Những chia sẻ và đúc kết từ hội nghị 'OV Summit: HOMECOMING' | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
08 Thg 02, 2024
Văn Hoá Đi Làm

Những chia sẻ và đúc kết từ hội nghị 'OV Summit: HOMECOMING'

Cùng Vietcetera điểm qua những nội dung chính trong buổi hội nghị của ‘Overseas Vietnamese Summit: HOMECOMING’.
Những chia sẻ và đúc kết từ hội nghị 'OV Summit: HOMECOMING'

Nguồn: Vietcetera

OV sponsors

Cộng đồng Việt kiều Overseas Vietnamese (OV) là một đại gia đình kết nối những người con gốc Việt trên khắp thế giới với nhau, trở thành chỗ dựa cho nhau, khuyến khích nhau phát triển và chung vui cho thành công của nhau.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều nhân tài Việt kiều chọn về nước lập nghiệp, Vietcetera phối hợp với OV tổ chức chuỗi sự kiện Overseas Vietnamese Summit: HOMECOMING mùa đầu tiên. Sự kiện là buổi họp mặt dành cho cộng đồng Việt kiều mong muốn tìm hiểu về thị trường lao động Việt Nam và mở rộng kết nối với các doanh nghiệp, cũng như những người cùng mối quan tâm.

Kéo dài 3 ngày với nhiều hoạt động networking đa dạng, Overseas Vietnamese Summit: HOMECOMING thu hút sự quan tâm của nhiều Việt kiều, từ học sinh sinh viên, các CEO, chuyên gia trong các lĩnh vực.

Chuỗi sự kiện mở đầu bằng một bữa tiệc cocktail thân mật tại nhà hàng Shri Lifestyle Dining vào tối 23/01 để người tham được được giao lưu, làm quen, xây dựng những kết nối làm nền tảng cho hai ngày tới của chuyến hành trình.

alt
Nguồn: Vietcetera

Tiêu điểm chính của chuỗi sự kiện Overseas Vietnamese Summit: HOMECOMING là buổi hội nghị diễn ra vào ngày 24/01 (ngày thứ 2 của chuỗi sự kiện) tại khách sạn New World Saigon Hotel. Hội nghị đã mở ra một diễn đàn xoay quanh nền kinh tế sôi động của Việt Nam, những cơ hội nào mở ra cho cộng đồng Việt kiều, những câu chuyện thành công người thật việc thật, và những phiên thảo luận nhiều suy ngẫm.

Dưới đây là một vài nội dung đáng chú ý trong buổi Conference vừa qua.

Cộng đồng Việt kiều về nước khởi nghiệp

Chuyển từ Mỹ về Việt Nam sinh sống và làm việc từ 6 năm trước, ông Cường Đặng, Executive Board Director của Forbes Vietnam, cho biết tính kiên cường dẻo dai là yếu tố đưa nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ.

Trong phiên thảo luận Cross-border Influence: The Role of Overseas Vietnamese in Enhancing Vietnam’s Global Presence (Ảnh hưởng xuyên biên giới: Vai trò của Việt kiều trong việc nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thế giới), ông Cường chia sẻ: "Người Việt ta đã trải qua bao gian lao từ trong chiến tranh tới thời hậu chiến, nhưng dù thời nào thì người Việt luôn gắn kết đồng lòng với nhau như một." Đó cũng là điểm mạnh của người Việt Nam.

alt
Nguồn: Vietcetera

Tuy nhiên, để tái xây dựng nền kinh tế, Việt Nam cần nhiều hơn thế. Trước cuối năm 2023, tập đoàn Nvidia, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã đầu tư 250 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam với mục tiêu lập cứ điểm phát triển hệ sinh thái bán dẫn và AI tại đây.

Dù đây là một tin tức đáng mừng, điều khiến ông Cường trăn trở là: Việt Nam có thật sự sẵn sàng để tiếp nhận khoản đầu tư nay không, đặc biệt là khi chúng ta còn thiếu bộ kỹ năng pháp lý?

Nhìn vào tương lai nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, chị Hương Trần - Venture Partner tại Monk’s Hill Ventures đề cập đến những ưu khuyết điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải.

Ngoài ra, chị cũng chỉ ra lưu loát tiếng Anh là một yếu tố cơ bản trong việc thu hút đầu tư. Nếu biết tiếng Việt sẽ giúp ích trong việc xây dựng các mối quan hệ cá nhân, thì tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn trong các cuộc thảo luận chuyên sâu trong kinh doanh và phân tích đầu tư.

alt
Chị Hương Trần - Venture Partner tại Monk’s Hill Ventures | Nguồn: Vietcetera

Với anh Bình Trần, nhà đồng sáng lập và General Partner tại Ascend Vietnam Ventures (AVV), anh đề cao tính nguyên bản, minh bạch, và mong muốn xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Mục tiêu tối cao của AVV là thiết lập những mối quan hệ lâu dài cũng như đóng góp vào quá trình thay đổi nhận thức của cộng đồng về kinh doanh.

Khi trả lời cho câu hỏi đâu là những lợi ích khi đầu tư vào những doanh nghiệp nước ngoài thay vì doanh nghiệp trong nước, anh Bình nhấn mạnh tới Việt Nam rất cởi mở đón nhận những chuyên gia quốc tế, trong đó có Việt kiều.

alt
Nguồn: Vietcetera

Nhà đồng sáng lập AVV cho biết cần làm sao để nhân lực quốc tế dễ tiếp cận thị trường Việt Nam hơn, từ đó giúp thúc đẩy GDP phát triển bền vững. Anh Bình cũng có cái nhìn tích cực về khả năng cạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Anh tin rằng nếu Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như phát triển các chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thì đất nước sẽ tiến tới một vị thế cao hơn.

Trước khi phiên thảo luận kết thúc, chị Hương có nêu ra một số lĩnh vực đang là xu thế hiện nay. Lĩnh vực đầu tiên được chị nhắc đến là ngành tiêu thụ. Thực tế, Việt Nam được kỳ vọng đứng trong top 10 thị trường tiêu thụ toàn cầu trong năm 2023.

Lĩnh vực xu hướng thứ hai là ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong việc tăng năng suất lao động và giảm chi phí vận hành. Chị Hương cũng nêu bật hai mối quan tâm chính trong ngành AI hiện nay: AI kết hợp Học Máy (machine learning) và tầm quan trọng của AI có trách nhiệm. Qua đó, chị nhấn mạnh vào sự cấp bách trong việc tìm ra các biện pháp an ninh mạng để giải quyết những vấn đề tiềm ẩn trong thời đại AI như lừa đảo.

Cuối cùng, chị Hương dành những lời vinh danh cho các nhà sáng lập nữ trong lĩnh vực công nghệ, và đề cao tầm quan trọng với việc hỗ trợ các startup và công nghệ do nữ lãnh đạo.

alt
Nguồn: Vietcetera

Câu chuyện hòa nhập văn hoá và thị trường lao động cho Việt kiều

Sau phiên thảo luận chuyên sâu về tình hình thị trường Việt Nam, câu hỏi đặt ra là: Liệu nhân lực Việt kiều có thể hòa nhập vào thị trường lao động Việt Nam?

Với bà Trần Tuệ Tri, Senior Advisor của Vietnam Brand Purpose, câu hỏi này trở thành một cuộc đối thoại cá nhân khi con gái của bà Tri bày tỏ mong muốn trở về Việt Nam sau khi hoàn thành việc học Đại học tại Mỹ. Bà trả lời: "Ngoài kia là kiến thức, còn Việt Nam là cơ hội." Bà nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân với kiến thức và trải nghiệm sâu rộng và đa dạng đều có thể cống hiến cho đất nước.

alt
Nguồn: Vietcetera

Sinh ra và lớn lên ở Úc, Marina Trần Vũ - CEO của EQUO Vietnam, cho biết cô gặp phải trải nghiệm khác biệt văn hoá rất lớn trong công việc đầu tiên tại Việt Nam. Dù đã từng làm việc ở Australia, Mỹ, Hàn, Hồng Kông, và Canada, Marina vẫn ngạc nhiên trước văn hoá làm việc của Việt Nam. Trong đó, cô ấn tượng nhất là văn hoá ngủ trưa ở văn phòng - một khía cạnh độc đáo vừa lạ vừa thú vị với cô.

alt
Nguồn: Vietcetera

Trong phiên thảo luận Corporate CEO and Startup Entrepreneur: What Path To Take? (CEO tập đoàn hay Khởi nghiệp: Đâu là lựa chọn phù hợp?), Luc Nhon Ly - CEO của Sun Life Vietnam, và Tuân Lê - nhà đồng sáng lập và Giám đốc Sáng tạo của The Lab Saigon, chia sẻ những góc nhìn giá trị.

Chia sẻ về những khó khăn khi mới về Việt Nam phát triển sự nghiệp, anh Tuân cho biết rào cản ngôn ngữ và con đường khởi nghiệp khiến anh có cảm giác cô lập. Vì vậy, tìm cho bản thân những cộng đồng như Overseas Vietnamese để gắn kết và học hỏi, tìm lời khuyên từ những mentor qua các buổi cà phê hay họp mặt là rất quan trọng.

Ông Luc Nhon Ly cũng chia sẻ một mẹo network mà ông học được từ Hảo Trần - CEO của Vietcetera. Khi đến một vùng đất mới và bạn cần xây dựng những mối quan hệ mới, hãy hỏi bất kì ai bạn gặp câu sau: "Đâu là 3 người mà tôi cần gặp tiếp theo?"

alt
Nguồn: Vietcetera

Nhân tài là yếu tố định hình ngành công nghệ Việt Nam

Trong phiên thảo luận Is Vietnam Tech As Hot as People Say It Is? (Ngành công nghệ Việt Nam có thật sự 'hot' như lời đồn?), An Lương, Head of AI & Data Science tại Masan Group, đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về môi trường làm việc tại các công ty công nghệ trong nước.

Anh cho biết, công việc ở Microsoft và Walmart cần đến những nghiên cứu khảo sát mới nhất, còn ở doanh nghiệp như Mansa group thì mức độ phát triển AI có thể không bằng. Tuy nhiên, ưu điểm khi làm việc trong nước nằm ở những lĩnh vực chưa được tối ưu hoá, có thể kể đến là việc tái cấu trúc hệ thống chuỗi cung ứng.

alt
An Lương - Head of AI & Data Science tại Masan Group | Nguồn: Vietcetera

Ngoài ra, trong phần thảo luận về chủ đề "Kinh nghiệm của bạn có phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng hàng đầu ở Việt Nam?", chị Nguyễn Lê Thảo Nguyên (Veo) - Head of Talent Acquisition tại Techcombank cho biết có 3 yếu tố thiết yếu mà nhân sự cần có để thành công trong ngành công nghệ Việt.

Trong đó, chị nhấn mạnh đến tính công bằng trong tuyển dụng. Thay vì nhìn vào lý lịch quốc tế, chị sẽ tập trung vào những thế mạnh và khả năng liên quan đến công việc của của ứng viên hơn.

alt
Nguồn: Vietcetera

Cùng phiên thảo luận với chị Veo có sự tham gia của ông Phúc Phạm - Country Manager tại Robert Walters Vietnam.

Ông chia sẻ rằng, tìm kiếm một công việc không chỉ xoay quanh mỗi yếu tố lương bổng, mà còn về con đường phát triển sự nghiệp lâu dài. Vì vậy, Việt kiều cần kết nối với những người nắm rõ thị trường lao động Việt Nam, đồng thời hiểu được những kinh nghiệm, vị trí mà của Việt kiều trên thị trường, từ đó đặt kỳ vọng phù hợp.

Với hệ thống network rộng khắp, các nhà tư vấn của Robert Walters Vietnam có thể giúp Việt kiều tìm được những cơ hội phù hợp tại các doanh nghiệp đa quốc gia.

Ngày thứ hai của chuỗi sự kiện kết thúc bằng bữa tiệc After Party tại Wiking Salon trong không khí hân hoan với nhiều hoạt động kết nối sôi nổi.

Xin cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình: Techcombank (Title Sponsor), Masan Group (Major Sponsor), Robert Walters (Program Sponsor), New World Saigon Hotel, Shri Lifestyle Dining, Wiking Salon (Venue Sponsors), Recruitery (Booth Sponsor).

Nhà tài trợ sản phẩm: Marou, Fonos, Phong Lâu DHC Việt Nam

Nhà tài trợ voucher: CTY Kitchen & Bar, Marou, Lido De Maxim Lounge, The Sentry, Lacaph, Gran Meliá Nha Trang, Danang Marriott Resort & Spa, The Grand Ho Tram, Shilla Monogram Quangnam Danang, Sofitel Saigon Plaza và Hotel des Arts Saigon - MGallery, The Cliff Resort & Residences, Autograph Collection - Landmark81

Chuyển ngữ bởi Bích Trâm