Thu nhập khiêm tốn: Chi tiêu "dè sẻn" không bằng đầu tư sớm | Vietcetera
Billboard banner
21 Thg 04, 2022

Thu nhập khiêm tốn: Chi tiêu "dè sẻn" không bằng đầu tư sớm

Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, chính cách quản lý chi tiêu, tích lũy và đầu tư thông minh mới là thứ quyết định nền tảng tài chính vững chắc của mỗi người. Học cách để tiền “đẻ” ra tiền hiệu quả với 3 tips sau.
Thu nhập khiêm tốn: Chi tiêu "dè sẻn" không bằng đầu tư sớm

Chi tiêu "dè sẻn" không bằng đầu tư sớm

Với các bạn sinh viên vừa ra trường, mức lương trung bình sẽ rơi vào khoảng 7 triệu đồng và hầu hết người phải gói gọn các khoản chi từ tiền thuê nhà, ăn uống, xăng xe lẫn hò hẹn bạn bè trong ngân sách ít ỏi này. Nhiều gen Z chia sẻ, việc vừa tập làm quen với cuộc sống độc lập, vừa tự quản lý tài chính trong giai đoạn “ngưỡng cửa vào đời” khiến họ gặp không ít khó khăn.

Tuy nhiên, nếu biết cách sắp xếp hợp lý, thực tế là bạn vẫn có thể “sống khỏe” với mức lương khiêm tốn ấy. Đây còn là cơ hội để các bạn trẻ luyện tập thói quen tiết kiệm, tích lũy ngay từ sớm. Khác với tư duy tiêu xài dè sẻn của thế hệ cũ, “đầu tư sinh lời” là từ khóa thịnh hành khi nói đến vấn đề quản lý tài chính cá nhân của gen Z. Vậy cụ thể làm thế nào để người mới đi làm chi tiêu dư dả với mức lương chỉ từ 7 triệu đồng, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới.

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Đừng cân đo đong đếm từng món hàng, tính toán từng con số lẻ, hãy lên kế hoạch tài chính để mức lương 7 triệu bạn vẫn có thể chi tiêu thoải mái. Cụ thể, kế hoạch chi tiêu phù hợp giúp bạn kiểm soát tình hình thu, chi hiệu quả và hạn chế các khoản chi không cần thiết. Khi nhìn vào ghi chép thu chi mỗi ngày của mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy bản thân có đang lãng phí hay không và kịp thời ra đối sách điều chỉnh.

alt
"Việc phân chia trước những khoản chi như trên giúp bạn quản lý tài chính một cách có kế hoạch hơn" | Nguồn: Unsplash

Kế hoạch chi tiêu hàng tháng càng rõ ràng và cụ thể, bạn càng dễ theo dõi và thực hiện. Để hiểu rõ hơn, hãy thử phân tích các khoản chi trong một tháng của người có thu nhập 7 triệu đồng.

Đầu tiên, bạn cần chi một khoản tối thiểu 2 triệu đồng để thuê nhà cũng như các khoản phí điện-nước-internet. Sinh hoạt phí một tháng sẽ rơi vào khoảng 4-4.5 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.5 triệu tiền ăn uống, 500K chi phí xăng xe đi lại, 1.5 triệu còn lại phục vụ các khoản giải trí, mua sắm, và xã giao. Như vậy, nếu tiêu xài dè sẻn, sau một tháng bạn có thể tích luỹ một khoản từ 500K đến 1 triệu đồng.

Việc phân chia trước những khoản chi như trên giúp bạn quản lý tài chính một cách có kế hoạch hơn. Việc chi tiêu giờ đây trở nên vô cùng thoải mái, không lo lắng thiếu trước hụt sau, mà vẫn đảm bảo dư một khoản tích lũy nhỏ để phòng cho các trường hợp cần thiết.

“Gom từng trăm, vài năm thành tỷ phú”

Nếu biết cách “tích tiểu thành đại", sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình nhận được. Bạn nên có một khoản tích lũy ngay khi có thể, bởi đây vừa là “con gà đẻ trứng vàng”, vừa là quỹ dự phòng khi có vấn đề khẩn cấp như ốm đau, thất nghiệp.

Với thu nhập từ 7 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt, dù chỉ còn 10.000đ bạn vẫn nên tích lũy để không bỏ phí bất cứ khoản tiền nhàn rỗi nào và từ đó tiền lời, sinh tiền lời mỗi ngày. Như vậy, không những vừa sinh lời mà còn xây dựng thói quen tích lũy hằng tháng.

alt
Nguồn: ZaloPay

Một trong những cách tích lũy hiệu quả, lợi ích hấp dẫn, bạn có thể lựa chọn, đó chính là sản phẩm “Tài Khoản Tích Lũy” trên ZaloPay. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với số vốn khởi điểm rất nhỏ chỉ từ 10.000. Hơn nữa, tích lũy qua ZaloPay sẽ mang đến dòng tiền lời ổn định, vững vàng, tỷ suất sinh lời 5%/năm. Đây là cách tích lũy khá dễ dàng, phù hợp với tất cả mọi người, từ những người mới tập tành đầu tư, có nguồn thu hạn hẹp đến người thu nhập khá và cao.

Ngoài lợi nhuận hấp dẫn, nguồn vốn linh hoạt, tiền lời sinh tiền lời, “Tài Khoản Tích Lũy” còn nổi bật bởi tính năng nạp, rút tiền nhanh chóng, lợi nhuận chi trả theo ngày. Ngay cả khi cần tiền gấp, bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến mực lợi nhuận đã cộng dồn trước đó.

Về thời gian rút tiền, bạn được phép rút tiền từ Tài Khoản Tích Lũy về ví ZaloPay bất cứ khi nào. Tiền sẽ về ví ZaloPay ngay lập tức và giao dịch hoàn toàn không tính phí. Ngoài ra, bạn còn có thể thanh toán tất cả các tiện ích trên ZaloPay từ nguồn tiền “Tài Khoản Tích Lũy”.

“Chi tiêu không cần thiết, cần loại bỏ triệt để”

Bên cạnh việc đầu tư tích lũy, bạn cũng cần sắp xếp lại các khoản chi của mình sao cho hiệu quả hơn. Nếu bạn có ghi chép và theo dõi danh sách chi tiêu thường xuyên, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều khoản chi chúng ta có thể tiết kiệm.

Tự chế biến cơm nhà thay vì mua ngoài, di chuyển bằng phương tiện công cộng, giảm bớt những lần order trà sữa hay sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện là một số gợi ý đơn giản nhưng hiệu quả để cắt giảm chi tiêu. Khoản tiền dư ra có thể trở thành ngân sách cho tài khoản tư của bạn tại các ứng dụng tích luỹ tài chính. Duy trì sự cân bằng này, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc trong dòng tiền ra hằng tháng của mình.

alt
"Khoản tiền dư ra có thể trở thành ngân sách cho tài khoản tư của bạn tại các ứng dụng tích luỹ tài chính" | Nguồn: Unsplash

Có thể thấy tích lũy không thực sự khó như nhiều người vẫn nghĩ dù thu nhập như thế nào. Việc chi tiêu có kế hoạch kết hợp tích lũy và đầu tư thông minh từ sớm là một “nước đi” hiệu quả giúp người trẻ hoạch định nền tảng tài chính tương lai vững vàng. Cùng thực hành 3 bí quyết trên để tích lũy nhiều hơn, chi tiêu thoải mái hơn bạn nhé!