Deep Web và những bí mật ẩn sâu | Vietcetera
Billboard banner

Deep Web và những bí mật ẩn sâu

Deep Web là gì? Deep Web có phải là “tảng băng chìm” ẩn chứa nhiều bí mật của không gian mạng?
Deep Web và những bí mật ẩn sâu

Deep Web không xấu, mục đích sử dụng Deep Web của con người mới quyết định điều này | Nguồn: YouTube

1. Deep Web là gì?

Deep Web /ˌdiːp ˈweb/ (danh từ) còn được gọi là web chìm. Đây là thuật ngữ để chỉ các trang mạng không thuộc kiểu web nổi (Surface Web) và không thể tìm kiếm được trên các công cụ tìm kiếm thông thường như Google, Bing hay Baidu.

Deep Web không có cơ sở dữ liệu (databases), thông tin đăng nhập, cũng như không được đánh dấu và lập chỉ mục (index). Điều này khiến các dữ liệu trên Deep Web dễ dàng bị bỏ quên, khiến nó trở nên bí ẩn hơn.

Để truy cập vào Deep Web, người dùng phải sử dụng trình duyệt chuyên dụng tên là Tor. Trình duyệt này giúp việc truy cập được bảo vệ an toàn khỏi những web có nội dung phi pháp và Dark Web.

Deep Web phát huy những tác dụng tích cực sau:

  • Mang tới nguồn tài liệu đa dạng cho các nhà khoa học.
  • Là một công cụ tố giác ẩn danh.
  • Bảo vệ sự riêng tư của người dùng.

Tuy nhiên, Deep Web cũng là nơi lý tưởng để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp như:

  • Buôn bán vũ khí trái phép.
  • Phát tán văn hoá phẩm đồi trụy.
  • Giao dịch lậu.
  • Rửa tiền.
  • Nội gián.

2. Nguồn gốc của Deep Web

Khái niệm về Deep Web được đưa ra lần đầu vào năm 1994 bởi Michael Bergman. Tại thời điểm đó, Deep Web được gọi với cái tên Invisible Web.

Thuật ngữ Deep Web chính thức được công nhận vào năm 2001 trong một nghiên cứu của Bergman. Trong nghiên cứu này, Bergman đã chỉ ra rằng Deep Web có kích thước gấp 400 đến 550 lần những website thông thường trên thế giới.

3. Sử dụng Deep Web như thế nào?

Tiếng Anh

The Deep Web may contain over 1000 times more information than others which are accessed by some popular search engines.

Tiếng Việt

Deep Web có thể chứa lượng thông tin nhiều gấp 1000 lần so với các trang web thông thường.

4. Những từ liên quan đến Deep Web

titledeep web deep web
Deep Web được xem là “tảng băng chìm” bí ẩn của không gian mạng | Nguồn: YouTube

Một số ý kiến cho rằng Deep Web có 8 tầng. Vì thế, khi nhắc đến Deep Web người ta có thể đề cập đến:

  • Surface Web: Được gọi là “web nổi”, đây là những trang web mà người dùng có thể truy cập hàng ngày như Youtube, Vietcetera, Facebook.
  • Bergie Web: Được gọi là “web vô thừa nhận”, đây là tầng trang web sâu nhất mà người dùng có thể truy cập vào một cách thông thường. Ví dụ cho loại trang web này là 4chan.
  • Web Charter: Được gọi là “web điều lệ”, Web Charter được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất chứa nội dung liên quan đến buôn bán vũ khí và chất cấm như Silk Road. Loại thứ hai chứa nội dung liên quan đến những thí nghiệm vô nhân đạo.
  • Marianas Web: Được gọi là “web ẩn mạng trong mạng”, loại trang web này chứa tài liệu rò rỉ từ các quốc gia & tổ chức và các hoạt động tâm linh kỳ dị.
  • Diversion Web: Được gọi là “web chuyển hướng”, loại trang web này chứa nội dung liên quan đến thông tin mật và dữ liệu của chính phủ.
  • The Fog/Virus Soup: Loại trang web này chứa nội dung liên quan đến các hoạt động buôn bán hàng cấm như ma tuý và vũ khí hạng nặng.
  • The Primarch System: Đây là tầng cuối cùng của Internet. Hiện tại chưa ai tìm ra được nội dung ở tầng này.

5. Đọc thêm về Internet tại Vietcetera

Tóm Lại Là: Lối đi nào cho tương lai phủ sóng Internet vệ tinh tại Việt Nam?

Viễn cảnh Internet vệ tinh tại Việt Nam liệu có khả thi?

4 Cách để bảo vệ chất xám của mình trên nền tảng internet

Hãy tham khảo những cách bảo vệ nội dung sau, TRƯỚC KHI bạn tạo ra chúng.

Bóc Term: Cyber romance - Những tình yêu thở bằng Internet

Trước sự bùng nổ của công nghệ mới và hấp dẫn, thì tình yêu cũng sẽ được 'hiện đại hóa' với kiểu yêu qua mạng mang tên Cyber Romance.

3 Phương pháp phân biệt tin giả trên mạng

Người dùng Internet đang tiếp xúc với hàng trăm luồng thông tin mỗi ngày, bao gồm cả những tin giả. Vì thế, Vietcetera sẽ liệt kê 3 cách giúp bạn xác minh nguồn tin của một bài viết.

Nick ảo giấu được gì, và không giấu được gì?

Chúng ta lên mạng để "ẩn danh", để sống một cuộc sống khác. Tuy nhiên, mỗi động thái của bạn trên Internet đều lưu lại một dấu vân tay.