng địa phương giúp tối ưu hóa lượng hàng xuất và nhập kho. Các shipper, tài xế cũng được trang bị kiến thức về quy trình và ứng dụng theo dõi để chủ động trong việc lấy và giao hàng.

Đối với Phụng, công nghệ là cánh tay phải giúp anh quản lý hệ thống vận chuyển từ xa, để có thể đáp ứng được chỉ tiêu 85-95% đơn hàng đã tiếp nhận được giao đi (tỷ lệ hoàn tất đơn hàng). Con số này là rất cao đối với ngành logistics truyền thống, khi thiếu sự trợ lực của công nghệ.

2. Thực hư chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng

Công nghệ mang đến cơ hội mới cho ngành logistics, nhưng cũng kèm theo những thử thách chưa có tiền lệ. Và những thách thức đó đã dần hiện ra trong thời điểm bất ổn về kinh tế do dịch bệnh.

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là nơi có nhu cầu mua sắm trực tuyến cao nhất. Tại Lalamove, doanh số và số lượng tài xế tại TP.HCM cao gấp 3 lần Hà Nội, cả ở phân khúc 2 bánh lẫn 4 bánh. Mỗi tháng có khoảng 3.000 tài xế 2 bánh và 1.000 tài xế 4 bánh đang hoạt động.

Trong thời gian mới thâm nhập thị trường, mức tăng trưởng của Lazada e-logistics và Lalamove Việt Nam rơi vào khoảng hai con số mỗi năm. Trong giai đoạn 2020-2021, nhu cầu giao hàng tăng đột biến theo diễn biến theo dịch bệnh, khoảng gấp rưỡi đến gấp đôi ngày thường.

Đặc biệt, trong thời điểm giãn cách xã hội, con số này có thể đạt 300-400% so với trung bình trước đó.

Với sự tăng trưởng trong nhu cầu của người tiêu dùng (cả trước và sau đại dịch), những sàn thương mại điện tử phải phát triển một số lượng lớn tài xế và tối ưu lộ trình vận chuyển hàng hóa. Vì thế, khi đứng trước những thay đổi đột ngột về chính sách, vốn chưa từng có tiền lệ, cách xử lý của Phụng cũng phải linh hoạt theo.

Là cầu nối giữa tài xế và công ty, Phụng có vai trò diễn đạt những thay đổi trong chính sách đến các tài xế. Ở các kho hàng, anh cũng thiết lập quy trình di chuyển giữa các địa điểm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên.

Dù thế, khó khăn vẫn song hành cùng sự điều chỉnh các chỉ thị trong thời gian đầu. Việc này dẫn đến ùn ứ hàng hóa và lộ trình vận chuyển thay đổi theo những giới hạn trong địa phương. Tuy nhiên, nếu nói sự ùn ứ này là đứt gãy chuỗi cung ứng thì không chính xác. Khi đã thích nghi được với chính sách, tốc độ giao hàng sẽ được tính toán chính xác hơn và công việc của các shipper sẽ dần ổn định theo.

3. “Học lên” là nền tảng để đương đầu với thời cuộc

Trong thời gian theo học Cử nhân Quản trị Kinh doanh tại Úc, Phụng đã quyết định mình cần phải học tập và trui rèn để có một nền tảng vững chắc trước khi lao vào thương trường vốn đầy những biến động.

Khi về nước, anh quyết định lựa chọn chương trình MBA tại Đại học RMIT Việt Nam để học lên cao ngay sau tốt nghiệp cử nhân, như một cách để học thêm các kiến thức cập nhật của thị trường Việt Nam, và mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp trong nước, làm tiền đề cho công việc sau này của bản thân.

Huỳnh Minh Phụng tốt nghiệp MBA tại RMIT
Phụng nhận bằng tốt nghiệp tại Đại học RMIT | Nguồn: Minh Phụng cho Vietcetera.

Sự cởi mở trong những chương trình networking và tính đa dạng trong cộng đồng học viên và cựu học viên của RMIT đã giúp anh linh hoạt hơn trong lối giao tiếp khi tiếp xúc với người trong nhiều lĩnh vực, phân khúc khác nhau.

Thời điểm thực hiện những dự án trong ngành logistics truyền thống, KPI của Phụng cũng khổng lồ như khối lượng hàng hóa. Có dự án yêu cầu anh phải điều động 150-200 xe tải mỗi ngày để đảm bảo tiến độ, dù làm việc từ 6 giờ sáng đến 2 giờ sáng hôm sau.

Anh phải đánh giá và làm việc sát sao với các tài xế để ra các phương án thay đổi khả thi, sau đó thảo luận và thuyết phục sao cho kế hoạch được phê duyệt với công ty. Vì thế, khả năng giao tiếp linh hoạt là kỹ năng đã giúp anh chuyển hóa được áp lực thành động lực.

Quản lý từ xa những con đường vận chuyển vốn nhiều rủi ro, việc nắm bắt thông tin và phản hồi cần nhanh chóng. Những mối quan hệ chuyên nghiệp được tạo dựng trong thời gian theo học MBA tại RMIT cũng giúp Phụng nắm bắt được nhiều thông tin trong và ngoài ngành. Từ đó, anh có thể chuẩn bị kỹ hơn trước khi những đơn hàng “lên đường”.

Chương trình MBA tại RMIT có một điểm mạnh: học viên được đăng ký một số môn tự chọn theo sở thích và định hướng của bản thân. Một cách tình cờ, Phụng đã lựa chọn những môn học sâu hơn về quản lý chuỗi cung ứng & logistics. Qua những “phép thử”, anh nhận thấy bản thân có đam mê & thành công với ngành nghề này.

Khi chiêm nghiệm lại thời điểm học MBA cách đây 10 năm và đối chiếu với công việc hiện tại, Phụng nhận thấy việc Đại học RMIT tiên phong đưa những ngành học mới vào chương trình đã truyền cảm hứng cho anh rất nhiều. Chính những môn học tại thời điểm đó đã tạo cho anh lập kế hoạch chặt chẽ trong khâu vận chuyển hàng hóa và kiến thức chuyên sâu về hành vi tiêu dùng.

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm anh học hỏi được từ chương trình MBA như giao tiếp, networking đã hỗ trợ anh rất nhiều trong công việc đầy thách thức này.

4. AI - “đòn bẩy” cho e-logistic bước ra khỏi đại dịch

Khi được hỏi về sức bật sau đại dịch, Phụng không chần chừ chia sẻ “trí thông minh nhân tạo AI là đòn bẩy của e-logistics”. Sự phát triển và hoàn thiện AI giúp hệ thống tự động đề xuất con đường phù hợp cho shipper, nhất là trong thời điểm tăng cường phong tỏa cục bộ.

AI cũng là cơ sở để thiết lập những “kho hàng tự động” - tự phân phối đơn hàng đến khu vực và tài xế phụ trách theo mã QR. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện tính toán thời gian giao nhận hàng và theo dõi quy trình giao nhận hàng từ người bán đến người mua.

Quá trình tự động hóa này chính là tương lai của ngành e-logistics. Cộng hưởng với sự tăng trưởng trong nhu cầu mua sắm online, ngành e-logistics sau đại dịch sẽ có nhiều hứa hẹn đối với thị trường. Nắm bắt được xu hướng này cũng chính là chìa khóa để trở thành một người lãnh đạo tiềm năng của ngành.

AI in logistics
AI cũng là cơ sở để thiết lập những “kho hàng tự động” - tự phân phối đơn hàng đến khu vực và tài xế phụ trách theo mã QR, cải thiện tính toán thời gian giao nhận hàng và theo dõi quy trình giao nhận hàng từ người bán đến người mua. | Nguồn: Dribble

AI, dù sở hữu sức mạnh như một “đòn bẩy”, song vẫn chỉ là một công cụ. Theo anh Phụng, để có thể đứng vững trong ngành đầy biến động này, một người lãnh đạo cần trau dồi cả những kỹ năng cứng (kiểm toán và đối soát, phân tích lộ trình và hành vi tiêu dùng) lẫn những kỹ năng mềm (quản lý và giao tiếp linh hoạt).

Theo Phụng, một người lãnh đạo trong ngành e-logistics và on-demand delivery không nên giới hạn mình ở một kỹ năng, mà phải chạm vào tất cả để hiểu được hành trình của một món hàng từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Quan trọng hơn, chính những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý khủng hoảng là “vũ khí” giúp anh tự tin đương đầu với những biến cố chưa-từng-có-tiền-lệ hiện nay.

Chương trình MBA của RMIT giúp học viên trau dồi chuyên môn trong kinh doanh và quản lý, mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp, tăng cường trải nghiệm quốc tế và trở thành nhà lãnh đạo tiềm năng.

Kỳ học tháng 10 đang tuyển sinh với nhiều suất học bổng trị giá 25-50% học phí toàn bộ chương trình, cũng như những cơ hội trải nghiệm các môn học/ chuyên ngành phụ hấp dẫn, bắt nhịp nhu cầu thị trường, cách dạy & học mang tính thực tiễn cao, thuận tiện cho người đi làm bận rộn.

Vui lòng tìm hiểu các cơ hội học bổng và ứng tuyển ngay hôm nay tại đây.