Vì sao ta xem lại phim cũ mà không bao giờ chán? | Vietcetera
Billboard banner
10 Thg 03, 2021
Cuộc SốngTâm Lý HọcBổ Não

Vì sao ta xem lại phim cũ mà không bao giờ chán?

Chúng ta cứ xem đi xem lại một (số) bộ phim dù đã biết trước kết cục. Ngoài nội dung hay, chúng còn có gì mà khán giả mãi không chán?

Vì sao ta xem lại phim cũ mà không bao giờ chán?

Nguồn: Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera.

#Bổ Não là series giải thích ngắn gọn những hiện tượng tâm lý đời thường nảy sinh do não bộ.

Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao phim mới vẫn liên tục ra mắt, danh sách chờ xem chưa vơi đi bộ nào, nhưng đích đến của bạn luôn là mục Xem lại?

Có những bộ phim dù đã qua bao nhiêu năm, xem lại bao nhiêu lần, nhưng cứ nhắc đến là bạn vẫn muốn xem thêm lần nữa. Như trường hợp của Harry Potter, đã ra mắt tròn một thập kỷ và thường xuyên chiếu lại trên các kênh phim, vẫn không ngăn được sự háo hức của khán giả khi nghe tin bộ phim này sắp quay lại các rạp Việt Nam.

Ngoại trừ nội dung hay, những bộ phim này còn có gì mà khán giả mãi không chán dù đã biết trước kết thúc?

Những hành động lặp đi lặp lại bắt nguồn từ đâu?

Chúng thường rơi vào 4 trường hợp:

Tuy nhiên, giáo sư Cristel Antonia Russell và Sidney Levy lại tìm ra rằng việc xem lại một bộ phim, hay nghe lại một bản nhạc, đọc lại một cuốn sách (nhiều lần) không hoàn toàn nằm trong những trường hợp trên, mà còn bắt nguồn từ những nguyên cớ khác.

Bản năng ưu tiên những gì quen thuộc

Chúng ta không chỉ xem lại một bộ phim vì thích nó, mà còn có thể thích một bộ phim vì đã xem lại nhiều lần. Đây là một hiện tượng tâm lý có tên “hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên" (mere exposure effect), mô tả xu hướng nảy sinh sự yêu thích với những gì quen thuộc.

Bổ Natildeo xem đi xem lại một bộ phim 1
Càng là những điều quen thuộc, chúng ta càng dễ nảy sinh cảm giác yêu thích.

Nó thường xảy ra bởi hai lý do chính:

Giảm nỗi sợ trước những điều chưa chắc chắn

Quá trình tiến hoá của loài người đã lập trình sẵn cho chúng ta một bản năng đề phòng trước những gì chưa chắc chắn. Sự quen thuộc đòi hỏi ít năng lượng để xử lý hơn, do đó ta sẽ cảm thấy thoải mái và dần yêu thích nó hơn.

Đúng là một bộ phim xem lần đầu luôn cho ta cảm giác hấp dẫn và hồi hộp nhưng cũng có thể khiến chúng ta thấy thất vọng và mất thời gian, còn những bộ phim cũ thì không.

Sở dĩ chúng ta tìm về bộ phim quen thuộc bởi vì ta hiểu rõ mình sẽ nhận lại được điều gì – và nó sẽ kích hoạt hệ thống trao thưởng của não bộ. Vì đã biết được kết thúc của bộ phim nên ta cũng biết chắc mình sẽ cảm thấy thế nào với phần kết đó. Dần dần, xem lại phim cũ trở thành một cách giúp ta điều tiết cảm xúc, và điều này lại càng thêm đáng giá giữa một thế giới đã có quá nhiều điều bất định.

Đó cũng là lý do mà bộ phim Reply 1988 sau 5 năm vẫn được xem nhiều tại Việt Nam. Dù đang tìm kiếm bất kỳ kiểu tình cảm nào giữa tình làng nghĩa xóm, tình thân, tình bạn hay tình yêu, khán giả biết chắc rằng Reply 1988 đều sẽ đáp ứng được. Vì thế không có gì lạ khi bộ phim này luôn nằm trong nhóm lựa chọn đầu tiên khi khán giả cần một bầu không khí ấm áp và bình yên.

Mọi thứ dễ hiểu hơn vào những lần xem lại

Chúng ta thường dễ hiểu và diễn giải những gì đã từng gặp, và điều này cũng áp dụng với những bộ phim. Bởi ta đã nắm được cốt truyện, quen với nhân vật, nên cũng giảm đi lượng thông tin mới mà não phải tiếp nhận và xử lý.

Nhờ đó, chúng ta dành nhiều sự tập trung hơn vào các chi tiết lần trước chưa kịp để ý, và liên kết những tình tiết đã từng không nhận ra. Mỗi lần như vậy, ta lại thấy quen thuộc với bộ phim hơn, đồng thời có cảm giác thành tựu hơn.

Sự hoài niệm mang lại cảm giác thoải mái

Theo Clay Routledge, nhà tâm lý học nghiên cứu về sự hoài niệm (nostalgia) tại Đại học Bang North Dakota, đôi khi chúng ta xem một bộ phim, một bài hát hoặc cuốn sách cũ để khơi gợi sự yêu thích với những điều đã qua. Đó chính là do cảm giác hoài niệm.

Bổ Natildeo xem đi xem lại một bộ phim 2
Chúng ta thường xem lại một bộ phim vì cảm giác hoài niệm, mà hoài niệm thì mang lại sự ấm áp.

Sở dĩ chúng ta thích hoài niệm là vì nó tạo nên sự ấm áp cả về tâm lý và sinh lý. Cảm giác hoài niệm thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm nhận về nhiệt độ. Khi trời lạnh, chúng ta sẽ dễ hoài niệm hơn; và ngược lại, khi thấy hoài niệm, cơ thể chúng ta cũng sẽ ấm lên.

Ngoài ra, qua một cuộc phỏng vấn với 23 người, giáo sư Russell nhận ra một số người còn có được cái nhìn sâu sắc về bản thân và sự phát triển của mình bằng cách tìm về thời xưa. Lúc này, văn hoá đại chúng từ thời của họ như một thước đo cho thấy cuộc sống của họ đã đổi thay như thế nào.

Kết

Chúng ta tưởng rằng việc xem lại một bộ phim sẽ làm mất đi sự hấp dẫn mà chỉ lần đầu mới cảm nhận được, nhưng hoá ra các nghiên cứu lại cho thấy những kết quả khác. Có thể đúc kết lại bằng một câu của triết gia Hy Lạp Heraclitus: “No man ever steps in the same river twice, for it's not the same river and he's not the same man.”

#Bổ Não là series giải thích ngắn gọn những hiện tượng tâm lý đời thường nảy sinh do não bộ.