Tiềm năng của thời trang Việt trong thời kỳ chuyển đổi số | Vietcetera
Billboard banner
10 Thg 11, 2023

Tiềm năng của thời trang Việt trong thời kỳ chuyển đổi số

Founder, CEO Inflow Vietnam, bà Lê Quỳnh Khanh, chia sẻ về tiềm năng của thị trường thời trang Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiềm năng của thời trang Việt trong thời kỳ chuyển đổi số

Nguồn: Khooa Nguyen cho Vietcetera

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Những thách thức trên thị trường thời trang Việt Nam ở thời điểm hiện tại

So với 15 năm trước, thị trường thời trang Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về tốc độ sản xuất cũng như số lượng mẫu mã ngày càng đa dạng để có thể bắt kịp xu hướng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam đạt 44 tỷ đô - đứng thứ 3 trên thế giới, một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường thời trang Việt Nam.

Tuy nhiên, so với các quốc gia khác như Ấn Độ và Bangladesh, thời gian sản xuất và ra đời thành phẩm còn khá chậm, điều này làm giảm cơ hội tiếp cận đến những nguồn tài nguyên lớn hơn trong tương lai.

Một thách thức khác đó là về vấn đề tìm kiếm chuỗi cung ứng. Theo quy trình thông thường, một doanh nghiệp nếu muốn tìm nhà xưởng phù hợp để sản xuất cần phải tốn trung bình từ 2-6 tháng cho quy trình khảo sát, tìm kiếm, thử nghiệm và hợp tác. Điều này phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như xưởng sản xuất trong việc thúc tiến cơ hội sản xuất.

Theo founder, CEO Inflow Vietnam, bà Lê Quỳnh Khanh, hiện nay chính phủ Việt Nam đã có nhiều ưu đãi trong các chính sách về giá đối với hàng may mặc xuất khẩu, điều này tạo cơ hội rất lớn cho các xưởng sản xuất nội địa hợp tác với các doanh nghiệp trên toàn cầu.

alt
Founder, CEO Inflow Vietnam, bà Lê Quỳnh Khanh- khách mời của podcast Vietnam Innovator tập 24 | Nguồn: Khooa Nguyen cho Vietcetera

“Quy mô và tiềm năng của ngành may mặc Việt Nam thật sự rất lớn. Nếu như có một sự hỗ trợ nhất định để các nhà xưởng có thể đáp ứng được các xu hướng sản xuất trên thế giới thì có thể phát triển quy mô và tiềm năng đó nhiều hơn nữa” - bà Khanh chia sẻ.

Inflow hiện đang là đối tác hàng đầu của các chuỗi cung ứng sản xuất- giúp đơn giản hoá quá trình tìm nhà cung ứng và quản lý các quy trình sản xuất cho đối tác là các thương hiệu thời trang.

Quy trình cơ bản của Inflow bao gồm: Tìm kiếm và phỏng vấn các nhà xưởng thật kỹ lưỡng. Tiếp theo đó là khảo sát trực tiếp và kiểm tra về chất lượng trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Từ đó giúp nhà xưởng thiết lập quy trình cơ bản nhằm bảo đảm thông qua các tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu.

Chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội cho thời trang Việt Nam

Trước những chuyển biến mạnh mẽ của thời kỳ chuyển đổi số, các doanh nghiệp lớn như H&M, Zara, Uniqlo đã áp dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các quy trình từ thiết kế đến sản xuất. Cụ thể, đối với quy trình lên ý tưởng, AI giúp phân tích mẫu mã, giúp nhãn hàng biết mẫu dự định sản xuất có đang là xu hướng trên thị trường không. Từ đó đề xuất số lượng sản xuất sao cho phù hợp.

Hơn thế nữa, công nghệ visual AI giúp tạo mẫu thử 3D để giảm thiểu vấn đề rác thải quần áo, hỗ trợ kiểm tra chất lượng vải và giúp quản lý năng suất làm việc ở các xưởng cỡ từ 300 nhân công.

Tại Việt Nam, những xưởng có 10.000- 18.000 công nhân đã ứng dụng công nghệ từ cuối năm 2022. Inflow là doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu hoá quy trình sản xuất, gia công cho các xưởng sản xuất hàng may mặc.

Inflow xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ số đo lường tính hiệu quả của quy trình sản xuất, lượng đơn đặt hàng, từ đó nhận biết kịp thời các vấn đề và giải quyết sớm hơn. Các xưởng cũng được kết nối với Inflow qua ứng dụng Zalo để có thể cập nhật đơn hàng càng sớm càng tốt.

Đối với các đối tác, mỗi ngày họ đều nhận được báo cáo chi tiết trên hệ thống, các đối tác đang ở nước ngoài vẫn có thể theo dõi được tình hình sản xuất của xưởng.

Trong tương lai, các thương hiệu nội địa tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển trên thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi phải có sự khác biệt về sản phẩm để có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về chuỗi cung ứng và khả năng tiếp cận đến khách hàng.

Inflow là nền tảng cung cấp giải pháp sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng cho các thương hiệu thời trang đầu tiên tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng nền móng cho sự phát triển vượt bậc của một thương hiệu thời trang đến từ chuỗi cung ứng hiệu quả và đáng tin cậy.
Bằng việc ứng dụng công nghệ AI vào hệ thống, Inflow cung cấp một chuỗi cung ứng linh hoạt và riêng biệt, kết nối các thương hiệu thời trang với nhà sản xuất phù hợp nhất qua sự sàng lọc kỹ càng trong mạng lưới đối tác với hơn 150 nhà xưởng tại Việt Nam.
Với các phương pháp vận hành dựa trên cơ sở dữ liệu, Inflow tối ưu hóa quy trình đặt hàng và mang lại trải nghiệm sản xuất liền mạch cho các thương hiệu thời trang trong nước cũng như trên toàn thế giới, giúp các thương hiệu thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng và các xu hướng thời trang mới nổi.