4 Nguyên tắc vàng giúp bạn luôn hạnh phúc mỗi ngày đi làm | Vietcetera
Billboard banner

4 Nguyên tắc vàng giúp bạn luôn hạnh phúc mỗi ngày đi làm

Vì sao bạn không thấy niềm vui trong công việc? Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia để biết cách chọn công việc viên mãn.
4 Nguyên tắc vàng giúp bạn luôn hạnh phúc mỗi ngày đi làm

Nguồn: Shutterstock

Mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 bạn trẻ tốt nghiệp và đối diện với áp lực tìm được công việc phù hợp. Họ băn khoăn với những câu hỏi: Nghề nghiệp của cuộc đời mình là gì? Bản thân nên theo đuổi đam mê hay tìm kiếm một công việc ổn định?

Không chỉ những người lần đầu kiếm việc, kể cả những người đã từng đi làm một thời gian cũng sẽ có lúc đối diện với câu hỏi: Mình có đang hạnh phúc khi làm việc? Mình cần phải hy sinh những gì để thành công?

Để trả lời những câu hỏi đó, Arthur C. Brooks - giáo sư giảng dạy về lãnh đạo cộng đồng tại đại học Harvard đã đưa ra 4 nguyên tắc vàng để bạn có được sự nghiệp viên mãn.

Nguyên tắc 1: Bản thân công việc là phần thưởng

4 Nguyecircn tắc vagraveng giuacutep bạn luocircn hạnh phuacutec mỗi ngagravey đi lagravem0

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải là coi công việc như một phương tiện để đạt được mục đích. Cho dù những mục đích đó là tiền bạc, quyền lực hay vị thế, thì đây cũng không phải cách mang lại hạnh phúc cho bạn.

Elliott Jaques - nhà tâm lý học nổi tiếng đã tâm sự: “Trước giờ, tôi luôn nhìn cuộc đời như một ngọn đồi dài vô tận. Và thứ tôi thấy chẳng gì ngoài một chân trời xa tít tắp. Bỗng giờ khi đến được đỉnh đồi, tôi phát hiện không có gì ở đó ngoài một con dốc đi xuống và dẫn đến điểm kết thúc của con đường.”

Qua nhiều năm tháng làm việc cật lực với mong muốn có được một cuộc sống rực rỡ, cuối cùng ông nhận ra: chẳng có phần thưởng nào dành cho mình, ngoài tuổi già và cái chết.

Khi bạn xem sự nghiệp chỉ là phương tiện để đạt được một mục đích nào đó, thì dù có đạt được nó, bạn vẫn sẽ không cảm thấy thỏa mãn.

Hãy suy nghĩ khác đi. Dù công việc không phải lúc nào cũng mang lại cho bạn niềm vui và sự mãn nguyện. Nhưng nếu đặt ra mục tiêu đúng đắn, như gặt hái thành công của chính mình hay phục vụ cho lợi ích cộng đồng, bạn đã có thể xem bản thân công việc như một món quà tuyệt vời.

Nguyên tắc 2: Tìm công việc thú vị thay vì vui vẻ

Hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghe ai đó khuyên rằng:“Hãy đi tìm mục đích trong những điều mình làm”, nhưng đồng thời cũng nghe:“Hãy làm công việc yêu thích và bạn không phải làm việc một ngày nào”.

Vậy đâu mới là lời khuyên đúng? Tìm một công việc có ý nghĩa hay một công việc vui?

Một nhóm các học giả người Mỹ và Đức đã khảo sát 1.357 người để so sánh sự hài lòng trong công việc của họ khi làm việc với mục tiêu tìm niềm vui và mục tiêu tìm kiếm ý nghĩa. Kết quả cho thấy những người có mục tiêu tìm kiếm sự vui vẻ ít có đam mê với công việc hơn và “nhảy” việc nhiều hơn. 4 Nguyecircn tắc vagraveng giuacutep bạn luocircn hạnh phuacutec mỗi ngagravey đi lagravem1

Chủ đề này đã được tác giả Edward Deci đã nhắc đến trong nghiên cứu về hạnh phúc của mình. Theo đó, chúng ta có 2 loại hạnh phúc được hình thành từ: khoái lạc (hedonia) và sống có ý nghĩa (eudaimonia).

Thực tế đã chứng minh chúng ta cần có cả hai loại này. Nếu cuộc sống chỉ có khoái lạc mà vô nghĩa sẽ dẫn đến sự thỏa mãn trống rỗng, ngược lại nếu có ý nghĩa mà thiếu đi niềm vui sẽ khiến mọi thứ khô khan, nhàm chán.

Vậy, để có thể tìm được một công việc như ý, chúng ta nên tìm những công việc cân bằng giữa vui vẻ và ý nghĩa. Điểm giao thoa hoàn hảo giữa 2 điều này là thú vị.

Nguyên tắc 3: Sự nghiệp không nhất thiết phải đi theo đường thẳng

Các học giả tại Đại học Nam California đã nghiên cứu và đưa ra 4 loại mô hình sự nghiệp.

Sự nghiệp tuyến tính (linear career), nghĩa là sự nghiệp phát triển tịnh tiến theo đường thẳng, việc này được xây dựng dựa trên việc kia. Khái niệm “nấc thang trong doanh nghiệp” (corporate ladder) cũng thể hiện sự nghiệp tuyến tính.

Sự nghiệp ổn định (steady-state career) nghĩa là làm một công việc và tập trung phát triển chuyên sâu trong ngành nghề đó, với mục tiêu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.

Sự nghiệp tạm thời (transition career) là “nhảy” việc liên tục, thậm chí “nhảy” từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm tìm kiếm những thách thức mới.

Cuối cùng, sự nghiệp xoắn ốc (spiral career) là dành nhiều năm phát triển trong một lĩnh vực, sau đó chuyển sang làm ở lĩnh vực khác. Không chỉ tìm kiếm sự mới lạ, những người có sự nghiệp xoắn ốc còn thường tìm kiếm một công việc vận dụng được các kỹ năng đã xây dựng trước đây.

4 Nguyecircn tắc vagraveng giuacutep bạn luocircn hạnh phuacutec mỗi ngagravey đi lagravem2

Vậy, mô hình sự nghiệp nào là phù hợp với bạn? Hãy xem xét lại tính cách, thị hiếu và mục tiêu của mình.

Nhiều người cảm thấy viên mãn không phải vì bất cứ công việc cụ thể nào, mà là nhờ hành trình, kỹ năng, những người đã gặp trong mỗi trải nghiệm đó.

Nguyên tắc 4: Cẩn thận trước những đam mê không lành mạnh

Giáo sư Arthur C. Brooks, người bắt đầu làm nghệ sĩ nhạc cổ điển từ năm 9 tuổi, tiết lộ rằng ông đã đánh mất sự hạnh phúc khi làm việc. Mỗi lần chơi nhạc với ông là cả một sự hành hạ bản thân, bởi ông cho rằng mình chơi chưa đủ giỏi.

Thế nhưng cảm giác tương tự cũng ập đến khi ông không chơi nhạc nữa, bởi ông thấy tội lỗi nếu ngừng tập luyện.

Ông đã đặt âm nhạc lên trên cả những mối quan hệ của mình. Cuối cùng ông từ bỏ sự nghiệp âm nhạc và theo đuổi những niềm đam mê khác. Nhìn lại, giáo sư Brooks cho rằng tình yêu âm nhạc của mình đã trở thành sự ám ảnh.

Niềm đam mê ám ảnh khiến ta cảm thấy tồi tệ cùng cực. Còn các mối quan hệ lành mạnh tạo ra niềm đam mê hài hòa, mang lại hạnh phúc và mong muốn cùng nhau cải thiện.

Quy tắc này tinh chỉnh lại nguyên tắc 3. Hãy đi tìm điều khiến bạn thích thú,nhưng hãy nghĩ sâu hơn và đặt những câu hỏi:

  • Liệu sở thích đó là nỗi ám ảnh hay sự hài hòa?
  • Công việc đó có giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình?
  • Công việc đó có giúp bạn hạnh phúc hơn hay khiến bạn vô tình lãng quên những điều quan trọng khác trong cuộc sống?

Bài viết của tác giả Arthur C. Brooks tại The Atlantic, được bình dịch bởi Hương Quỳnh.