Hội chứng con vịt - Thực sự có những người giỏi không cần cố? | Vietcetera
Billboard banner
28 Thg 12, 2021
Cuộc SốngTâm Lý Học

Hội chứng con vịt - Thực sự có những người giỏi không cần cố?

Bạn cùng bàn nói chưa học chữ nào, nhưng điểm phát ra luôn là 10? Duck syndrome (hội chứng con vịt) sẽ lý giải thực hư việc có người giỏi mà không cần cố hay không.
Hội chứng con vịt - Thực sự có những người giỏi không cần cố?

Nguồn: Pinterest

Đứa bạn bảo rằng nó chưa học chữ nào và còn đăng story đi quẩy tối hôm trước, thế nhưng điểm kiểm tra vẫn là con 10 tròn trĩnh. Các nữ idol Hàn Quốc trông luôn tận hưởng trên mạng xã hội qua các tấm ảnh ăn, chơi nhưng họ lại luôn có vẻ ngoài “chuẩn không cần chỉnh”.

Bạn có bao giờ ghen tị với những người này và tự nghĩ tại sao họ lại hoàn hảo đến thế, dù chẳng cố gắng chút nào?

Đứa bạn đạt điểm 10 thực ra đã phải thức đến sáng học bài từ nhiều đêm trước đó. Sau mỗi lần đi ăn là những ngày ăn kiêng khốc liệt của các nữ idol. Thực chất, vô số người luôn phải nỗ lực gấp nhiều lần người khác, nhưng họ không bao giờ nói cho ai biết. Thậm chí, họ còn khoác lên mình vẻ ngoài bình thản, như thể đã đạt thành tựu mà chẳng cần nỗ lực gì.

Tình trạng này được biết đến với cái tên hội chứng con vịt (duck syndrome).

Hội chứng con vịt là gì?

Hội chứng con vịt miêu tả tình trạng một người hoàn hảo trong mắt mọi người và lúc nào cũng có vẻ chẳng cần cố gắng gì. Nhưng thực chất, họ đang chịu rất nhiều áp lực và nỗ lực vô cùng để theo kịp guồng quay của xã hội.

Tên gọi của hội chứng này xuất phát từ cách loài vịt bơi. Những chú vịt luôn lướt nhẹ nhàng trên mặt hồ như thể không tốn bất kì công sức nào, nhưng thực ra đôi chân nhỏ bé của chúng đang phải đạp cật lực dưới nước để không bị chìm.

Trong phim quotVigrave sao đưa anh tớiquot ngocirci sao Chun Song Yi luocircn phải thể hiện vẻ ngoagravei quotchuẩn khocircng cần chỉnhquot trước mọi người dugrave phải thức trắng đecircm hay thậm chiacute khi đau bụng đến mức chuẩn bị cấp cứu Nguồn Naver
Trong phim "Vì sao đưa anh tới", ngôi sao Chun Song Yi luôn phải thể hiện vẻ ngoài "chuẩn không cần chỉnh" trước mọi người dù phải thức trắng đêm, hay thậm chí khi đau bụng đến mức chuẩn bị cấp cứu. | Nguồn: Naver

Những nhà nghiên cứu ở hai trường Đại học Pennsylvania và Stanford đã tìm hiểu và phát hiện ra hội chứng con vịt khá phổ biến với các sinh viên nơi đây. Sinh viên trường Đại học Pennsylvania gọi đây là hiện tượng “Penn Face”, trong khi ở Stanford thì nó được biết đến cái tên “hội chứng con vịt Stanford”, hay còn được gọi ngắn gọn là “hội chứng con vịt”.

Vì sao bạn lại trải qua hội chứng con vịt?

Một trong những lý do phổ biến cho hội chứng này là vì chúng ta muốn hướng đến một hình mẫu hoàn hảo mà không cần phải nỗ lực (effortless perfection). Cụm từ này lần đầu xuất hiện trong một báo cáo của trường Đại học Duke vào năm 2003.

Cụ thể, các nữ sinh ở đây luôn cố gắng xây dựng hình tượng xinh đẹp và thành công một cách dễ dàng, như thể chỉ cần ngủ một giấc tỉnh dậy là có được ngay. Thế nhưng họ luôn phải đảm bảo người ngoài không biết mình đã bỏ ra nhiều công sức đến thế nào.

Các giáo sư tại trường Đại học Loyola ở Chicago đã đưa ra nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này:

Tập trung vào cái tôi (Ego orientation)

Thuyết định hướng mục tiêu (goal orientation theory) cho rằng động lực thúc đẩy một người gặt hái thành công được chia thành hai nhóm: hướng đến công việc (task orientation) và hướng đến cái tôi (ego orientation).

Blair trong Gossip Girl cũng lagrave một higravenh mẫu điển higravenh của việc cố gắng cật lực để phần nagraveo chứng tỏ migravenh giỏi hơn mọi người Nguồn Gossip Girl
Blair trong Gossip Girl cũng là một hình mẫu điển hình của việc cố gắng cật lực để phần nào chứng tỏ mình giỏi hơn mọi người. | Nguồn: Gossip Girl

Trong khi những người hướng đến công việc đề cao quá trình học hỏi và phát triển bản thân, những người hướng đến cái tôi lại đánh giá thành công của mình dựa trên việc mình có xuất chúng hay không.

Vì chú trọng nhiều đến kết quả, những người “hướng đến cái tôi” phải thể hiện rằng bản thân chỉ bỏ ít công sức vào quá trình làm việc. Vì họ tin rằng điều đó sẽ khiến mình trông giỏi hơn những người khác.

Thuyết so sánh xã hội (Social comparison)

Cả hai loại so sánh xã hội đều tác động đến hội chứng con vịt.

Cụ thể, trong môi trường có nhiều cá nhân xuất chúng, chúng ta có xu hướng so sánh trên (upward comparison) - so sánh với người hơn mình về phương diện nào đó - để tạo động lực. Nhưng khi so sánh trên kéo dài, chúng ta sẽ dần không hài lòng về cuộc sống và luôn cố gắng đuổi theo guồng quay của xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng mong muốn được so sánh dưới (downward comparison) để có cảm giác “hơn người”. Việc càng nỗ lực sẽ càng thành công là câu chuyện ai cũng biết. Vậy nên, một số người có xu hướng tỏ ra mình đạt được thành công mà không cần chút nỗ lực nào để bản thân trở nên đặc biệt hơn.

Tư duy cố định (Fixed mindset)

Thuyết tư duy (mindset theory) của nhà tâm lý học Carol Dweck cho rằng con người có 2 lối tư duy chính: tư duy cầu tiến (growth mindset) và tư duy cố định (fixed mindset).

Những người có tư duy cầu tiến sống với niềm tin rằng việc trở nên giỏi hơn là một điều có thể dễ dàng rèn luyện. Còn những người có tư duy cố định thì ngược lại. Họ tin rằng trí thông minh, tài năng và tính cách vĩnh viễn không bao giờ thay đổi được. Nếu như bạn thành công thì đó là do bẩm sinh, chứ không phải kết quả của sự luyện tập.

Vì niềm tin ấy, những cá nhân có tư duy cố định tuân theo ba quy tắc:

  • Trông thông minh mọi lúc
  • Trí thông minh nên đến mà không cần nỗ lực
  • Che giấu sai lầm và khuyết điểm

Họ luôn tìm cách hạn chế và che giấu những nỗ lực của bản thân, bởi nỗ lực sẽ đồng nghĩa với yếu kém.

Làm sao để hạn chế sự ảnh hưởng của hội chứng con vịt?

Hội chứng con vịt không phải là một căn bệnh. Tuy nhiên, việc cố gắng nỗ lực trong thầm lặng, không chia sẻ sự mệt mỏi với người xung quanh sẽ khiến căng thẳng kéo dài. Lâu dần, bạn phải trải qua nhiều vấn đề về sức khoẻ tinh thần như: mất ngủ, suy giảm khả năng tập trung và suy nghĩ, rối loạn lo âu và trầm cảm.

Hội chứng con vịt khocircng phải bệnh nhưng về lacircu dagravei noacute sẽ ảnh hưởng khocircng tốt đến sức khỏe tinh thần của bạn Nguồn Unsplash
Hội chứng con vịt không phải bệnh, nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của bạn. | Nguồn: Unsplash

Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ hội chứng con vịt, bạn có thể

  • Trò chuyện với những người bạn tin tưởng về khó khăn của mình: Được lắng nghe và thấu hiểu luôn là một liều thuốc chữa lành. Nếu ngại phải nói ra với người quen, bạn có thể chia sẻ (ẩn danh) trên các trang confession hoặc các hội nhóm có chung tiếng nói. Các sinh viên tại trường Đại học Stanford thậm chí đã tạo một nhóm Facebook dành riêng cho việc giãi bày tâm sự thầm kín.
  • Ngừng so sánh bản thân với người khác: Việc liên tục nhìn thấy những người giỏi giang trên mạng xã hội dễ khiến bạn có áp lực phải trở nên giống họ. Nhưng thực ra, người duy nhất bạn cần so sánh chính là bản thân mình. Đừng để áp lực đồng trang lứa đè nặng lên bạn.
  • Đừng quá khắt khe với bản thân: Chúng ta thường nghĩ mọi người sẽ chú ý đến từng lỗi lầm của mình. Điều đó khiến ta sợ hãi những sai lầm. Nhưng thực ra, người khác thường không quá quan tâm đến bạn nhiều như bạn nghĩ. Vậy nên hãy thư giãn và dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân.

Đọc thêm:

Làm thế nào để thoát khỏi ám ảnh về sự hoàn hảo?

Mở lòng: Khi bạn sẵn sàng chấp nhận khả năng bị tổn thương

Beautiful mess effect - Sự xấu hổ của bạn, vẻ đẹp trong mắt người khác

4 Ứng dụng giúp bạn tâm sự với người lạ