Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình? | Vietcetera
Billboard banner
22 Thg 08, 2019

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Sâu thẳm tiềm thức của phụ nữ luôn có một nỗi sợ mơ hồ rằng họ sẽ phải đánh đổi gia đình để có được thành công trong sự nghiệp.

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Năm 2018, tôi có cơ hội phỏng vấn một công việc mà mình rất thích. Công việc liên quan đến tuyển sinh quốc tế tại một trường đại học ở Mỹ. Trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng có nói yêu cầu đi công tác liên tục (ít nhất 8 tuần mỗi kỳ học) là một đặc thù của công việc này. Con trai tôi lúc đó chưa đầy 3 tuổi và vợ chồng tôi không có ai giúp đỡ.

Ngay lúc đó, thay vì tập trung để hoàn thành cuộc phỏng vấn, tôi đã nghĩ đến viễn cảnh ai sẽ trông con cho tôi đi công tác, chồng tôi sẽ thu xếp thế nào trong khi công việc rất bận rộn… Tôi đã nói thật với người phỏng vấn về những lo lắng của mình. Mặc dù tôi có nói là sẽ cố gắng thu xếp, nhưng nét mặt thiếu tự tin và quyết đoán đã ngầm nói với nhà tuyển dụng là tôi chưa sẵn sàng để làm công việc đó.

Sacircu thẳm tiềm thức của phụ nữ luocircn coacute một nỗi sợ mơ hồ rằng họ sẽ phải đaacutenh đổi gia đigravenh để coacute được thagravenh cocircng trong sự nghiệp
Sâu thẳm tiềm thức của phụ nữ luôn có một nỗi sợ mơ hồ rằng họ sẽ phải đánh đổi gia đình để có được thành công trong sự nghiệp.

Tôi không phải người phụ nữ duy nhất từng trải qua tình huống này. Trong cuốn sách Lean in (2013), tác giả Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook, viết về những rào cản và định kiến xã hội đối với những người phụ nữ có tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp. Một yếu tố ít ai ngờ đến là chính phụ nữ lại có tư tưởng tự giới hạn bản thân khi không có ý định chạy đua vào chiếc ghế lãnh đạo hay quản lý. Họ có đủ năng lực và kinh nghiệm nhưng lại tự ngăn mình vươn tới những đỉnh cao trong sự nghiệp.

Suy nghĩ này bắt đầu hình thành từ khi các bé gái quan sát thấy mẹ luôn là người đảm nhận mọi công việc chính trong nhà, chăm sóc chồng con, nấu nướng, dọn dẹp, đi chợ. Quan sát đó lớn dần theo năm tháng cho đến khi trở thành mặc định, “Đây sẽ là những việc mình phải làm khi lập gia đình”.

Khi đến tuổi trưởng thành, tư tưởng này được biểu hiện bằng việc phụ nữ tự hạn chế việc học hỏi thêm, phát triển các kỹ năng mới, mở rộng các mối quan hệ, tìm kiếm các cơ hội tốt hơn. Sâu thẳm tiềm thức của phụ nữ luôn có một nỗi sợ mơ hồ rằng họ sẽ phải đánh đổi gia đình để có được thành công trong sự nghiệp.

Suy nghĩ này tồn tại ở cả những phụ nữ độc thân, những người phụ nữ trẻ thế hệ Millennial có đầy đủ học vấn, năng lực, và cơ hội tiếp cận thông tin. Sheryl lấy ví dụ một nữ đồng nghiệp từ chối cơ hội thăng tiến vì sợ một ngày nào đó cô ấy sẽ phải lập gia đình và sinh con. Thực tế là lúc đó cô ấy còn chưa có cả người yêu!

Em họ tocirci muốn đi du học cagraveng sớm cagraveng tốt vigrave sợ để lacircu đến khi học về sẽ khoacute lấy chồng
Em họ tôi muốn đi du học càng sớm càng tốt vì sợ để lâu đến khi học về sẽ khó lấy chồng.

Sau khi đọc những điều Sheryl viết trong cuốn sách, tôi mới nhận ra mình cũng có tư tưởng tự giới hạn bản thân từ bấy lâu nay mà không hề biết. Khi có con nhỏ và bắt đầu đi làm ở Mỹ, tôi đã nhiều lần nghĩ đến chuyện đi học thêm nhưng lại lo ngại việc đi học sẽ ảnh hưởng đến thời gian dành cho gia đình. Tôi cứ lấn cấn suy nghĩ mãi và phải mất đến 3 năm mới quyết định nộp đơn đi học.

Phan Việt là nhà văn nữ đang sống ở Mỹ mà tôi rất yêu thích. Trong cuốn sách Xuyên Mỹ, Phan Việt trải lòng viết về những đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của mình. Tác giả đi sâu vào khám phá những mâu thuẫn nội tâm mà bất cứ người phụ nữ nào, nhất là phụ nữ Việt Nam, phải trải qua khi bắt đầu sự nghiệp và bước vào cuộc sống gia đình.

Trong quá trình ly hôn với những bất ổn về tâm lý và dằn vặt tự trách mình, Phan Việt đã có lúc phải đồng ý với nhận định phụ nữ không thể có cả sự nghiệp và gia đình. Đây cũng là điều mà tôi và nhiều người bạn gái của mình hay bị “dọa dẫm” khi tỏ ra là người phụ nữ có tham vọng trong sự nghiệp.

Sống và làm việc ở nước ngoài gần 10 năm, tôi đã nghĩ tư tưởng của mình hẳn là phải thoáng lắm, nhưng rồi vẫn gặp phải những rào cản tâm lý, nỗi lo khi cán các cột mốc 30 (“gái 30 tuổi đã toan về già”) hay 35 (nên sinh con trước 35 tuổi)… Em họ tôi còn rất trẻ và hiện đang lập nghiệp ở Sài Gòn. Mặc dù có công việc rất tốt, em vẫn muốn đi du học càng sớm càng tốt vì sợ để lâu đến khi học về sẽ khó lấy chồng. Nhiều bạn bè 9x của em cũng có nỗi lo tương tự như vậy và còn rủ nhau lập hội “Alone but awesome” (dịch nôm na là “Độc thân cool ngầu”) để xả stress với nhau.

Sau những gì xảy ra, tôi tự rút ra được một số bài học cho bản thân.

Phụ nữ cugraveng nhau
Phụ nữ, cùng nhau.

Thứ nhất, đừng lo lắng vì những việc chưa xảy ra.

Nếu chưa có gia đình hay con cái, hãy tập trung phát triển sự nghiệp, kỹ năng, mở rộng các mối quan hệ. Điều gì đến sẽ đến, hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Mọi thứ đều có cách giải quyết, hãy chuẩn bị tâm lý để ứng phó nhưng đừng để nỗi lo sợ kiểm soát cuộc sống của mình. Thông thường, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề đang tồn tại hơn là một vấn đề chưa xảy ra, không có thật, thường là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Thứ hai, đừng để những mốc thời gian khiến mình hoảng sợ.

Tôi nhớ mình đã khá hốt hoảng khi chạm mốc 30, một cột mốc khá quan trọng mà nhiều người phụ nữ thường cảm thấy “thời thanh xuân sẽ qua”. Tương tự như vậy, phụ nữ thường được khuyên là nên sinh con trước 35 tuổi.

Tuy nhiên, với tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng lên như hiện nay, 30 tuổi có thể chỉ được coi như 20, và với sự phát triển của khoa học và y học thì phụ nữ có thể sinh con sau 35 tuổi mà không gặp phải những biến chứng về thai kỳ nếu người mẹ không có tiền sử bệnh tật. Cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ hơn 35 tuổi sẽ kém thông minh hơn. Đừng tự trói mình vào những cột mốc thời gian chỉ mang tính tham khảo.

Thứ ba, những vấn đề mà phụ nữ hiện đại ngày nay đang gặp phải thực ra rất phổ biến, hãy chia sẻ với những người khác.

Bằng việc chia sẻ với những người phụ nữ khác, chúng ta sẽ thấy mình không phải là người duy nhất đối mặt với những rào cản tâm lý hay có tư tưởng tự giới hạn bản thân. Việc chia sẻ sẽ giúp trút bỏ gánh nặng, giảm bớt sự lo lắng thực ra là không cần thiết, học hỏi kinh nghiệm từ người khác để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho mình.

Trên thế giới, phong trào #MeToo đã giúp nhiều phụ nữ chia sẻ một cách cởi mở về việc bị lạm dụng tình dục. Họ đã che dấu, không muốn nhắc đến trong một thời gian dài nhưng nhờ có phong trào này, họ có thêm sức mạnh và lòng can đảm để kể lại câu chuyện của chính mình, từ đó giúp thêm nhiều phụ nữ khác bước ra khỏi hố đen để hàn gắn vết thương của mình.

Mặc dù Việt Nam và thế giới đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, trong môi trường làm việc phụ nữ vẫn thường xuyên gặp phải những rào cản và định kiến nhất định. Họ có thể bị coi thường, ganh ghét và khó chịu khi có năng lực và tham vọng. Họ được tin tưởng ít hơn, và khả năng kiếm tiền luôn thấp hơn đàn ông dù ngang nhau ở trình độ và học vấn. Để đối mặt với những điều đó, phụ nữ càng cần phải tự tin vào chính mình và nỗ lực hết sức trong sự nghiệp, dũng cảm gỡ bỏ đi những rào cản và giới hạn do chính mình đặt ra.

Bài viết được thực hiện bởi Huyền Trần.

Hình ảnh được thực hiện bởi Trà Nhữ.

Xem thêm:

[Bài viết] Đam mê, sự nghiệp và tình cảm - Phụ nữ hiện đại nói gì?

[Bài viết] “Nữ hoàng rắc rối” Thủy Muối và hành trình đi tìm những giải pháp