5 Tips thuyết trình từ hai cựu thí sinh Shark Tank | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
18 Thg 04, 2019

5 Tips thuyết trình từ hai cựu thí sinh Shark Tank

Cùng Đinh Minh Quyền và Kinh Văn Quân Dao - những CEO của các startup từng ghi dấu ấn tại Shark Tank Việt Nam, chia sẻ 5 lời khuyên bổ ích để có được sự tự tin khi thuyết trình
5 Tips thuyết trình từ hai cựu thí sinh Shark Tank

Nguồn: NVCC

Trước những buổi thuyết trình, hầu như ai cũng có những nỗi lo vô hình khi nghĩ đến phản ứng và đánh giá của người nghe. Họ có thể là khách hàng, hoặc nhà đầu tư nếu đó là các buổi thuyết trình ý tưởng và gọi vốn.

Hiểu được tâm lý đó, Vietcetera đã tìm đến hai nhân vật đã từng thực hiện nhiều buổi thuyết trình và gọi vốn thành công, tiêu biểu là trong chương trình Shark Tank Việt Nam, để nhờ họ chia sẻ những lời khuyên thiết thực dựa trên kinh nghiệm thực tế.

Dưới đây là 5 tips mà anh Đinh Minh Quyền, CEO của mô hình Talks Cafe thuần về lĩnh vực tài chính, và chị Kinh Văn Quân Dao, CEO của ứng dụng tư vấn thời trang Phleek, đã vận dụng để chinh phục được đối tượng lắng nghe bài thuyết trình của mình.

1. Xác định thông tin tạo sức nặng cho phần thuyết trình

Đúng là chẳng ai ra chiến trường với tay không, đi thuyết trình cũng vậy, bạn luôn phải chuẩn bị một file nội dung. Nhưng thông tin ở đây không chỉ đơn thuần là những dữ liệu hỗ trợ cho ý tưởng, mà còn xoay quanh người nghe nữa.

Thocircng tin ở đacircy khocircng chỉ đơn thuần lagrave những dữ liệu hỗ trợ cho yacute tưởng magrave cograven xoay quanh người nghe nữa sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Thông tin ở đây không chỉ đơn thuần là những dữ liệu hỗ trợ cho ý tưởng, mà còn xoay quanh người nghe nữa.

Đừng lơ là phần hỏi đáp sau mỗi buổi thuyết trình, vì đây là lúc người nghe đánh giá ý tưởng của bạn lần cuối thông qua cách bạn trả lời những nghi vấn của họ. “Khi luyện tập cho bài thuyết trình, bạn nên dự đoán những câu hỏi mà người nghe sẽ đặt ra để chuẩn bị trước hướng trả lời tốt nhất,” Dao chia sẻ. Muốn làm được vậy, cần xác định người nghe là ai, họ lưu tâm đến điều gì để xây dựng nội dung phù hợp với họ nhất.

Thông tin ở đây không chỉ đơn thuần là những dữ liệu hỗ trợ cho ý tưởng, mà còn xoay quanh người nghe nữa. Chưa kể đến những trường hợp bạn nhận được những câu hỏi “vô thưởng vô phạt” ngoài dự đoán. “Ngoài tác dụng thử thách sự linh hoạt và khéo léo của bạn, những câu hỏi như thế còn là một phép thử xem bạn đã nghiên cứu kỹ những thông tin xoay quanh ý tưởng của mình chưa,” chị Dao nói. “Chỉ khi bạn hiểu rõ ý tưởng của mình, bạn mới có thể đặt mình ở thế chủ động khi thương lượng với đối tác,” anh Quyền chia sẻ.

2. Sắp xếp, trình bày ý tưởng một cách thông minh

Một bài thuyết trình ấn tượng cần phải đủ thông tin, nhưng chỉ mỗi thông tin thôi thì lại chưa đủ để khiến bài thuyết trình trở nên thuyết phục. Cách ta sắp xếp, dẫn dắt người nghe đến từng dạng thông tin mới đóng vai trò quyết định.

Bắt đầu bagravei thuyết trigravenh bằng một cacircu hỏi hoặc kể một cacircu chuyện thật để dẫn dắt tới yacute tưởng của migravenh sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi, hoặc kể một câu chuyện thật để dẫn dắt tới ý tưởng của mình

“Bạn cần nêu bật sự khác biệt trong ý tưởng của mình, sau đó đưa ra giải pháp cho những vấn đề phát sinh xoay quanh ý tưởng đó,” anh Quyền chia sẻ về cách anh xây dựng bài thuyết trình trong lĩnh vực tài chính. Nhờ việc thẳng thắn đề cập đến những quyền lợi và ích lợi mà đối tác sẽ nhận được, anh đã thành công gọi vốn trong chương trình Shark Tank Việt Nam.

“Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi, hoặc kể một câu chuyện thật để dẫn dắt đến ý tưởng của mình.” Với nền tảng trong ngành truyền thông, đây là cách chị Dao nắm bắt sự chú ý của người nghe từ những giây đầu tiên. “Bởi số liệu tuy quan trọng nhưng không phải ai cũng hứng thú nghe…”

Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng câu chuyện, chỉ tìm những giá trị cốt lõi của ý tưởng và kể câu chuyện đằng sau nó, như thế sẽ dễ liên hệ đến cảm xúc của người nghe. Nếu những người đưa ra quyết định không có mặt trong buổi thuyết trình, có một câu chuyện như vậy cũng dễ dàng để truyền đạt lại ý chính cho họ hơn.

3. Xuất hiện chỉn chu

“Phần thuyết trình của bạn chính thức bắt đầu từ khi bạn vừa xuất hiện, chứ không phải khi bạn cất lời,” Dao nhấn mạnh. “Con người vốn dễ bị thu hút bởi hình ảnh, đặc biệt khi giao tiếp, họ có xu hướng nhìn trước, nghe sau. Vậy nên bạn cần phải làm chủ được hình ảnh cá nhân của mình để xây dựng một bài thuyết trình ấn tượng, cả về thị giác lẫn thính giác.”

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải gò ép bản thân vào những bộ suit khô cứng nếu nó không phù hợp với cá tính của mình. “Hãy học cách chọn trang phục phù hợp với nội dung buổi thuyết trình, nhưng vẫn tôn lên được ưu điểm và cá tính riêng.”

4. Ghi điểm với phong thái tự tin

Sau khi đã tạo được ấn tượng ban đầu bằng hình ảnh cá nhân, mấu chốt tiếp theo nằm ở cách bạn tương tác và truyền tải thông tin đến người nghe.

Để thuyết phục người nghe tin tưởng vào những gì bạn nói, bạn phải diễn đạt một cách tự tin và mạch lạc nhất để chứng tỏ bạn hiểu rõ những gì mình làm. “Bạn có thể là một người rất giỏi trong lĩnh vực của mình, và ý tưởng của bạn vô cùng tiềm năng, nhưng nếu bạn không tự tin khi truyền đạt thì ý tưởng đó sẽ mất đi giá trị của nó!” Dao chia sẻ.

“Không thể thiếu nụ cười và giao tiếp bằng mắt,” anh Quyền khẳng định. “Vì hai thứ này sẽ mang lại năng lượng tích cực cho phần thuyết trình, nhằm thu hút sự chú ý của người nghe và giúp bạn tạo được ấn tượng tốt.”

5. Luyện tập qua những trận đánh nhỏ trước

Phần lớn mọi người luôn muốn tìm ra cách nhanh nhất để có được kỹ năng thuyết trình ấn tượng. Thật ra không có phương thức nào giúp bạn trở nên tự tin và ứng xử khéo léo chỉ trong tích tắc cả. Lời khuyên của cả hai cựu thí sinh Shark Tank là: “Trước khi mang ý tưởng đi đánh những trận lớn, hãy tận dụng tất cả các cơ hội để luyện tập, chẳng hạn như thuyết trình trước sếp, đồng nghiệp, và bạn bè.”

“Nếu là gọi vốn, hãy bắt đầu với những nhà đầu tư nhỏ. Qua đó bạn sẽ biết được góc nhìn khách quan của người khác và hoàn thiện ý tưởng của mình.”

Xem thêm:
[Bài viết] ELSA Speak: CEO Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ lối tư duy để khởi nghiệp thành công
[Bài viết] How I Manage: Shark Lê Đăng Khoa và những chiến lược đầu tư đa ngành