1. Risk tolerance là gì?
Risk tolerance (danh từ) là mức chịu rủi ro mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận trong kế hoạch tài chính của họ.
Tương tự với risk tolerance nhưng ở quy mô kinh doanh là risk appetite (khẩu vị rủi ro). Khẩu vị rủi ro là mức độ rủi ro mà cá thể đầu tư (cá nhân, doanh nghiệp) sẵn sàng chấp nhận nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.
Bên cạnh yếu tố số liệu và thị trường, mức chịu rủi ro còn bị chi phối bởi nhiều khía cạnh khác nhau của yếu tố tâm lý.
Ngay tại thời điểm quyết định, cảm xúc cá nhân và viễn cảnh suôn sẻ nhà đầu tư hình dung sẽ ảnh hưởng đến hành vi đón nhận rủi ro của họ. Ngoài ra, trải nghiệm từ quá khứ cũng góp phần định hình không nhỏ mức chịu rủi ro. Ví dụ nếu bạn đến từ gia đình công chức thay vì gia đình kinh doanh, mức chịu rủi ro của bạn có thể sẽ phần nào dè dặt hơn.
2. Tại sao risk tolerance quan trọng với đầu tư cá nhân?
Nhận thức được mức chịu rủi ro sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn thực tế về khả năng chịu đựng và ra quyết định trước những biến động của thị trường. Tùy vào mức độ risk tolerance, mỗi nhà đầu tư sẽ lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp với khả năng của mình.
Nếu không xác định được mức chịu rủi ro, nhà đầu tư có thể ôm quá nhiều mạo hiểm trong khả năng kiểm soát, dẫn đến tâm lý bất ổn và thực hiện những nước đi sai lệch.
Risk tolerance được phân loại thành các cấp độ sau:
-
Conservative (bảo thủ): Các nhà đầu tư bảo thủ có mức chịu rủi ro thấp. Họ thường chọn các phương tiện đầu tư có tính đảm bảo và thanh khoản cao như thị trường tiền mặt.
-
Moderate (tiết chế): Các nhà đầu tư tiết chế có mức chịu rủi ro vừa phải với thời gian đầu tư trung hạn 5-10 năm. Cấu trúc đầu tư của họ thường kết hợp 50/50 giữa các quỹ tương hỗ của công ty lớn, trái phiếu ít biến động, chứng khoán không rủi ro, quỹ tăng trưởng và trả cổ tức.
-
Aggressive (năng nổ): Các nhà đầu tư năng nổ có mức chịu rủi ro cao. Nhóm này cho rằng rủi ro càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng hấp dẫn (higher risk, higher return). Họ có kinh nghiệm nhất định về thị trường và thường theo đuổi các danh mục mạo hiểm như cổ phiếu công ty khởi nghiệp.
3. Làm thế nào để xác định risk tolerance?
Có nhiều cách để xác định risk tolerance, ví dụ như đánh giá bằng bài kiểm tra mức độ rủi ro. Bạn cũng cần xem lại trường hợp xấu nhất trong lịch sử đầu tư của mình. Điều này giúp hình dung về mức lỗ cao nhất mà bản thân chịu được nếu trải qua các chu kỳ biến động lớn (ví dụ như đại dịch).
Ngoài ra, bạn còn cần xét đến những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro như:
-
Thời gian đầu tư
-
Khả năng kiếm tiền trong tương lai
-
Các loại tài sản khác (bất động sản, an sinh xã hội, thừa kế, lương hưu,...)
Các nguồn vốn khác càng ổn định, mức chịu rủi ro với các khoản đầu tư của bạn càng cao.
4. Các cụm từ liên quan?
Risk capacity (danh từ): sức chứa rủi ro. Risk capacity chỉ mức độ rủi ro tối thiểu nhà đầu tư phải chấp nhận để đạt được mục tiêu đầu tư so với khung thời gian và thu nhập. Cần phân biệt giữa risk tolerance và khái niệm này.
Volatility (danh từ): sự “bay hơi” trong chứng khoán. Là mức độ bất ổn hoặc rủi ro của quy mô thay đổi trong giá trị một chứng khoán. Mức độ bay hơi (đo lường bằng chỉ số VIX) càng lớn, chứng khoán đó càng mạo hiểm.
Time horizon (danh từ): thời hạn đầu tư. Là tổng thời gian nắm giữ các hạng mục đầu tư (thường là chứng khoán) của một nhà đầu tư trước khi được đánh giá hoặc giả định kết thúc vào cuối phiên.
5. Đọc thêm về thuật ngữ này tại Vietcetera
Giải đáp 4 thắc mắc về đầu tư chứng khoán cho ai còn phân vân
Đặt câu hỏi trước khi dấn thân đã là một bước tiến của bạn trên con đường đầu tư.
Tập tành đầu tư chứng khoán dễ dàng với 4 tips này
Bài học vỡ lòng cho những ai muốn tập đầu tư chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán: Làm sao để tránh có quá nhiều "giỏ trứng"?
Nên sắp xếp danh mục danh mục đầu tư như thế nào?
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?
Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.
NFT là gì? Tại sao chú mèo Nyan Cat lại có giá 580.000 USD?
Những tấm ảnh của bạn có thể được chuyển đổi thành dạng thẻ giao dịch ảo, và được chào bán trên thị trường NFT cho những người trả giá cao nhất để sở hữu.