Interporc: Bí quyết phát triển bền vững của ngành công nghiệp thịt heo Tây Ban Nha

Ngành công nghiệp kinh doanh thịt heo Tây Ban Nha đặt mục tiêu cải thiện từng quy trình, nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ ngành nghề có liên quan.

Nghi Nguyen
Interporc: Bí quyết phát triển bền vững của ngành công nghiệp thịt heo Tây Ban Nha

Nguồn: Interporc Spain

Một quốc gia đã làm cách nào để giữ vững vị trí top 3 trong lĩnh vực xuất khẩu thịt heo trên thế giới, với dự đoán tăng trưởng lên đến 16% vào cuối năm 2020 đầy biến cố?

Câu trả lời của ngành công nghiệp thịt heo Tây Ban Nha nằm ở phương pháp tiếp cận toàn diện: cam kết thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, từ an toàn vệ sinh thực phẩm, các giải pháp bền vững, phúc lợi động vật, cho đến cải thiện tầm nhìn và hiểu biết trong lĩnh vực này.

Điều gì tạo nên một thủ lĩnh? Tinh thần trách nhiệm

Để trở thành “thủ lĩnh” trong ngành kinh doanh thịt tươi, một doanh nghiệp phải thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về tính minh bạch và phương thức quản lý. Doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo vượt trội về số lượng, mà quản lý với một tư duy sáng tạo đổi mới cũng rất quan trọng. Ngoài nỗ lực nâng cao năng suất, ngành kinh doanh thịt heo Tây Ban Nha cũng đặt mục tiêu cải thiện từng quy trình, nhằm hướng tới một tương lai mang lại lợi ích cho toàn bộ các ngành nghề có liên quan.

Nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã phát triển vượt bậc trong việc triển khai thực hiện các biện pháp an sinh và bền vững. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã sớm áp dụng thành thạo các phương pháp này vào một trong số những ngành công nghiệp “ít hào nhoáng” nhất.

Interporc, tên viết tắt của Organización Interprofesional Agroalimentaria del Porcino de Capa Blanca (Tổ chức Nông lương Liên hiệp ngành Thịt Heo Trắng), là một tổ chức phi lợi nhuận của Tây Ban Nha. Tổ chức này đại diện cho mọi hoạt động chủ chốt trong ngành kinh doanh thịt heo trắng, bao gồm sản xuất, phát triển và marketing.

Dù Tây Ban Nha hiện là thị trường sản xuất thịt heo lớn thứ ba thế giới (chỉ sau Đức và Mỹ), nhưng quốc gia này có thế mạnh dẫn đầu với mọi hoạt động trong quy trình.

Có thể thấy, ngành công nghiệp kinh doanh thịt heo tại Tây Ban Nha là hình mẫu hoàn hảo cho nền chăn nuôi hiện đại trên toàn thế giới. Bằng cách tuân thủ chặt chẽ các luật về phúc lợi động vật, bảo vệ động vật và bảo vệ môi trường, ngành công nghiệp này hoạt động dựa trên ý thức tôn trọng mọi phạm vi của quá trình sản xuất.

Các phương pháp mang lại lợi ích còn bao gồm cả việc chăm sóc và tôn trọng môi trường, cân nhắc phúc lợi vật nuôi trong mọi giai đoạn, hệ thống quy chuẩn đạo đức trong chuỗi giá trị, cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm “field-to-table” (“field-to-table”: từ trang trạng tới bàn ăn, hoặc có thể hiểu là thực phẩm chăn nuôi tại địa phương).

Đảm bảo phúc lợi và bền vững cho người lao động, động vật và môi trường

Interporc đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để các giải pháp bền vững lâu dài trở thành yếu tố quan trọng nhất trong ngành kinh doanh thịt heo. Sự đổi mới không ngừng trong việc bảo tồn nguồn nước và quản lý phân bón đã góp phần giảm thiểu 14,6% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong 10 năm qua.

Nỗ lực cải thiện này cũng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt khác, dù sau khoảng thời gian dài hơn: từ năm 2007-2016, lượng khí mê-tan độc hại đã giảm 15,3%. Điều này đồng nghĩa với mức giảm 47% trên mỗi kilogram thịt tươi được sản xuất kể từ năm 1990, một con số vô cùng ấn tượng dù sản lượng tăng lên.

Cùng với việc tuân thủ nghiêm túc những luật lệ khắt khe tại châu Âu, Interporc cũng kiên quyết thực hiện cam kết chăm sóc động vật. Nhờ vậy, phúc lợi động vật và tính bền vững đã trở thành những nguyên tắc trụ cột cơ bản cho tất cả các ngành hàng hoạt động của tổ chức.

Chứng nhận “Welfare Commitment” (Cam kết Phúc lợi) do Interporc đề ra đã thiết lập nên tiêu chuẩn cao nhất trong toàn bộ chuỗi Quy định Kỹ thuật về Phúc lợi Động vật của Interporc tại Tây Ban Nha (Interporc Animal Welfare Spain - IAWS Technical Regulation). Trên thực tế, chứng nhận này cũng là một trong những tiêu chuẩn châu Âu cao nhất, đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh châu Âu.

Nhờ sáng kiến này, phúc lợi và sức khỏe động vật, an toàn sinh học, xử lý và truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi thức ăn cho heo trắng đều được đảm bảo.

Để đạt được chứng nhận này, người chăn nuôi phải cải thiện cơ sở vật chất của trang trại, không chỉ để đảm bảo phúc lợi động vật, mà còn để tạo ra một mô hình sản xuất bền vững từ đầu đến cuối. Chính điều này đã hình thành nên khái niệm của chiến lược “thực phẩm có nguồn gốc chăn nuôi tại địa phương” (“from farm to fork”: từ trang trại tới bàn ăn).

Cam kết này cũng nhằm cung cấp thông tin minh bạch và trung thực về nguồn gốc của thịt tươi cho người tiêu dùng, cũng như làm sáng tỏ các phương thức sản xuất thịt heo an toàn và bền vững.

Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất

Vậy ngành công nghiệp kinh doanh thịt heo tại Việt Nam có điểm gì tương đồng với những điều trên? Tại Việt Nam, thịt heo được sử dụng phổ biến, do các món ăn chế biến từ nguyên liệu này rất đa dạng. Dù đứng thứ sáu trên thế giới về tổng sản lượng thịt heo, nhưng lượng xuất khẩu của Việt Nam chiếm chưa đến 1%.

Để trở thành một quốc gia chuyên về xuất khẩu, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh những cải tiến về phương pháp canh tác và sản xuất. Ngoài ra cũng cần triển khai rèn luyện tư duy bền vững, cùng các hệ thống đặt phúc lợi của người lao động và động vật lên hàng đầu.

Interporc đã hỗ trợ để ngành công nghiệp này của Tây Ban Nha không ngừng phát triển, tuy nhiên những nỗ lực của họ còn mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Từ năm 2018, Interporc đã trở thành một thành viên của Tây Ban Nha tham gia Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc (United Nations Global Impact), nhờ thành tích hoàn thành đủ 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (“Sustainable Development Goals” (SDG) được chỉ định.

Các sáng kiến của tổ chức này từ trước tới nay, bao gồm lớp học nấu ăn cho các nhóm xã hội và đào tạo chuyên gia y tế, đều khuyến khích hình thành một cộng đồng với lối sống bền vững, cũng như bình đẳng trong việc tiếp cận nền giáo dục chất lượng. Và để biến những sáng kiến này thành hiện thực, Interporc còn hỗ trợ phát triển công nghệ mới giúp cơ sở hạ tầng bền vững hơn, nghiên cứu chuyên sâu nhằm chống chọi với dịch bệnh trong chăn nuôi, và đổi mới sáng tạo để sản xuất các sản phẩm thịt tươi lành mạnh hơn.

Động lực của Interporc nằm ở sự đổi mới và ý chí phát triển lớn mạnh không ngừng, và những nỗ lực của họ cũng đang được đền đáp một cách rõ ràng. Nhờ nỗ lực và đóng góp mạnh mẽ của ngành kinh doanh thịt heo tới nền kinh tế Tây Ban Nha mà ngành công nghiệp thịt tươi từ đó cũng được hỗ trợ toàn diện.

Dù tập trung vào bất kỳ chuyên môn nào, mọi tổ chức đều có thể hưởng lợi từ phương pháp tiếp cận toàn diện mà Interporc thực hiện.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục