Trong số các nhân vật thuộc thế hệ diễn giả đầu tiên tại Việt Nam, Nguyễn Hữu Trí để lại nhiều ấn tượng với hình ảnh người truyền lửa có cách trò chuyện lôi cuốn, sử dụng phong cách diễn thuyết mạnh mẽ và đôi khi có phần “máu lửa”.
Song ở độ tứ tuần, Nguyễn Hữu Trí bất ngờ chọn gác lại sự sôi nổi để bắt đầu làm quen với việc lắng nghe nội tâm nhiều hơn.
Vậy điều gì đã xảy ra đủ sức khiến một diễn giả nổi tiếng thay đổi hướng đi của mình? Hãy cùng Vietcetera tìm câu trả lời thông qua buổi trò chuyện đầu năm với Nguyễn Hữu Trí.
Đâu là khác biệt lớn nhất giữa Nguyễn Hữu Trí thời trẻ, và một Nguyễn Hữu Trí ở thì hiện tại?
Anh nghĩ đó chính là những chiêm nghiệm về sự tự tin.
15 năm trước, cái tự tin, cái quyết liệt của của mình nó mạnh mẽ đấy nhưng hẹp lắm. Kiểu mình biết ít - chỉ được một vài góc nhìn hoặc vài phương pháp đôi cách tiếp cận vấn đề mới mẻ, nhưng lại nghĩ là đã biết rất nhiều chân lý nên thấy rất đỗi tự tin.
Còn bây giờ, anh học cách tự chất vấn bản thân nhiều hơn và cả việc phản biện lại với những điều mình từng tin. Quá trình đối chất này giúp mình nhận ngộ ra nhiều thứ, đồng thời khiến mình có nhiều suy nghĩ sâu sắc và điềm tĩnh hơn.
Nói cách khác, đó không chỉ là việc đối thoại với bản thân mà còn là cả những thất bại. Để từ đây, anh dễ thấu hiểu, đồng cảm và vượt qua thất bại với lòng biết ơn thay vì sự kiêu ngạo, tự ti như trước.
Vậy thất bại đã qua để lại cho anh nhiều suy nghĩ nhất?
Anh nghĩ đáng sợ nhất là những thách thức ẩn mình dưới dạng những thành công choáng ngợpcơ hội.
Cụ thể, hồi anh mới bắt đầu quay về Việt Nam diễn thuyết, anh học được những phương pháp, kỹ thuật và cách để mình đẩy được năng lượng, tâm lý, tinh thần cho mọi người một cách mạnh mẽ - giống như một dạng truyền động lực.
Anh tự tin và nghĩ rằng đây là một lợi điểm mà quên mất rằng, sự cân bằng vẫn phải được tính đến và cái gì nhiều quá cũng chưa hẳn là tốt.
Nhiều buổi thuyết trình đầy “lửa” cứ tiếp nối nhau cho đến một lần nọ, ngọn lửa ấy “nguội lạnh” dần. Sau một buổi nói chuyện với khoảng 600 người, dù trong suốt buổi diễn thuyết mình cảm thấy thăng hoa, bùng nổ nhưng mình lại cảm thấy kiệt quệ về cảm xúc. Cảm giác ấy tiếp tục lặp lại thường xuyên hơn và bắt đầu làm mình mất ngủ trong một thời gian dài, làm cho cảm xúc, tâm lý của mình bị rối loạn.
Anh đã làm cách nào để vượt qua những trở lực đó?
Đầu tiên là tự nhủ hãy chậm lại một nhịp, từ tốn lại chứ đừng hấp tấp quá và nhất là đừng tưởng bở. Anh cũng hay nói: “Trí ơi mày chậm lại một nhịp, hít thở đi” và dần học cách nhìn lại xem mình đã chắc chắn chưa sau khi nhận định, xử lý một vấn đề nào đó.
Nhân tố thứ hai là sự may mắn khi tìm được những người thầy đặc biệt giúp anh vượt qua thử thách - không ai khác mà là những người học trò của mình.
Học viện của anh thường đồng hành và quan sát học trò của mình nhiều năm sau khi học xong, từ tài năng, sự thăng hoa cho đến cả bế tắc của họ. Phải thấu hiểu họ thì mới có thể giúp học trò thay đổi một cách sâu sắc và lâu dài được. Ngược lại điều này sẽ cho mình sự khôn ngoan để giúp đỡ những học trò tương tự, giúp anh “đánh thức” năng lực bản thân của các bạn ấy một cách tự nhiên, hiệu quả hơn.
Sau những gì đã qua, chủ đề quen thuộc “vượt qua giới hạn bản thân” (Awake your power) của Nguyễn Hữu Trí, đã có sự thay đổi như thế nào?
Anh quan niệm chữ ‘giới hạn’ nằm trong hai việc, đó là hiểu sai về chính mình và hiểu sai về cuộc sống.
‘Hiểu sai về mình’ là khi người hướng nội nhưng mình tưởng mình là người hướng ngoại, hay, vốn là người say mê về câu chữ nhưng mình tưởng mình là người phù hợp với tính toán. Việc “hiểu sai” này có khi vẫn mang lại kết quả rất tích cực trước mắt nhưng lại tạo ra giới hạn cho sự kết nối, sự hạnh phúc với chính bản thân mình và đến một thời điểm nào đó, chúng sẽ không thăng hoa được nữa.
‘Hiểu sai về cuộc đời’ thì được hiểu rộng hơn chính là có nhận thức không phù hợp với những thứ xung quanh. Ví dụ khi bạn chơi chứng khoán mà hiểu sai về cổ phiếu, làm dịch vụ mà hiểu sai về (insight) khách hàng, hoặc như muốn cưa gái mà lại hiểu sai về phụ nữ.
Giới hạn này về lâu dài sẽ tạo ra khoảng cách giữa bạn với những mục tiêu đề ra hoặc những thành công mong muốn. Vượt qua chúng cũng có nghĩa là bạn đang nỗ lực hơn, từng bước đi đến những đỉnh cao trong sự nghiệp, trong công việc.
Vậy câu hỏi đặt ra tiếp theo là sẽ vượt qua giới hạn này như thế nào?
Trước đây và cả bây giờ, anh thường gợi ý học viên của mình vượt qua những giới hạn này bằng việc không ngừng trau dồi (đúng-đủ) thêm kiến thức. Nhưng nay thì có thêm việc trau dồi thêm cả về tinh thần, và sức khỏe (well-being) và mở rộng những trải nghiệm thực tế.
Lý do là vì những trải nghiệm “vượt qua giới hạn” tương tự về mặt thể chất không chỉ giúp cá nhân rèn luyện sức khoẻ mà còn sản sinh ra nhiều hormone hạnh phúc.
Mặt khác, một số hoạt động thực hiện cùng tập thể, đồng đội còn giúp mình lắng nghe nhiều câu chuyện, quan điểm hơn hoặc kết thêm nhiều người bạn mới. Từ đó, làm phong phú thế giới quan và kinh nghiệm của bản thân ở trạng thái tự nhiên, thư giãn; từng bước làm nhỏ lại những “hiểu sai” mà mình gặp phải.
Hoạt động nào thường được anh chọn lựa để tạo trải nghiệm “vượt qua giới hạn”?
Với thể chất và tinh thần anh đó là chạy bộ và với trải nghiệm thì là việc thường xuyên ném mình vào những dự án và lĩnh vực mới mẻ“lướt gió” với xe motor điện.
Anh thường tham gia các giải chạy đường trường tầm vài chục cho đến 100km. Cũng cần nói là cái cảm giác chiến thật sự không phải đến từ chuyện về đích mà chính là cả quá trình mình nỗ lực chuẩn bị và vượt qua lộ trình đó ra sao.
Nó bao gồm sự bền bỉ, kiên trì khi luyện tập (vài tháng hoặc 1 năm) trước kỳ chạy, đó là những lần tự khích lệ bản thân hoàn thành chặng đường dù thấm mệt. Nó còn là sự thấu hiểu chính mình trong hàng chục giờ đồng hồ đơn độc giữa núi rừng, những lúc cơ thể chạm đến những giới hạn mệt mỏi cực độ - từ cô độc, phẫn nộ đến hứng khởi, lạc quan và dũng mãnh tiến lên, không bỏ cuộc giữa chừng.
Còn về trải nghiệm thực tế thì bên cạnh việc giảng dạy, trong suốt 10 năm nay, anh đã chủ động kích hoạt, tham gia hoặc đầu tư vào rất nhiều dự án bên cạnh giáo dục như: nhà hàng, khách sạn, ẩm thực, truyền thông… và gần đây nhất là dự án phát triển xe điện với Dat Bike
Anh thấy mình bắt đầu quay trở về tìm hiểu về động cơ nam châm đất hiếm, về mật độ năng lực của pin Lithium, về trải nghiệm gia tốc của động cơ điện hay là thắng động cơ phục hồi năng lượng… Trải nghiệm được tò mò, học hỏi như một người mới bắt đầu và khám phá ra được những điều mới mẻ… đó là một trải nghiệm rất tuyệt vời!
Bên cạnh đó, mình còn nhìn thấy được những giá trị rất tích cực mình có thể đóng góp cho phương thức di chuyển văn minh và thân thiện với môi trường hơn. Hơn một năm nay, nếu cần di chuyển một mình, thay lái xe hơi, anh hoàn toàn chuyển sang sử dụng xe motor điện!
Hành trình nào đáng nhớ nhất kể từ khi anh sử dụng chiếc motor điện này?
Chắc chắn là chuyến đi thử xe từ TP. HCM đến núi Dinh (Bà Rịa) - vốn là “thánh địa” để luyện tập chạy địa hình vì tính thử thách: cực khó đi và rất dốc, xen kẽ là nhiều vực sâu.
Chọn cung đường này cho xe Dat Bike, đồng nghĩa với việc anh đang đẩy đến cực hạn khả năng vận hành, vượt địa hình của chiếc xe khi vừa phải chạy đường trường và vượt dốc. Tính ra lúc đó xe Dat Bikeđã vượt khoảng 30km đường đèo và 10km đường núi để chứng minh khả năng
Khoảnh khắc đáng nhớ nhất là lúc đi đường núi được cỡ gần 90km, động cơ của xe chạy liên tục nên nóng kinh khủng rồi đến thử thách leo dốc. 18 độ rồi 19, 20 độ, dốc cao dần nhưng xe vẫn giữ thăng bằng. Được tầm 20 phút thì xe chịu không nổi và khựng lại, thế là anh bắt đầu đẩy nó.
Hành trình đẩy, chạy rồi lại đẩy cứ thế tiếp tục. Đến cuối cùng, một chiếc xe điện không chủ đích thiết kế để chạy địa hình đã cùng chủ của nó nỗ lực hoàn thành chặng đường mà không thua kém những xe chuyên chạy địa hình (dù khá vất vả). Anh và chiếc mô tô Dat Bike đã đến được đỉnh La Bàn - đỉnh cao nhất núi Vinh.
Đứng ở đỉnh núi, nhìn lại những gì đã qua, những điều đạt được và chưa đạt được, anh nhận ra nhiều thứ, những chiêm nghiệm về giới hạn con người, những thăng hoa khi chinh phục một thứ gì đó cứ thế tuôn ra. Đó thật sự là một hành trình rất ý nghĩa.
Nếu giả sử trong một ngày anh không còn là Nguyễn Hữu Trí diễn giả nữa thì anh sẽ là Nguyễn Hữu Trí với vai trò gì?
Một ông bố Nguyễn Hữu Trí ngầu hơn, xịn sò hơn hoặc có thể sẽ là một Nguyễn Hữu Trí “nhà thám hiểm” - không phải theo kiểu khám phá địa danh mà là các mảnh đời bình dị khác nhau.
Nhiều năm có cơ duyên, dịp gặp những người nổi tiếng, thành công thì anh cảm thấy có một chút ngán ngẩm với điều đó. Anh dần dành sự tò mò lớn hơn với những con người bình dị. Những con người sống những cuộc sống đơn giản và những hạnh phúc nhẹ nhàng hơn chứ không phải lúc nào phải là triệu phú, tỷ phú, nhà phát minh, chính khách. Anh nghĩ anh có thể bắt đầu hành trình thám hiểm này bằng cách trò chuyện, đi du lịch để rồi ghi nhận những câu chuyện đó thành một tập sách hoặc đơn giản là một tập bút ký cá nhân.
Cảm ơn Nguyễn Hữu Trí đã đưa Dat Bike Weaver 200 đến cực hạn để khai phóng tinh thần. Đó cũng chính là thông điệp mà Dat Bike muốn gửi đến tất cả thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta: Hãy thúc đẩy bản thân và bứt phá mọi giới hạn.
Trên hành trình đó, mô tô điện Weaver 200 là người bạn đồng hành lý tưởng, với sự kết hợp giữa thiết kế “ngầu” cùng động cơ 6000W không khí thải - phá vỡ những định kiến về sức mạnh xe điện và giúp bạn uy dũng băng qua mọi địa hình.
Đăng ký lái thử Weaver 200 tại website Dat Bike. Và đừng quên mua xe trước 31/01/2022, với 10 năm bao hành pin miễn phí bạn nhé!