Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng từ vựng thì “học mãi không hết”. Không những phải ghi nhớ nghĩa, cách viết, từ đồng nghĩa, cách sử dụng, chúng ta còn phải lưu ý đến cách phát âm của từ. Trong một cuộc nói chuyện, một từ phát âm sai cũng có thể thay đổi cục diện. Đây cũng chính là thử thách lớn của những người tự học tiếng Anh.
Từ khi sinh ra, chúng ta sẽ tập nói những âm tiết ở từng độ tuổi khác nhau. Trong khoảng 6 năm đầu đời, trẻ em sẽ bắt chước cách phát âm của phụ huynh mà sẽ khó thay đổi về sau. Nói cách khác, phát âm của phụ huynh sẽ quyết định cách phát âm của trẻ. Và khi bắt đầu một ngoại ngữ, ai cũng là một đứa trẻ. Cách học ngoại ngữ tốt nhất, vì thế, là bắt chước. Nhưng tại sao lại phải bắt chước, và bắt chước như thế nào?
Trước khi mách nhỏ các bạn chiến thuật và công cụ tự học phát âm, chúng ta hãy “mổ xẻ” xem nguyên nhân nào khiến phát âm lại là một thử thách nhé.
Nhìn vậy nhưng chưa chắc đọc vậy
Một ví dụ đơn giản là chữ “a” có 7 cách phát âm trong tiếng Anh. Khi gặp những từ quen thuộc như apple /ˈæp.əl/, about /əˈbaʊt/, share /ʃeər/,... chúng ta thường phát âm theo quán tính. Nhưng ở những từ mới, chữ “a” hoàn toàn có thể khiến người tự học bối rối. Vì thế, để có thể phát âm một từ chuẩn, hãy dựa vào phiên âm của từ đó theo IPA (Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế).
Bên cạnh đó, khi gặp từ mới, chúng ta dễ có xu hướng phát âm từng âm tiết theo quy chuẩn của tiếng mẹ đẻ. Thói quen này vô hình trung tạo ra một giọng (accent), khiến chúng ta khó phát âm chuẩn. Lý do là vì nhiều âm trong tiếng Anh không hoàn toàn giống chính xác với âm đó trong tiếng Việt. Ví dụ như âm /ei/ thường bị lệch thành “ê” hay “ây”.
Ngoài ra, còn có những lỗi khác trong cách phát âm mà chúng ta cần chú ý. Làm quen với phiên âm theo chuẩn IPA là bước tiếp cận để phát âm được chuẩn xác.
Đừng nhẩm trong đầu, hãy viết ra
Mỗi từ đều có cách phát âm riêng, thậm chí là khác so với những từ cùng gốc nghĩa của nó. Từ cùng gốc nghĩa (word family) là những từ thuộc loại từ khác nhau (danh từ/tính từ/trạng từ/động từ), nhưng có chung gống nghĩa. Chúng được hình thành bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố nào đó vào từ gốc. Ví dụ như real /rɪəl/ (tính từ), reality /riˈæl.ə.ti/ (danh từ), realise /ˈrē(ə)ˌlīz/ (động từ), unrealistic /ʌn.rɪəˈlɪs.tɪk/ (tính từ). Chúng ta sẽ khó mà nhớ cách phát âm nếu không thể nhớ cách viết hay ý nghĩa của từ đó. Vì thế, hãy viết mọi thứ ra giấy.
Bạn sẽ cần chia ra ba cột tương ứng với từ, phiên âm và ý nghĩa. Sau đó, bạn điểm qua một lượt, rồi che từng cột lại. Bạn sẽ phải thử thách mình viết lại đúng thông tin ở vị trí đó. Khi đến cột phát âm, đừng ngại đọc to lên. Bài tập “thể dục” cho não này sẽ giúp bạn ghi nhớ từ mới lâu và chính xác hơn. Bên cạnh phát âm, bạn cũng tự tạo cơ hội để rèn luyện chính tả qua phương pháp này.
Tự biên soạn một “cuốn từ điển bỏ túi”
Đúng thế, chúng ta không thể mỗi lần ôn tập từ vựng là lấy cả đống giấy note trước giờ ra được! Hãy làm cho mình một xấp flashcard.
Hãy ghi lại những từ mới bạn đã học ở một mặt, mặt kia để dành cho phiên âm và ý nghĩa. Bạn có thể để những từ vựng cùng gốc nghĩa gần nhau. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng nhớ được một tổ hợp nhiều từ, và phân biệt cách phát âm của chúng. Với xấp flashcard nhỏ gọn đó, bạn có thể dễ dàng tổng hợp từ vựng mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt là khi chuẩn bị mùa ôn thi.
Bên cạnh đó, bạn có thể đưa những từ cùng chủ đề vào chung một xấp flashcard. Đây cũng là cách bạn tổng hợp kiến thức của bài học liên quan đến những từ vựng đó. Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một xấp flashcard những từ chỉ “chủ nghĩa” (-ism). Nó không làm bạn trở thành một triết gia, nhưng sẽ giúp bạn hệ thống được những khái niệm “khó nuốt” này.
Những xấp flashcard này chính là giải pháp “kinh điển” cho những người tự học ngoại ngữ. Thế nhưng, sấp giấy này vẫn còn dày quá! Và đôi khi, chúng ta vẫn không chắc mình đang phát âm chuẩn không. Vậy làm sao?
Gọn hơn flashcard, lại còn biết chấm điểm
Bao nhiêu xấp flashcard cho vừa công cuộc luyện phát âm, khi chúng ta đã có thể làm mọi việc trên điện thoại!
Khi nhắc đến việc luyện phát âm tiếng Anh, chắc chắn không thể bỏ qua ứng dụng ELSA. Là ứng dụng học tiếng Anh chú trọng vào việc chuẩn hóa phát âm, ELSA có một tính năng giúp người dùng vừa ghi nhớ từ vựng, vừa luyện phát âm: Study set (Bộ bài học).
Tình năng này mô phỏng mô hình của flashcard với đầy đủ hiển thị về phiên âm và ý nghĩa. Sự khác biệt của tính năng này với một xấp flashcard hay một cuốn từ điển chính là chức năng thu âm giọng nói để kiểm tra độ chính xác. Ở phía dưới phần mô tả của mỗi từ sẽ có một chiếc micro để bạn tập phát âm từ đó. Công nghệ đánh giá của ELSA sẽ giúp người đọc biết mức độ chính xác trong cách phát âm của bản thân để có thể điều chỉnh.
Người dùng có thể tự tạo một danh sách các từ cùng chủ đề để có thể vừa ôn lại kiến thức, vừa luyện phát âm. Bên cạnh đó, cũng có những bộ bài học được tuyển chọn (từ vựng thường dùng trong các kỳ thi năng lực Anh ngữ) để người dùng tham khảo và học hỏi. Và chỉ cần để chế độ “công khai”, bộ bài học của bạn cũng sẽ được chia sẻ với những người dùng khác.
Hãy tải ngay ứng dụng ELSA để khám phá những Study set (Bộ bài học) được tổng hợp sẵn theo những chủ đề của podcast Vietnam Innovators của Vietcetera như: Homebase, Anan Saigon, Fulbright University, Gojek, VNG,...
Học phát âm là một hành trình. Đừng vì một đích đến vô thực mà bỏ qua những điều thú vị nho nhỏ trên hành trình này.
Quý đối tác doanh nghiệp, trung tâm Anh ngữ và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh có thể liên hệ đến ELSA qua email: bizdev@elsanow.io
ELSA Speak là ứng dụng học nói tiếng Anh hàng đầu thế giới. Thông minh, không mất quá nhiều thời gian, ít tốn kém và lộ trình học được cá nhân hoá là những điểm vượt trội khiến ELSA Speak được sử dụng rộng rãi tại 100+ quốc gia trên thế giới, là sự lựa chọn của nhiều công ty cũng như được tích hợp vào chương trình giảng dạy tại các trung tâm Anh ngữ hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đạo tạo kỹ năng tiếng Anh cho nhân viên, ELSA mang đến một giải pháp toàn diện mang tên 'Giải pháp ELSA dành cho Doanh nghiệp và Tổ chức giáo dục'.