The Blue Expat - Ngồi trên đảo và kết nối với cả thế giới | Vietcetera
Billboard banner
17 Thg 10, 2021
Sáng TạoTruyền ThôngCastcamp

The Blue Expat - Ngồi trên đảo và kết nối với cả thế giới

Một podcaster ngồi trên đảo sẽ có những câu chuyện làm podcast hay ho nào để kể?
The Blue Expat - Ngồi trên đảo và kết nối với cả thế giới

Nguồn: The Blue Expat

Cast Camp

Bước chân vào ngành podcast từ năm 2016, The Blue Expat (Link Po Nguyễn) đã luôn có sự chăm chút cho từng nội dung mà chị mang đến cho mọi người qua podcast và cả blog của mình.

Podcast của chị là nơi để mọi người lắng nghe những chia sẻ đầy thú vị của một cô gái người Việt sống lâu năm ở nước ngoài. Thêm vào đó, những cuộc trò chuyện xuyên biên giới từ host Link Po với những người bạn của chị luôn mở ra nhiều thế giới mới cho người nghe.

Khởi đầu với tình yêu dạt dào, nhưng Link Po cũng gặp vô số trở ngại với "chàng người yêu" mang tên podcast. Từ việc bản thân là một podcaster sống... trên đảo, đến những lúc nản lòng muốn bỏ cuộc. Chị đã học cách vượt chướng ngại vật thế nào? Cùng Vietcetera tìm hiểu nhé!

"Không biết gì" là một món quà

Ở nước ngoài, nên các nội dung nào sẽ được gọi là hot tại Việt Nam, Link Po đều không rõ. Và vì ở đảo Síp, nên tất cả liên lạc của chị đến các khách mời đều là qua các công cụ online.

Link Po bước chân vào ngành podcast cũng với tâm thế hoàn toàn nghiệp dư. Chẳng hạn có những lúc vì không rõ về kỹ thuật ghi âm khiến podcast tiếng được, tiếng mất hay có những lần nói chuyện bị ‘lố giờ’ thu âm của app nên nội dung bị cắt mất.

Nhưng chính những lần “không biết gì” mới khiến chị nhận thức rõ các lợi thế và học hỏi không ngừng để trưởng thành theo thời gian.

Lagravem podcast cũng lagrave một hagravenh trigravenh tự khaacutem phaacute khocircng ngừng của Po Nguyễn Nguồn The Blue Expat
Làm podcast cũng là một hành trình tự khám phá không ngừng của Link Po. | Nguồn: The Blue Expat

Vì đảo Síp có múi giờ không quá chênh lệch với Việt Nam nên chị dễ sắp xếp cuộc hẹn với các khách mời ở quê nhà. Thậm chí, chính việc ở cách xa nhiều người lại là chất xúc tác để Link Po muốn kết nối, từ đó định hướng The Blue Expat trở thành một podcast trò chuyện với thật nhiều khách mời.

Đến hiện tại, khi nghe lại những podcast của mình, Link Po đã không còn thấy ngượng ngùng. Thậm chí giờ đây, dù là cùng một chiếc micro so với ngày xưa, thì tiếng nói trong podcast The Blue Expat cũng đã rõ ràng hơn rất nhiều.

"Mình luôn là một đứa trẻ trong ngành"

Là một trong những podcaster đời đầu, nhưng The Blue Expat không bao giờ nghĩ mình chiếm ưu thế hơn những podcaster khác. “Việc bắt đầu sớm sẽ là điểm mạnh nếu mình đi liên tục và đi được đến tận giờ. Nhưng nếu có khoảnh khắc nào khiến mình tạm dừng rồi quay trở lại, thì mình vẫn là một đứa trẻ trong ngành, phải học lại từ đầu mà thôi”, chị chia sẻ.

The Blue Expat cũng có khá nhiều lần dừng chân. Bởi dù việc làm podcast mang lại nhiều niềm vui cho Po, nhưng nó cũng làm mất thời gian khi không ngay lập tức mang lại nguồn lực tài chính.

Po luocircn cố gắng học hỏi khocircng ngừng trong việc lagravem podcast Nguồn The Blue Expat
Link Po luôn cố gắng học hỏi không ngừng trong việc làm podcast | Nguồn: The Blue Expat

Tuy vậy, chị luôn tự tạo cho mình một môi trường podcast để dù có dừng chân lâu đến đâu vẫn hiểu rõ cách mà ngành đang phát triển. Điện thoại và email của chị luôn đầy rẫy các nội dung về thị trường podcast trên khắp thế giới. Tất cả thông tin đều sẵn sàng để khi quay lại, The Blue Expat luôn có gì đó tươi mới và vẫn đủ kiến thức để không thành “người tối cổ”.

Nếu có gì khiến Link Po tự hào, đó là việc chưa có gì khiến chị theo lâu như việc làm podcast. Mỗi lần nản lắm và muốn bỏ, chị luôn tạm dừng để làm việc khác. Bởi vì khi mình đã chán, mọi điều trên đời sẽ thành lý do mình muốn bỏ cuộc. Nhưng nếu qua một thời gian và nhìn lại, chúng ta sẽ thấy chẳng có gì to tát đến vậy đâu.

Đừng sợ hãi mỗi khi mơ hồ, vì biết đâu nó lại là lợi thế của bạn!

Vì không có kinh nghiệm phỏng vấn, Link Po luôn cố gắng chuẩn bị trước tinh thần cho từng khách mời. Chị soạn email rất cẩn thận, bao gồm cả những tâm sự về lý do muốn mời họ. Với những khách mời nhạy cảm, họ và chị thường sẽ thống nhất với nhau về đường hướng câu chuyện sẽ đi, và hiểu rằng mọi thứ đều chỉ xoay quanh câu chuyện đấy thôi.

Có những thứ người host không thể kiểm soát được. Như việc khách mời không hoạt ngôn như mình tưởng, hay khi khách mời lan man. “Chỉ cần mình hiểu rõ chủ đề và mục đích cuộc trò chuyện, thì dù khách mời có lan man thế nào đi nữa, mình sẽ là người giữ cho cuộc trò chuyện đi đúng hướng.”, Link Po chia sẻ.

Podcast là nơi hỗ trợ kiếm tiền thông qua việc mở rộng tên tuổi. Có thể không kiếm được tiền trực tiếp từ các số podcast, thì vẫn có rất nhiều cơ hội từ những kỹ năng bản thân học được từ việc làm podcast như lên nội dung, thu âm, sản xuất… Hiểu được những điều này giúp Link Po luôn tập trung vào công việc khi câu hỏi “Làm podcast có giúp mình kiếm tiền được hay không” khiến nhiều podcaster phải bận lòng.

“Mình có thể do dự, ko biết chuyện gì sẽ xảy ra và đi theo hướng nào. Nhưng cái gì càng mơ hồ lại càng là cơ hội để mình thỏa sức sáng tạo”, Link Po chọn cách luôn đi tiếp với những mục tiêu (dù đôi lúc có hơi mơ hồ) của mình và không hề dừng lại. Đó là thứ khiến The Blue Expat vẫn luôn tràn đầy sức sống đến tận bây giờ.

Một số lời khuyên khác The Blue Expat dành cho bạn:

  • Trong việc phỏng vấn, đôi khi phải học cách “go with the flow” (gió chiều nào xoay chiều ấy”. Bởi chẳng thể chắc chắn 100% người ta sẽ nói những điều mình muốn đâu!

  • Đừng quá e ngại khi bước chân vào làm podcast. Đây không chỉ là nơi bạn có thể kể lại câu chuyện của mình, mà còn là nơi “ai cũng có thể thành người dạy” - bởi thính giả cũng rất thích được nghe các podcast hướng dẫn họ làm điều gì đó.

  • Mỗi lần bí ý tưởng, hãy cứ đi tiếp, vì đôi lúc bạn sẽ lóe lên một điều gì đó mà chính bạn cũng không ngờ được.

  • Format phỏng vấn có thể là một format cực thú vị. Vì sau mỗi cuộc trò chuyện đều là một bài học mới.

  • Đừng cố gắng gò ép mình vào chiếc khung "nội dung người khác thích nghe", bởi nếu bạn chỉ làm vì người khác thì sẽ rất dễ nản lòng.

Xin cảm ơn các Nhà tài trợ đồng hành cùng Vietcetera tại "trại thi" Cast Camp 2021

Prudential: Là lựa chọn số 1 về bảo hiểm nhân thọ cho mọi gia đình Việt.
Tiki: Sàn thương mại điện tử đáng tin cậy nhất Việt Nam theo khảo sát của Nielsen năm 2020.
Baemin: Là ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc, hướng đến giới trẻ văn phòng - những người muốn dành nhiều thời gian để sống, làm việc và trải nghiệm hơn là vào việc chuẩn bị thức ăn.
Tiger: Bia Lúa Mì Tiger Platinum - Dấu Ấn Hệ Bản Lĩnh.