Hiểu một cách đơn giản, đầu tư uỷ thác chính là đầu tư “hộ”. Theo đó, bạn - người uỷ thác, giao phó một khoản tiền cho một cá nhân hoặc tổ chức mà mình tin cẩn để nhờ họ đại diện đầu tư thay.
Nhìn chung, thoả thuận uỷ thác sẽ ràng buộc cho bên được uỷ thác khi chỉ được đầu tư những hạng mục hoặc sản phẩm chỉ định do bên uỷ thác yêu cầu. Tuy nhiên, bên nhận uỷ thác thường sẽ không cam kết tiền lãi giữa hai bên gửi và nhận uỷ thác.
Chính vì lý do này, để tăng hiệu quả và sự đảm bảo trong đầu tư uỷ thác, nhà đầu tư cá nhân cần nắm rõ cho mình những ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư này trước khi tham gia.
Ưu điểm chung
1. Tính đa dạng
Vì là uỷ thác nên bạn hoàn toàn có thể dùng vốn đầu tư vào đa dạng lĩnh vực/ngành nghề trong danh mục đầu tư - thậm chí là ở những nơi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm, miễn là chọn được các cá nhân/tổ chức am hiểu thị trường đó.
2. Mức độ an toàn
Để đảm bảo uy tín của cá nhân và tổ chức nhận uỷ thác, nguồn đầu tư của bạn sẽ được các chuyên gia này “chăm sóc” tốt nhất, đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Mặt khác, nhiều hình thức uỷ thác không bắt buộc bạn phải theo dõi thường xuyên và thường sẽ có mức tăng lãi suất nhất định trong khoảng thời gian. Nhìn chung, hình thức uỷ thác khá phù hợp với các nhà đầu tư đang tìm kiếm các lựa chọn đầu tư dài hạn có rủi ro thấp .
3. Khả năng sinh lời ổn định
Với nhiều hình thức uỷ thác đặc thù như quỹ uỷ thác hoặc ứng dụng (app) đầu tư, chủ thể nhận ủy thác sẽ tiến hành trả lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư có thể kiếm được đều đặn từ khoản đầu tư của mình. Điều này tạo tiền đề để bạn có thể yên tâm về khả năng sinh lời ổn định của hình thức này.
Nhược điểm chung
Ủy thác đầu tư đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các yếu tố như:
1. Thời gian và khả năng linh hoạt
So với các hình thức quản lý đầu tư chủ động, hình thức uỷ thác đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài hơn để bạn có thể thu được lợi nhuận đáng kể.
Ngoài ra, do hoạt động này còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chủ thể nhận ủy thác nên nếu muốn rút tiền đầu tư cho các loại hình khác, nhà đầu tư không có quyền kiểm soát nào khác ngoài việc thoát khỏi khoản đầu tư hoàn toàn.
Nói cách khác, nếu là người đầu tư kiểu tùy hứng/ lướt sóng, thường xuyên các khoản chi tiêu phát sinh cần đụng đến tiền đầu tư/tiết kiệm, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chọn hình thức đầu tư uỷ thác hoặc không nên đổ dồn toàn bộ tiền đầu tư vào kênh này.
2. Phí phát sinh và rủi ro thanh khoản
Lợi nhuận có được từ ủy thác đầu tư phải chịu thuế và do đó có thể làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ khoản đầu tư.
Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến cho các quỹ ủy thác có xu hướng giao dịch giảm giá là do rủi ro vể thanh khoản.
Nguồn tiền của bạn vẫn có khả năng bị thất thoát bởi không có gì là đảm bảo chắc chắn 100% tiền đầu tư của bạn sẽ sinh lời, nhất là khi bên nhận ủy thác có ít kinh nghiệm về tài chính, đầu tư.
3. Tính pháp lý
Hoạt động ủy thác đầu tư đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, song nhiều hình thức uỷ thác (đơn cử như các hình thức uỷ thác đầu tư phái sinh) vẫn còn có quy định thiếu chặt chẽ dẫn tới sự lỏng lẻo trong công tác quản lý hoạt động này. Nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố thị trường, chủ thể nhận ủy thác, thời điểm tiến hành ủy thác, lãi suất nhận được từ lợi nhuận của hoạt động ủy thác.
Gợi ý một số kênh uỷ thác đầu tư phổ biến
Tính tới hiện nay, có một số hình thức uỷ thác đầu tư phổ biến mà bạn có thể tham khảo, gồm có:
1. Ủy thác qua cá nhân
Là hình thức uỷ thác đơn giản nhất vì người nhận uỷ thác có thể là bất cứ ai - bạn bè, người thân hoặc một người có chuyên môn mà bạn quen biết.
Tuy nhiên, đây lại là kênh uỷ thác có mức độ an toàn thấp nhất và có nhiều rủi ro về mặt tranh chấp nhất do toàn bộ quá trình uỷ thác, mức độ ăn chia đều là thoả thuận giữa 2 bên kèm một số giấy tờ bảo chứng nếu có.
Do đó, nếu không thật sự tin tưởng và khoản đầu tư có giá trị lớn, bạn nên cân nhắc kỹ sự can thiệp của pháp lý hoặc không lựa chọn hình thức này để hạn chế các mâu thuẫn, tranh chấp tài sản dẫn về sau, thậm chí là các rủi ro trong mối quan hệ (nếu người uỷ thác là người thân).
2. Ủy thác thông qua các dịch vụ tài chính
Nhiều tổ chức tài chính lớn như sàn chứng khoán, các quỹ đầu tư thuộc ngân hàng, công ty tư vấn tài chính… nhiều năm qua cũng đã bắt đầu có các sản phẩm, dịch vụ ủy thác đầu tư cho khách hàng cá nhân - đơn cử như SSI PRESTIGE của SSI, MB Capital Private từ MB Capital.
Điểm chung về mặt chiến lược đầu tư của các sản phẩm này là đảm bảo an toàn và quản trị đầu tư chuyên nghiệp thông qua tập trung phân tích tình hình kinh tế quốc tế, kinh tế vĩ mô trong nước; chu kỳ các ngành nghề, lĩnh vực; đánh giá và lựa chọn những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả hoạt động tốt, quản trị tiên tiến và minh bạch thông tin để đưa vào danh sách tìm kiếm đầu tư…
Ngoài việc áp dụng phân tích cơ bản, các dịch vụ này có thể kết hợp phân tích kỹ thuật, diễn biến thị trường, các thông tin bất thường và các yếu tố liên quan khác để quyết định đầu tư, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư của người uỷ thác.
Tuy nhiên các sản phẩm này có nhược điểm là chỉ áp dụng cho các khách hàng có giá trị tài sản lớn (khác nhau tuỳ theo quy định của đơn vị cung cấp sản phẩm/dịch vụ).
3. Ủy thác qua các ứng dụng (apps) đầu tư
Đây là hình thức phổ biến nhiều năm trở lại đây để đáp ứng nhu cầu đầu tư thông minh của phần lớn nhà đầu tư trẻ.
Sử dụng các tính năng từ ứng dụng đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư quản lý nguồn tiền - bao gồm nguồn dành cho các hoạt động uỷ thác, tiện lợi và tiết kệm hơn khi không phải thuê các công ty, chuyên gia môi giới chỉ dành cho những người có nguồn vốn lớn, từ vài chục triệu trở lên.
Hiện này, tính chất “nhận uỷ thác” của các ứng dụng này thường nằm ở các tính năng tự động phân bổ nguồn đầu tư theo nhu cầu riêng của bạn hoặc các nội dung đề xuất, tư vấn chiến lược đầu tư cho khách hàng. Bên cạnh đó, một số ứng dụng cũng có liên kết với các quỹ đầu tư uỷ thác như ETF.
Nói cách khác, khi bỏ một số vốn đầu tư vào các ứng dụng này, bạn hoàn toàn có thể uỷ thác khả năng sinh lời của nguồn tiền này với các gợi ý hoặc tính năng phân bổ đầu tư được tích hợp.
Ví dụ như Anfin - ứng dụng tài chính của người Việt gần đây được Global Founders Capital - GFC (một trong những nhà đầu tư của Facebook, Traveloka, LinkedIn, Lazada…) rót vốn thành công.
Anfin giúp người sử dụng có thể giao dịch mua, bán các cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn và uy tín nhất Việt Nam. Đặc biệt, với tính năng cho phép giao dịch cổ phiếu phân đoạn, mua cổ phiếu chính xác theo số tiền hoặc số lượng cổ phiếu bạn muốn sở hữu, bạn có thể bắt đầu giao dịch với Anfin chỉ từ 10.000 đồng.
Ngoài ra, Anfin còn phát triển các tính năng như cung cấp kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao và cập nhật các tin tức tài chính, để người dùng có nền tảng kiến thức và thông tin vững chắc, từ đó có thể tự tin ra quyết định giao dịch.
4. Ủy thác qua các quỹ doanh nghiệp
Tương tự như những quỹ khác trên thị trường, quỹ đầu tư ủy thác có chức năng nhận vốn góp từ các nhà tài trợ/nhà đầu tư, sử dụng chúng đem đi đầu tư, thu về lợi nhuận và tiếp tục đầu tư. Đến thời điểm quy định trên hợp đồng giao dịch, quỹ sẽ tiến hành chia cổ tức cho các nhà đầu tư theo số vốn góp ban đầu.
Quỹ đầu tư ủy thác doanh nghiệp là quỹ đóng. Điều này có nghĩa quỹ sẽ thực hiện đầu tư vào danh mục đầu tư sẵn có, có trách nhiệm với số vốn góp của cổ đông, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đầu tư theo thỏa thuận.
Việc trở thành nhà tài trợ – người ủy thác đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn có thể mua các chứng khoán của quỹ phát hành trên sàn giao dịch mà không bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe nào. Những người sở hữu cổ phiếu này chỉ trả mức giá được chiết khấu bởi chính quỹ đầu tư ủy thác. Có nghĩa là số tiền bạn bỏ ra để sở hữu cổ phiếu thấp hơn mức giá niêm yết.
Quỹ đầu tư ủy thác cũng có lợi ích khác.
Hiểu đơn giản, quỹ đầu tư ủy thác tương tự như một công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng cho phép mọi người góp vốn vào. Bạn nhận lợi nhuận trực tiếp từ kết quả đầu tư của quỹ, có quyền tham gia vào các cuộc họp đại hội đồng thường niên, nhận giá trị gia tăng từ bất kỳ sự tăng trưởng của cổ phiếu, có quyền biểu quyết, theo dõi sự thay đổi các mục tiêu đầu tư.
Tuy vậy, nó cũng tồn tại các hạn chế.
Bởi vì quỹ này là quỹ đóng, cho nên rất khó để các nhà đầu tư góp vốn có thể rời khỏi cũng như gia nhập quỹ này.
Số lượng cổ phiếu phát hành có giới hạn và được quy định cụ thể. Cho nên những người tham gia nếu muốn rút lui chỉ có thể thực hiện giao dịch với những cổ đông hiện tại. Trong khi những quỹ mở thì rất đơn giản để rời khỏi hoặc gia nhập vào. Nếu bạn rút lui thì sẽ mất đi quyền lợi của một cổ đông, mất đi khoản lợi nhuận đáng lẽ được nhận vào cuối kỳ.
Vốn của quỹ đầu tư ủy thác không chỉ từ việc huy động từ những cổ đông, quỹ này có thể đi vay để tăng vốn đầu tư.
Khi thực hiện vay tiền, quỹ sẽ phát sinh trách nhiệm phải trả nợ cho khoản vay này. Điều này đồng nghĩa với việc cổ tức mà cổ đông thu được có thể bị giảm. Ngoài ra rủi ro tín dụng cũng gây áp lực cho những nhà đầu tư khi tham gia.
Ngoài ra, các danh mục đầu tư của quỹ đầu tư ủy thác thông thường sẽ kém thanh khoản hơn so với quỹ khác. Cho nên nếu bạn đang cần một kênh đầu tư kiếm lợi ngay lập tức thì quỹ này không thể thỏa mãn điều đó.
Những lưu ý khi tham gia quỹ đầu tư ủy thác doanh nghiệp:
- Kiểm tra quỹ được hình thành và phát triển chủ yếu từ nguồn vốn nào. Nếu chủ yếu trong cơ cấu tài sản là vốn đi vay, có nghĩa là quỹ đầu tư ủy thác này đang thực hiện đòn bẩy tài chính thúc đẩy lợi nhuận. Tuy nhiên, đi liền với nó chính là rủi ro tín dụng cũng như áp lực trả nợ cho chủ nợ.
- Kiểm tra danh mục đầu tư của quỹ có tính chất gì? Ngắn hạn hay dài hạn? Các kênh đầu tư ngắn hạn có tính biến động rất cao trên thị trường, rất khó nắm bắt sự thay đổi nên rủi ro sẽ cao hơn. Trong khi đó, danh mục đầu tư dài hạn thường bình ổn, dễ xem xét và theo dõi sự biến động nên khả năng đảm bảo sự an toàn và lợi nhuận cho nhà đầu tư tốt hơn.
- Xem xét các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hằng năm của quỹ đầu tư ủy thác để phân tích sự tăng trưởng hay suy thoái trong quá trình hoạt động của quỹ. Là một nhà đầu tư bạn không thể bỏ qua các chỉ số kinh tế chứng minh sự phát triển của quỹ đầu tư ủy thác. Từ đó tính được khoản lợi nhuận mà mình sẽ nhận được nếu đầu tư vào quỹ này.
- Xem xét các khoản phí của quỹ đầu tư ủy thác. Bỏ qua số tiền mua cổ phiếu tham gia vào quỹ, nhà tài trợ cần xem xét khoản phí hoa hồng môi giới cần trả nếu muốn rút lui. Bạn không thể bán cổ phiếu đang giữ ra thị trường vì việc đó vi phạm hợp đồng ban đầu. Bạn sẽ bán lại cho chính quỹ đầu tư ủy thác và phải trả một khoản phí nhất định. Xem xét và cân nhắc liệu rằng quyết định rời khỏi có làm bản thân chịu thiệt hay không nhé.
5. Đầu tư quỹ ETF
ETF là tên viết tắt của Exchange Traded Fund tức là quỹ hoán đổi danh mục. Đây là một quỹ đầu tư được thành lập trên cơ sở mô phỏng tỷ suất lợi nhuận của các chỉ số cổ phiếu, trái phiếu hoặc một loại tài sản, hàng hóa nào đó như giá vàng, giá dầu, tỷ giá hối đoái, chỉ số VN30…
Quỹ này có đặc điểm của một quỹ đầu tư thông thường. Tuy nhiên, khi được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, nó lại được xem là một loại cổ phiếu.
Quỹ ETF được ra đời đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1990. Hiện nay, nó đã phát triển ra nhiều quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, trên thị trường sẽ có 3 loại quỹ ETF phổ biến có thể kể đến là: quỹ ETF cổ phiếu, quỹ ETF trái phiếu, quỹ ETF theo ngành. Mỗi loại sẽ có cách phân biệt và đặc điểm riêng như sau:
- Quỹ ETF cổ phiếu: Đây là quỹ đầu tư mô phỏng biến động của các bộ chỉ số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như chỉ số VN100, chỉ số VN30, chỉ số S&P 500…
- Quỹ ETF trái phiếu: Tương tự như quỹ ETF cổ phiếu thì quỹ ETF trái phiếu là loại quỹ mô phỏng những biến động của các bộ chỉ số trái phiếu như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, các trái phiếu có khả năng sinh lời cao…
- Quỹ ETF theo ngành: Là loại quỹ mô phỏng biến động của một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó. Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp…. hoặc của một loại hàng hóa.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại quỹ ETF khác như: quỹ ETF tiền tệ, quỹ ETF nghịch đảo, quỹ ETF đầu tư thay thế…
Còn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một số loại quỹ ETF đang lưu hành có thể kề đến là: Quỹ FTSE Vietnam Index ETF (mô phỏng chỉ số FTSE Vietnam All-Share Index), quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (mô phỏng theo chỉ số MVIS Vietnam Index), quỹ iShares MSCI Frontier ETF (mô phỏng dựa theo chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index) và quỹ ETF VFMVN30 (mô phỏng theo tỷ lệ chỉ số VN30)
Cần nói rằng bất kỳ một loại đầu tư nào cũng tồn tại những mặt rủi ro của nó và quỹ ETF cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Những rủi ro đó đến từ việc:
- Tính đa dạng chưa đủ: Đặc điểm của quỹ ETF đó là tính đa dạng hóa. Tuy nhiên trên thực tế có những quỹ ETF chỉ theo dõi một nhóm cổ phiếu nhất định thuộc những nhóm ngành khác nhau như cổ phiếu ngành xăng dầu, hàng không…. Những quỹ này độ đa dạng hóa còn thấp nên dễ xảy ra tình trạng thua lỗ.
- Tính thanh khoản: Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh những loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao thì vẫn có thể có những cổ phiếu thanh khoản thấp. Quỹ ETF cũng vậy. Do đó, các nhà đầu tư cần xem xét kỹ càng trước khi quyết định mua một loại quỹ ETF nào đó.
- Một số quỹ ETF hoạt động không hiệu quả: Quỹ ETF mô phỏng chỉ số của một ngành nào đó vì vậy mà khi ngành hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến việc giá chứng chỉ quỹ của ngành đó cũng sẽ có xu hướng sụt giảm theo.
- Chi phí mua quỹ ETF cao hơn so với mua cổ phiếu riêng lẻ: Khi mua chứng chỉ quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm chi phí môi giới đồng thời thêm phí quản lý nên sẽ cao hơn hẳn so với mua các loại cổ phiếu thông thường.
- Không có đặc quyền như cổ phiếu: Đối với chứng chỉ quỹ ETF thì khi nắm giữ bạn sẽ không được hưởng những đặc quyền như đối với cổ phiếu là không được quyền tham gia vào đại hội cổ đông.
Kết
Như vậy, có thể nói đầu tư uỷ thác khá phù hợp cho nhà đầu tư cá nhân không nhiều thời gian, kinh nghiệm về thị trường nhưng vẫn muốn có thêm khoản sinh lợi từ vốn nhàn rỗi của mình. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn cần lưu ý với hình thức uỷ thác cá nhân vì những rủi ro vẫn có thể xảy ra (đơn cử về pháp lý).
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu tiếp cận hình thức này, nhà đầu tư vẫn nên dành nhiều thời gian tham khảo, tìm hiểu, chọn lọc kỹ để lựa chọn kênh nhận uỷ thác có điều khoản rõ ràng, uy tín, phù hợp với nhu cầu đầu tư, kỳ vọng lợi nhuận và khả năng quản lý rủi ro của cá nhân.
Anfin là ứng dụng đầu tư chứng khoán thông minh với mức vốn khởi điểm rất thấp dành cho tất cả mọi người. Với Anfin, bạn có thể giao dịch mua, bán các cổ phiếu và đầu tư vào các Quỹ ETF trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Đặc biệt, với tính năng cho phép giao dịch cổ phiếu phân đoạn, mua cổ phiếu chính xác theo số tiền hoặc số lượng cổ phiếu bạn muốn sở hữu, bạn có thể bắt đầu giao dịch với Anfin chỉ từ 10.000 đồng.Ngoài ra, App còn có mục cung cấp Kiến thức và cập nhật Tin tức đầu tư, để người dùng có nền tảng kiến thức và thông tin vững chắc, từ đó có thể tự tin ra quyết định giao dịch.Tải app tại App Store và Google Play.