Coi internet là “chân ái”: Người trẻ tìm việc bớt lo hay lại càng thêm khó? | Vietcetera
Billboard banner

Coi internet là “chân ái”: Người trẻ tìm việc bớt lo hay lại càng thêm khó?

Lướt giữa hàng nghìn cơ hội việc làm, phải tìm đâu để chọn đúng công việc, nhắm trúng công ty?
Coi internet là “chân ái”: Người trẻ tìm việc bớt lo hay lại càng thêm khó?

Nguồn: Pexels

Hãy tưởng tượng, bạn là một người lao động đầu ở thập niên 2000. Nếu đang tìm kiếm việc làm, khả năng cao ngày mới của bạn sẽ bắt đầu với một chồng báo giấy!

Lật sang trang thứ 3, thứ 4, xem nào, một công ty A đang tuyển kiến trúc sư, công ty B tuyển dụng cho phòng kế hoạch và xí nghiệp nọ đang tuyển thêm thợ may... Những ô tuyển dụng kín đặc một mặt báo có thể khiến bạn hoa mắt, phân vân nên lựa chọn gì trước 50 cơ hội đang phơi bày trước mặt mình.

Hơn 2 thập kỷ trôi qua, 50 bỗng trở thành một con số quá khiêm tốn. 36.000 là số lượng việc làm mới được đăng tải trong một quý trên nền tảng tuyển dụng VietnamWorks. Đó chỉ là một trong hàng trăm trang web tuyển dụng tại Việt Nam, chưa kể những mạng xã hội như Linkedin, Facebook, TikTok hay Threads cũng được tận dụng triệt để cho công cuộc "việc tìm người".

alt
Một mẩu tin tuyển dụng trên báo vào những năm 2000. | Nguồn: Báo Nhân Dân

Bơi giữa biển thông tin, làm sao để không chìm?

Với sự tham gia của 13.667 sinh viên thuộc 10 khối ngành từ 120 trường đại học lớn trên toàn quốc, một khảo sát năm 2022 chỉ ra rằng: Khi đi tìm định hướng nghề nghiệp, thế hệ trẻ gen Z ngày nay coi “internet là chân ái”.

Xu thế này tiếp tục phát triển khi báo cáo mới nhất của một thương hiệu tuyển dụng cuối năm 2023 chỉ ra có đến 88% nhân sự thuộc thế hệ Z sử dụng Facebook để tìm kiếm công việc, tỉ lệ sử dụng Linkedin và TikTok lần lượt là 41% và 40%.

“Thời gian tìm việc, mỗi ngày mình đọc vài trăm tin tuyển dụng. Mình ứng tuyển xong công ty này, thấy công ty khác tốt hơn là lại chuẩn bị CV, Cover Letter, Portfolio mới để ứng tuyển. Có một nỗi sợ thấp thỏm trong mình, sợ chọn sai công ty sau này đi làm sẽ rất khổ" - T.An, sinh viên năm cuối, chia sẻ.

Không thể phủ nhận ưu thế của internet đã giúp những "fresher" như An tiếp cận đa dạng cơ hội việc làm, nhưng cũng chính bởi điều này mà họ dễ rơi vào tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ), ôm đồm thiếu chọn lọc, dẫn đến hoang mang về lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Tư duy đúng đắn, rút ngắn con đường

Trong cùng báo cáo bên trên, hai yếu tố mà gen Z quan tâm nhất khi tìm việc là mức lương khởi điểm/ khoảng lương của công việc và thông tin chi tiết về gói phúc lợi. Còn những yếu tố tầm nhìn, chiến lược, giá trị cốt lõi của công ty hay môi trường làm việc lại xếp sau với tỉ lệ đồng thuận cách biệt.

Dễ thấy, thế hệ lao động này có cả biển thông tin tìm việc, ứng tuyển nhiệt tình nhưng lại ít tìm hiểu về công ty đứng sau hoạt động tuyển dụng đó. Chúng ta đang bỏ qua những yếu tố rất quan trọng để không chỉ có một mức lương cao, mà có được một sự nghiệp bền vững.

Thế nên thay vì "chăm chăm" tìm việc, nhiều chuyên gia hướng nghiệp cho rằng bạn nên trang bị hiểu biết về các công ty trong ngành của mình, cập nhật phương thức làm việc, môi trường làm việc của họ. Thường xuyên đọc báo cáo nghiên cứu thị trường và theo dõi các giải thưởng uy tín cũng là phương pháp đơn giản để xem mình phù hợp với môi trường nào.

Chẳng hạn đối với thế hệ Z, giải thưởng HR Asia Awards - Nơi làm việc tốt nhất Châu Á (HRAA) được xem như cái tên "bảo chứng" cho những công ty có môi trường làm việc tích cực. Giải thưởng thường niên được Tạp chí HR Asia tổ chức tại 16 quốc gia trong khu vực gồm Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,...

Để "chấm điểm" các công ty và môi trường làm việc, HR Asia sẽ phải đi qua nhiều vòng kiểm tra khắt khe:

  • Đầu tiên là nghiên cứu độc lập về uy tín của các công ty có môi trường làm việc nổi bật được tiến hành bởi bộ phận nghiên cứu HR Asia.
  • Kế đến là tiến hành khảo sát nội bộ đánh giá mức độ gắn kết tổng thể (Total Engagement Assessment Model – T.E.A.M) đối với ít nhất 30 nhân viên toàn thời gian của công ty.
  • Sau đó Ban tổ chức HRAA sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo nhân sự của các công ty tham gia để tìm hiểu chiến lược và chính sách nhân sự.
  • Cuối cùng, lãnh đạo tạp chí HR Asia cùng bộ phận nghiên cứu sẽ đánh giá các kết quả cũng như dữ liệu thu thập được và đưa ra quyết định những công ty có môi trường làm việc tốt nhất Châu Á.
alt
Các công ty trải qua nhiều vòng khảo sát, đánh giá để nhận được giải thưởng HR Asia Awards | Nguồn: HR Asia

Mùa giải HR Asia Awards năm 2024 còn tập trung hơn nữa vào gen Z khi ra mắt chủ đề “The Definitive Z Choice - Bước vào kỷ nguyên mới cùng thế hệ gen Z”. Bên cạnh hạng mục Best Companies To Work For In Asia, giải thưởng này có thêm 3 hạng mục đặc biệt tương đồng với những giá trị mà thế hệ lao động mới coi trọng ở nơi làm việc:

  • HR Asia - Diversity, Equity, and Inclusion (DEI) Awards: Doanh nghiệp có chính sách Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập nổi bật nhất.
  • HR Asia - Sustainable Workplace Awards: Doanh nghiệp có Môi Trường Làm Việc Bền Vững.
  • HR Asia - Most Caring Company Awards: Doanh nghiệp Quan tâm Chăm sóc Nhân viên tuyệt vời nhất.
alt
HR Asia Awards 2024 có chủ đề “The Definitive Z Choice - Bước vào kỷ nguyên mới cùng thế hệ gen Z” | Nguồn: HR Asia

Nếu theo dõi HRAA năm nay, bạn sẽ có được danh sách những công ty có sự cải tiến liên tục về phương thức làm việc, chú trọng cân bằng giữa công việc - cuộc sống, hướng đến những giá trị bền vững và đổi mới, đa dạng và sáng tạo. Giữa biển thông tin internet, hãy tìm ra những "ngọn hải đăng" đáng tin cậy để được định hướng và tự tin theo đuổi hành trình của mình.