Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Quay ngược thời gian về năm 1994, cô sinh viên Đặng Tuyết Dung vừa tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Nga quyết định thi tuyển vào ngành tài chính ngân hàng. Thành công vượt qua rất nhiều thí sinh khác, cuộc thi vừa mang đến cho chị trải nghiệm đáng nhớ, vừa là bước khởi đầu cho sự nghiệp hơn 30 năm trong ngành tài chính ngân hàng.
Chị Đặng Tuyết Dung hiện đang giữ vai trò Giám đốc quốc gia, Visa Việt Nam và Lào - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu.
Trong tập Vietnam Innovators vừa qua, chị Dung đã chia sẻ với Vietcetera những bài học về các nỗ lực nhỏ đã giúp chị từ một người “ngoại đạo” trở thành một nhà lãnh đạo cấp cao trong ngành tài chính công nghệ.
Tư duy phép trừ, thay vì phép cộng
Phép cộng hay phép nhân đều mang ý nghĩa “tăng thêm," mà thêm việc thì rất dễ. Chúng ta dễ nghĩ ra những thứ mình muốn làm, nhưng không thể hoàn thành tất cả với hiệu quả như nhau. Có câu nói rằng “Nếu muốn leo núi cao hơn, hãy làm cho chiếc ba lô sau lưng bạn nhẹ hơn”. Đây chính là tư duy phép trừ chị Dung muốn nói đến.
Một người lãnh đạo dành quá nhiều thời gian vào chi tiết mà không cho bản thân khoảng trống để nghĩ, để tư duy chiến lược, hay không giao đủ quyền cho cán bộ thì người lãnh đạo sẽ trở nên kém hiệu quả.
Nhưng để học được tư duy phép trừ thì cần có tính kỷ luật rất cao. Kỷ luật để có sự dũng cảm khi đưa ra những phép loại trừ với sự quyết đoán và niềm tin rằng điều này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Những thói quen nhỏ sẽ đưa bạn đi xa
Sẵn sàng với bất kỳ thách thức nào
“Không bao giờ nói 'không' với thách thức - Đây là thói quen ngấm sâu vào tiềm thức của chị rồi,” chị Dung chia sẻ. Với chị, không việc gì là không thể, chỉ là mình đặt thứ tự ưu tiên như thế nào. Khi có tư duy này, chúng sẽ cởi mở đón nhận những thách thức mới trong công việc hay cuộc sống hơn.
Suốt sự nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng, chị Dung may mắn được trải nghiệm ở nhiều bộ phận và lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa bao giờ mất niềm tin vào điều này.
Làm đến nơi đến chốn
Chị Dung tâm niệm: "Khi làm mọi thứ đến nơi đến chốn, mình sẽ không có thói quen chỉ hiểu hời hợt, dù là những việc cơ bản nhất."
Ngày xưa khi vừa “chân ướt chân ráo" vào ngành, vì không rành cách dùng Excel và thời đó cũng không nhiều trường lớp giảng dạy như bây giờ, nên chị Dung đã cầm theo giấy bút sang nhờ các bạn kế toán chỉ dạy.
Sau này khi đã ở vị trí lãnh đạo, phải quản lý nhiều chi nhánh, chị Dung sẽ xuống chi nhánh và ngồi cùng các bạn giao dịch viên. Vừa để trải nghiệm quy trình làm việc của các bạn, vừa cảm nhận phản ứng thực sự của khách hàng. Nếu không hiểu những cái nhỏ ấy, người lãnh đạo sẽ khó thấy được bức tranh nó tổng thể để đưa ra chiến lược sát sao với thị trường.
Nỗ lực nhỏ, thành tựu lớn
Câu chuyện của chị Dung là một trong hàng ngàn mảnh ghép của bức tranh mà Visa hướng đến: Những ước mơ lớn chỉ có thể thành hiện thực khi ta trân trọng những cơ hội nhỏ và đặt đam mê, kỷ luật vào việc hiện thực hoá nó.
Theo nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2023 của Visa, tại Việt Nam có 88% người tiêu dùng không dùng tiền mặt (so với tỷ lệ này ở các nước khác trong cùng top 5 khu vực dao động ở mức 64 – 83%) và có 11 ngày liên tiếp chi tiêu không dùng tiền mặt.
Khi người tiêu dùng sử dụng thẻ để thanh toán online hay offline, họ còn cảm thấy niềm vui đằng sau những món đồ mình mua. Ví dụ như khi mình đi cà phê buổi sáng, chỉ cần chạm thẻ, khâu thanh toán đã hoàn thành nhanh gọn và an toàn, mang đến một niềm vui nho nhỏ trong ngày.
Vậy đâu là những “nỗ lực nhỏ" mà Visa đã và đang thực thi?
Xây dựng hạ tầng chấp nhận thanh toán thẻ
Muốn hoàn thành một giao dịch thanh toán thì cần công cụ (ví dụ như thẻ ngân hàng) và một hệ thống chấp nhận thanh toán cho công cụ đó.
Vai trò đầu tiên của Visa đảm bảo xây dựng một hạ tầng chấp nhận thanh toán thẻ cả offline (thanh toán trực tiếp bằng máy chấp nhận thẻ tại các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn) và online (thanh toán trực tuyến trên nền tảng trên thương mại điện tử).
Thúc đẩy nền tảng phát hành thẻ
Để làm được việc này thì Visa luôn mở rộng hợp tác, hỗ trợ và kết nối các đối tác của mình (như ngân hàng, các tổ chức tài chính, các công ty fintech, các doanh nghiệp lớn như là các nhà bán lẻ, các công ty về thương mại điện tử) với các ngân hàng, các tổ chức fintech để tạo ra những nền tảng và mạng lưới thanh toán với tính sáng tạo cao nhất, an toàn.
Khi đã tạo ra được một mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, người tiêu dùng là người được hưởng sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc thanh toán ở nước ngoài dù là bất cứ đâu.
Đảm bảo tính an toàn
Tính an toàn luôn nằm trong ưu tiên hàng đầu của Visa. Để làm được điều này, Visa triển khai những công nghệ về bảo mật thanh toán cao nhất để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khi họ tham giam vào nền kinh tế thanh toán không tiền mặt.
Ngoài ra, Visa có lộ trình giới thiệu các công nghệ bảo mật thanh toán và triển khai các công nghệ này cùng các ngân hàng. Trong đó, các phương thức thanh toán mới như Apple Pay, Google Pay, Garmin Pay, Samsung Pay là công nghệ dễ thấy nhất.
Công nghệ bảo mật đằng sau các hình thức thanh toán này là token. Nếu trước đây phải “quẹt thẻ" để thanh toán thì thông tin 16 số thẻ của bạn vẫn lưu lại trên nền tảng thanh toán. Còn bây giờ với công nghệ token thì 16 số thẻ đấy sẽ ở lại với ngân hàng phát hành hoặc hệ thống của Visa, từ đó giảm thiểu tối đa việc lộ thông tin cá nhân về thẻ của người tiêu dùng trong quy trình thanh toán.
Phổ cập thanh toán số đến cộng đồng
Để đưa hình thức thanh toán không tiền mặt đến đông đảo người dùng hơn, Visa cũng đã và đang đồng hành với nhiều sự kiện, hợp tác toàn cầu để lan tỏa về truyền thông cũng như gia tăng trải nghiệm khách hàng. Có thể kể đến như FIFA World Cup, Olympic Paris 2024 và rất nhiều chương trình hợp tác, tài trợ về thời trang, âm nhạc và ẩm thực khác.
Xem toàn bộ tập Vietnam Innovators ở dưới đây: