Vì sao bạn luôn "không có gì để mặc" dù tủ đồ chật kín? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
13 Thg 05, 2021
Chất Lượng Sống

Vì sao bạn luôn "không có gì để mặc" dù tủ đồ chật kín?

Chúng ta chỉ mặc 50% số quần áo mình có, nhưng luôn than là không có gì để mặc. Nguyên nhân nào khiến tủ quần áo dù nhiều vẫn như thiếu? Giải pháp là gì?

Vì sao bạn luôn "không có gì để mặc" dù tủ đồ chật kín?

Nguồn: Unsplash

“Không có gì để mặc hết!” luôn là câu than phiền phổ biến bất kể thời đại, thời điểm hay thời tiết. Một nghiên cứu cho biết thật ra chúng ta chỉ mặc nhiều nhất là 50% số quần áo mình đã mua. Vậy số còn lại đã trôi về đâu trong suốt thời gian chúng ta mở tủ quần áo chật kín ra và không biết mặc gì? 

Dưới đây là 5 lý do phổ biến nhất và cách để cải thiện chúng.

1. Bạn mất hứng thú với quần áo

Việc mất hứng thú hiện diện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống – chán ăn, chán yêu, chán việc, và đương nhiên cũng có thể chán cả quần áo trong tủ lẫn việc mua sắm, ăn diện cho mình.

Nguyên nhân có thể là bạn luôn mua lặp lại một kiểu quần áo hoặc màu sắc (repetitious wardrobe complex), hoặc đó có thể là dấu hiệu của tình trạng kiệt sức. Theo Tiến sĩ tâm lý thời trang Jennifer Baumgartner, khi tâm trí và tâm trạng đang bị dồn nén, việc ăn mặc sẽ không còn là thú vui nữa mà chỉ mang tính hình thức.

Nothing to wear
Chỉ sở hữu một kiểu quần áo hoặc màu sắc đôi khi cũng khiến bạn nhìn tủ đồ mà chán. | Nguồn: Unsplash

Giải pháp:

  • Xác định mình có đang căng thẳng quá mức hoặc quá tải công việc không. Bạn có khó ngủ vì không thể ngừng nghĩ về việc đang dang dở? Bạn có né tránh các cuộc gặp với bạn bè vì luôn gắn với chuyện công việc? Đã bao lâu rồi bạn chưa dành thời gian cho mình?
  • Tự đánh giá lại xem bạn có phải người nhanh chán? Nếu có thì cảm giác chán này là bình thường và sẽ lặp đi lặp lại với bạn, nhưng không có nghĩa là người khác cũng cảm thấy tương tự về quần áo của bạn.
  • Nếu không, có lẽ bạn đã thật sự đến lúc bạn cần dọn dẹp và làm mới tủ quần áo.

2. Gu thời trang của bạn nhanh chóng thay đổi

Có thể vì bạn mới nảy hứng thú với một phong cách khác, và những bộ đồ cũ đơn giản là không đáp ứng được nhu cầu hiện tại nữa. Với thời trang, chúng ta hay có thói quen mặc theo xu hướng, mà xu hướng thường thay đổi theo thời gian. 

Đây có thể là một phần của nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO - Fear Of Missing Out). Nó thôi thúc bạn mua những món đồ ai cũng có, dù có thể bạn không thật sự thích. 

Tuy nhiên, nếu sống ở nơi có sự giao mùa đa dạng, cảm giác bỗng một ngày mở tủ không thấy trang phục nào hợp với thời tiết là chuyện bình thường.

Giải pháp:

  • Tập trung vào nhu cầu và trang phục phù hợp với mình. Nếu kiểu áo A đang xuất hiện khắp mạng xã hội, hãy cân nhắc xem mình có thích hoặc hợp với kiểu áo đó không (dựa trên kiểu dáng, màu sắc, loại vải, hoặc số dịp có thể mặc,...)
  • Đầu tư cho những món đồ dễ phối và không sợ hết “mốt", ví dụ như áo phông màu trung tính (trắng/đen) hoặc quần jeans. 
  • Với những món đồ mang tính xu hướng hơn, chỉ nên mua với số lượng vừa phải và khi thật sự hợp với mình. 

3. Bạn có quá nhiều lựa chọn

Quá nhiều lựa chọn sẽ khiến bạn càng khó quyết định hơn, đây chính là nghịch lý của sự lựa chọn (The Paradox Of Choice). Càng dành nhiều thời gian để chọn phương án tốt nhất, mức độ hài lòng của bạn càng giảm. Bạn sẽ ám ảnh với việc phải có những món đồ tốt hơn, và càng lúng túng khi phải quyết định phối món nào với món nào.

Nothing to wear
Mua sắm bốc đồng, sở hữu quá nhiều cũng khiến bạn rơi vào mê cung lựa chọn. | Nguồn: Unsplash

Giải pháp:

4. Bạn đang thiếu đi “mảnh ghép" để hoàn thiện bộ trang phục

Cảm giác không đủ quần áo để mặc có thể là do bạn chưa tìm được sự kết hợp hoàn chỉnh cho các món đồ đang có. Đôi khi vấn đề không phải là bạn thiếu đồ, mà là chưa tối ưu những món đồ cũ. Cách sắp xếp chưa khoa học và thói quen “dúi" đồ vào tủ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều món đồ bị bỏ quên, khiến tủ quần áo trông thì nhiều nhưng vẫn luôn thiếu.

Giải pháp:

  • Dọn dẹp tủ quần áo định kỳ. Treo những món đồ bạn thích lên và thử cách phối mới.
  • Thử cách trang điểm, kiểu tóc, trang sức khác.
  • Lập danh sách với khoảng 10 dịp/ nơi chốn mà bạn thường đến trong khoảng 3 tháng tới, chẳng hạn: đi làm, gặp khách hàng, hẹn hò, đi ăn tối cùng bạn,... Chọn kiểu trang phục mà bạn cảm thấy phù hợp và tự tin nhất cho những dịp đó. Bạn có thể chụp lại và lưu sẵn trong điện thoại.
  • Hỏi lời khuyên từ bạn bè thân thiết và có kinh nghiệm trong việc kết hợp trang phục, hoặc tìm đến những cộng đồng trao đổi/thanh lý quần áo phù hợp.

5. Món đồ bạn đang thiếu chính là sự tự tin

Đôi khi sự tự ti về ngoại hình là lý do bạn chần chừ trong việc chọn đồ. Dù món đồ vẫn vừa vặn nhưng sau khi mặc lên bạn lại thấy “Cái áo này bị lộ bụng quá”, hay “Chiếc quần kia làm chân hơi thô”, và kết quả là chúng phải quay lại tủ quần áo.

Ai cũng đang soi xét khuyết điểm của bản thân nhiều hơn người khác, và cho rằng người khác đang soi xét mình nhiều như thế. Đó là kết quả của hiệu ứng tâm điểm (The Spotlight Effect).

Việc quan tâm nhiều đến ánh nhìn của người khác cũng khiến bạn “chùn tay" khi chọn trang phục mình yêu thích. Theo nhà tâm lý học thời trang Dawn Karen, đôi khi chúng ta lựa chọn trang phục theo gợi ý hoặc lời khen của người khác, dù không thật sự thấy thoải mái với chúng.

Nothing to wear
Chọn quần áo dựa theo ý kiến của người khác mà không phù hợp với sở thích của mình sẽ khiến bạn thấy thiếu tự tin. | Nguồn: Unsplash

Giải pháp:

  • Kiểm tra liệu bạn có đang không hài lòng về cơ thể mình và giữ đầu óc phản biện với tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội.
  • Để tránh mua về nhiều món đồ không phản ánh đúng cá tính, hãy học cách tư duy độc lập với sở thích của mình. Đừng hoàn toàn nghe theo ý kiến của người khác.
  • Quần áo cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ con người. Nếu mặc chúng làm giảm sự tự tin hoặc gắn với một kỷ niệm xấu, đừng ngần ngại tìm cho chúng một người chủ mới nhé!