Tại sao là chăn rau chứ không phải trồng rau? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Tại sao là chăn rau chứ không phải trồng rau?

Từ khi nào mà người phụ nữ lại được coi là rau?
Tại sao là chăn rau chứ không phải trồng rau?

Nguồn: Shutterstock

1. Chăn rau là gì?

Chăn rau chỉ hành động dụ dỗ, lợi dụng phụ nữ trẻ với mục đích quan hệ tình dục, vui chơi qua đường. Đây là thuật ngữ những quý ông “ham chơi” hay dùng kín với nhau. Từ này mang nặng tính miệt thị và coi rẻ giá trị của phụ nữ.

Rau ở đây thường chỉ những cô gái trẻ, trong sáng, chưa có nhiều trải nghiệm yêu đương, thậm chí họ có thể là học sinh, sinh viên. Trường hợp đối tượng bị dụ dỗ là trẻ vị thành niên, chăn rau là hành vi phạm pháp.

Theo định nghĩa của tờ An ninh thủ đô, có thời điểm rau còn chỉ người phụ nữ thoải mái trong chuyện sex và có nhu cầu tìm đối tác quan hệ. Lúc này, mối quan hệ có thể được coi là friends with benefits hoặc one night stand.

2. Nguồn gốc chăn rau?

Chăn rau được kết hợp bởi hai từ “chăn nuôi” và “trồng rau”. Vì rau ở đây chỉ người nên không dùng trồng rau, mà phải chăn rau, nhấn mạnh vào quá trình cưa cẩm, chăn dắt. Chăn rau có nguồn gốc từ các trang web sex đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2005, lượng tìm kiếm từ khóa này bùng nổ trên thanh tìm kiếm của Google. Sau đó chủ đề dần được mổ xẻ, bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn online. Cuối năm 2009, một bài viết tên Sally Ký Sự Chăn Rau xuất hiện trên trang Thiendia88.net. Trang này có tiền thân là Lauxanh.us, một trong những web khiêu dâm nổi tiếng nhất tại Việt Nam thời điểm đó.

3. Chăn rau phổ biến như nào?

Năm 2011, khi lượng người dùng Facebook ở Việt Nam tăng mạnh, các page, hội nhóm về chăn rau bắt đầu được lập ra. Tại đây, các thành viên sẽ hướng dẫn nhau chiến thuật săn mồi, dụ các cô gái vào nhà nghỉ, rồi chia sẻ địa chỉ, số điện thoại, hình ảnh gợi cảm của họ. Kẻ chăn rau chuyên nghiệp thì thích “đơn phương độc mã” hơn, cứ thế lao vào thị trường mà không cần sự hỗ trợ của ai.

titleNhững người trong caacutec hội nhoacutem nagravey thường chia sẻ higravenh ảnh gợi cảm của caacutec cocirc gaacutei trẻ Nguồn Unsplash
Người trong hội nhóm này thường chia sẻ hình ảnh gợi cảm của các cô gái trẻ | Nguồn: Unsplash

Hiện tượng này cũng phổ biến ở phương Tây. Các anh chàng thích dụ dỗ phụ nữ thường được gọi là pickup artist. Dựa theo đánh giá từ Bustle, The List, một số đặc điểm chung các pickup artist có thể là: thích phô trương, thường hẹn hò nơi vắng vẻ, né tránh chia sẻ nhiều thông tin cá nhân, hay đòi hỏi chuyện đó.

Chăn rau sai ở đâu?

  • Về tình: Dù phụ nữ có chấp nhận quan hệ, họ vẫn không muốn được gọi là rau, đó là sự tôn trọng tối thiểu cần có. Hơn nữa, có không ít kẻ chăn rau đã có người yêu, vợ con. Việc quan hệ ngoài luồng mà không có ý kiến của đối phương là sai về mặt đạo đức.

  • Về lý: Như đã nói, nếu đối tượng bị dụ dỗ là trẻ vị thành niên hoặc bị ép buộc quan hệ, chăn rau chắc chắn là hành vi phạm pháp.

  • Về sức khỏe: Bản thân người chăn rau có thể là một nguồn bệnh. Khi quan hệ không an toàn, họ có nguy cơ lây bệnh xã hội cho đối tác.

titleKhocircng phải người chăn rau nagraveo cũng thực hiện caacutec biện phaacutep quan hệ an toagraven Nguồn Unsplash
Không phải người "nông dân" nào cũng thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ | Nguồn: Unsplash

Ở chiều ngược lại có gì?

Nếu như một số đàn ông thích chăn rau thì cũng có vài chị em với thú vui chăn chuối. Lúc này kẻ đi săn lại trở thành con mồi.

Hình thức hoạt động trên các hội nhóm chăn rau, chăn chuối không quá khác biệt. Tuy nhiên, bên cạnh việc chia sẻ hình ảnh về các chàng trai trẻ, các chị em trong hội nhóm còn tâm sự về đời sống tình dục, chia sẻ bí mật thầm kín.

Ngày nay, sắc thái của các cụm từ chăn rau, chăn chuối không còn quá nặng nề, đôi khi còn được dùng để đùa vui. Dù vậy, xã hội vẫn coi đây một hiện tượng không lành mạnh, đáng phê phán.

4. Cách sử dụng từ chăn rau?

A: Idol của tao mới dính scandal chăn rau sạch nè. Tao không tin một người đẹp trai, hào hoa như thế dám làm chuyện đó.

B: Dù chưa rõ thực hư, nhưng tao hy vọng mày nên bỏ thói quen đánh giá người khác qua ngoại hình đi.