How I Manage: CEO KAMEREO Taku Tanaka | Vietcetera
Billboard banner
21 Thg 11, 2019
Kinh DoanhLãnh ĐạoHow I Manage

How I Manage: CEO KAMEREO Taku Tanaka

Từ Pizza 4P's tới startup công nghệ nửa triệu đô, chàng trai Nhật Taku Tanaka kể với chúng tôi hành trình khởi nghiệp của anh tại Việt Nam.

How I Manage: CEO KAMEREO Taku Tanaka

How I Manage: CEO KAMEREO Taku Tanaka

Không chỉ là trung tâm kinh tế của Việt Nam, Sài Gòn còn là mảnh đất màu mỡ cho ngành dịch vụ ăn uống (F&B) phát triển. Đối với CEO Taku Tanaka và đội ngũ tại startup công nghệ KAMEREO, ngành F&B đang đứng giữa một thách thức lớn mà chưa mấy ai có thể giải quyết được. Nhiều chủ sở hữu vẫn phải dựa vào hệ thống thu mua tốn công, kém hiệu quả vì chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn còn lỗi thời. Taku đã từng trải nghiệm trực tiếp những khó khăn này khi anh còn là Giám đốc Điều hành tại Pizza 4P’s.

CEO Taku Tanaka sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
CEO Taku Tanaka.

Taku sáng lập ra KAMEREO, một ứng dụng B2B giúp các nhà hàng tìm kiếm và thu mua nguyên liệu để giải quyết vấn đề nêu trên. Sử dụng công nghệ để tự động hoá các thao tác trong chuỗi cung hiện tại, KAMEREO muốn giảm bớt chi phí nhân công thông qua độ chính xác và tính minh bạch trong mô hình mới. Sau khi được thành lập vào tháng 6 năm 2018, ứng dụng này đã gọi vốn thành công từ Velocity Ventures Vietnam và Genesia Ventures của Nhật.

Làm cách nào mà Taku, một expat người Nhật từng du học ở Mỹ, lại có thể khởi nghiệp nhanh như vậy tại Việt Nam? Chúng tôi tìm đến trụ sở KAMEREO tại Sài Gòn để hiểu thêm về anh.

ldquoTocirci tin rằng số hoacutea lagrave điacutech đến magrave chuacuteng ta đều hướng tớirdquo Taku khẳng định sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Tôi tin rằng số hóa là đích đến mà chúng ta đều hướng tới,” Taku khẳng định.

Nếu anh có thể miêu tả tác phong quản lý của mình trong ba từ, đó sẽ là ba từ gì?

Nhìn xa, tin tưởng trao quyền, và dựa trên giá trị cốt lõi.

Ai là người có tầm ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp của anh?

Thời đại học, tôi được dạy bởi một giáo sư tên là Heizo Takenaka, người đã từng làm việc trong nội các của Thủ tướng Junichiro Koizumi dưới hai bộ trưởng lớn. Nhưng ngoài những kinh nghiệm ấn tượng của ông, điều khiến tôi cảm kích nhất là những câu chuyện và hiểu biết mà ông luôn chia sẻ trên lớp. Câu hỏi ông luôn đặt ra cho mọi người đó là, “Vấn đề ở đây là gì?”

Cũng từ thói quen này của ông, tôi bắt đầu tự đặt câu hỏi này cho bản thân mỗi ngày tại công ty. Bất cứ nhiệm vụ hay dự án nào mà tôi được giao, giờ đây tôi luôn xem xét câu hỏi này trước khi tôi giải quyết chúng.

ldquoĐa phần mọi người hay chuacute tacircm vagraveo kỹ năng vagrave kinh nghiệm Nhưng đối với tocirci đacircy lagrave những thứ coacute thể được đagraveo tạordquo sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Đa phần mọi người hay chú tâm vào kỹ năng và kinh nghiệm. Nhưng đối với tôi, đây là những thứ có thể được đào tạo.”

Hãy miêu tả nhân viên lý tưởng của anh.

Đa phần mọi người hay chú tâm vào kỹ năng và kinh nghiệm. Nhưng đối với tôi, đây là những thứ có thể được đào tạo. Vì vậy, tại KAMEREO, chúng tôi muốn tập trung nhiều hơn vào tư duy của từng cá nhân, đó là nét đặc trưng từ bên trong mà rất khó thay đổi.

Khi nhân viên đó có cách suy nghĩ độc đáo và nổi bật, chúng tôi tin rằng họ sẽ có đóng góp tích cực vào cả nhóm. Do đó, rất nhiều nhân viên của chúng tôi là sinh viên mới ra trường; họ làm việc rất chăm chỉ và còn là một trong những thành viên chính của công ty.

Anh có lời khuyên nào dành cho những ai đang bắt đầu với chức vụ quản lý?

Hãy quản lý bản thân mình trước. Khi tôi phạm lỗi nào đấy trong giao tiếp, tôi thường bị căng thẳng, càng dễ gây cản trở giữa đôi bên nhiều hơn. Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng bạn có thể cố gắng kiểm soát bản thân mình.

Anh cảm thấy điều gì là khó khăn nhất trong công việc của mình?

Vì ngành này vẫn phụ thuộc vào các quy trình thủ công, chặng đường hướng tới tự động hóa vẫn còn nhiều chông gai và sẽ mất thời gian. Mọi người vẫn chưa sẵn sàng thay đổi thói quen của họ. Nhưng một khi họ bắt đầu triển khai công nghệ vào những thao tác và hoạt động của mình, tôi tin rằng nó sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Họ sẽ chẳng muốn quay lại các quy trình thủ công nữa. Hơn nữa, vì hiện nay mọi người đều có thể truy cập lên Internet, tôi tin rằng số hóa là đích đến mà chúng ta đều hướng tới.

ldquoCaacutec ngagravey trong tuần lagrave dagravenh cho những cuộc họp vagrave caacutec ngagravey cuối tuần lagrave cho những buổi suy nghĩ trầm ngacircmrdquo sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Các ngày trong tuần là dành cho những cuộc họp, và các ngày cuối tuần là cho những buổi suy nghĩ, trầm ngâm.”

Khi nào anh cảm thấy không hài lòng với nhân viên của mình?

Rất khó để có thể chịu đựng những sai lầm hay bị lặp đi lặp lại, hoặc những lời bào chữa và hay những lời đổ lỗi cho người khác. Tôi có thể hiểu được khi ai đó lầm lỡ một lần, vì khi đó chúng ta mong đợi họ học hỏi từ kinh nghiệm đó. Và khi làm việc theo nhóm, chúng ta cần những người không ngừng thúc đẩy bản thân để trở nên tốt hơn. Nhưng nếu một người chỉ thích sử dụng lời bào chữa hoặc đổ lỗi để giải quyết vấn đề, tôi không nghĩ rằng người đó biết cách cải thiện.

Làm cách nào anh có thể tạo ra một không khí, văn hoá công ty lành mạnh và văn minh?

Tôi tin vào sự minh bạch và sự tin tưởng trong công ty; đó là lý do tôi luôn chia sẻ càng nhiều thông tin càng tốt cho tất cả các thành viên trong nhóm, kể cả những thông tin mà tôi chia sẻ với các nhà đầu tư.

Anh có hay thường suy nghĩ về những mục tiêu dài hạn không?

Mỗi cuối tuần, tôi dành một chút thời gian để suy nghĩ về chiến lược dài hạn. Các ngày trong tuần là dành cho những cuộc họp, và các ngày cuối tuần là cho những buổi suy nghĩ, trầm ngâm. Đó là thời gian thực sự quan trọng để tôi thanh lọc lại tâm trí và lên kế hoạch cho lâu dài.

Anh có nghĩ mình sẽ ở Việt Nam trong 20 năm nữa không?

Khi tôi bắt đầu học đại học, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sang Mỹ du học. Khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ về Việt Nam làm việc. Khi tôi chuyển đến Việt Nam, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bắt đầu khởi nghiệp cho riêng mình.

Có nhiều điều tôi chưa bao giờ biết mình sẽ làm, vì vậy tôi không biết tôi có ở Việt Nam sau 20 năm hay không. Tuy nhiên, tôi có thể xác định rằng tôi vẫn muốn làm một cái gì đó kết nối với Việt Nam. Vẫn còn rất ít người Nhật khởi nghiệp tại Việt Nam, vì vậy tôi vẫn muốn cho thế giới thấy Việt Nam tiềm năng, đặc biệt là Việt Nam tuyệt vời như nào đối với người Nhật Bản.

Bài viết được dịch bởi Khanh Ta.

Xem thêm:

[Bài viết] How I Manage: CEO Kambria – Tiến sĩ công nghệ Vũ Duy Thức

[Bài viết] How I Manage: Linh Thái và những chiến lược thập kỷ