Tôi còn nhớ khi Netflix chỉ mới gia nhập thị trường Việt Nam, rất nhiều người rao bán tài khoản với giá siêu rẻ chỉ bằng một phần ba so với chi phí thật. Của rẻ là của ôi vậy nên chỉ sau vài tháng sử dụng, nhiều người dùng bị bốc hơi tài khoản dù chỉ mới sử dụng.
Việc trả phí để sử dụng dịch vụ bấy giờ vẫn còn là điều gì mới với nhiều người khi mà các trang phim lậu vẫn tràn lan. Hơn 3 triệu một năm đổi lại trải nghiệm xem phim không quảng cáo và đa dạng lúc đó không quá hấp dẫn với nhiều người.
Trước đây tôi cũng như vậy. Tôi nghĩ việc phải trả 260.000 VNĐ/tháng là không đáng chỉ để xem phim. Tôi chấp nhận phải xem quảng cáo, tải đi tải lại trang xem phim chỉ vì đường truyền không ổn định. Trải nghiệm xem phim trở nên hết sức may rủi phụ thuộc nhiều vào tình trạng server chủ của trang web xem phim.
Sau này khi đã trả phí cho đủ các thể loại dịch vụ xem phim tôi mới nhận ra mình không thể nào quay lại đường cũ. Đơn giản nhất là khi muốn coi phim tôi không phải lội ngược lội xuôi đi tìm một đường link coi phim hoạt động được. Từ việc coi phim giải trí, tôi học cách yêu phim cũng như tận hưởng cảm giác đắm chìm trong điện ảnh.
Tôi nhận ra mình đã luôn cảm tính trong chi tiêu hay còn gọi là mental accounting (kế toán nhận thức). Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta định giá hoặc gán những ý nghĩa khác nhau cho một khoản tiền dựa trên cảm xúc nhất thời. Ví dụ như tôi thường tốn khoảng 640.000 VNĐ mỗi tháng (cho 4 bộ phim) khi ra rạp phim. Tuy nhiên tôi lại không thấy việc này đắt so với việc trả phí coi phim mỗi tháng bởi đơn giản tôi chưa bao giờ ngồi lại liệt kê khoản tiền tôi dành ra cho những dịp đi chơi này.
Nhiều người hỏi rằng tôi mua tài khoản có phí quá không vì chắc gì có thể coi hết phim ở Netflix. Bạn tôi cũng bảo rằng họ chỉ thật sự coi Netflix vào những tháng đầu tiên và hoàn toàn quên mất mình đã trả phí cả năm. Một bí kíp cho việc “tận dụng” tài khoản Netflix này đó là trả phí theo từng tháng.
Tôi có cả một danh sách dài phim tôi muốn coi trên Netflix và tôi chắc rằng có rất nhiều người cũng như vậy. Để dần dần coi hết danh sách phim, tôi chọn phương pháp trả phí theo từng tháng. Và hành vi này có liên hệ mật thiết với một khái niệm tài chính khác đó chính là chi phí chìm.
Chi phí chìm nói về việc khi bạn đã bỏ ra một khoảng tiền lớn cho một thứ thì bạn sẽ muốn khoảng tiền đó được sử dụng một cách hợp lý nhất. Việc này cũng tương tự với việc trả phí xem phim theo năm (hay thậm chí là cả mua gói tập gym), bạn chỉ cảm thấy nhu cầu cấp thiết trong việc siêng coi phim vì sợ tốn tiền ở vài tháng đầu. Theo thời gian, hiệu ứng này cũng phai tàn và tài khoản phim với rất nhiều phim hay nằm lại ở quá khứ. Tài khoản chỉ đáng khi bạn biết cách dùng.
Tôi học được những điều này nhờ việc thiết lập cho mình một kế hoạch tài chính cá nhân. Rõ ràng nhất là việc chi tiền cho sở thích coi phim của mình mà không còn thấy tiếc! Đây là cách mà tôi học cách dùng tiền để hiểu mình và mua tài khoản Netflix là một phần trong số đó.
Cuộc thi đầu tư Go Crypto - Path For Financial Freedom là chương trình đầu tiên kích hoạt chuỗi hoạt động của Remitano dành cho sinh viên. Với hơn 3 triệu người dùng & có mặt tại hơn 50 quốc gia, Remitano tự hào là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử tiên phong và có uy tín lâu đời nhất.
Với sứ mệnh đưa tiền mã hoá đến gần hơn với giới trẻ thông qua sân chơi đầu tư thực tế, mang đến trải nghiệm thật, rủi ro bằng 0, Go Crypto hy vọng sẽ xây dựng một nền tảng kiến thức & kinh nghiệm vững chắc, từ đó giúp các bạn trẻ tự tạo nên hạnh phúc & tự do tài chính cho riêng mình.
Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 100tr VND, bắt đầu hành trình đầu tư tại đây