Làm thế nào để biến căn nhà thành nơi bạn muốn trở về | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Làm thế nào để biến căn nhà thành nơi bạn muốn trở về

Nhà nên là nơi bạn cảm thấy an toàn và thư giãn. Muốn vậy, trước hết căn nhà cần sạch sẽ, ngăn nắp và hài hoà. Sau đây là cách đảm bảo những yếu tố nêu trên.

Làm thế nào để biến căn nhà thành nơi bạn muốn trở về

Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera.

Nhà nên là nơi để bạn cảm thấy an toàn và thư giãn. Nhưng những điều này sẽ khó mà đảm bảo được khi những gì chờ bạn ở nhà lại là kệ tủ đóng bụi, đồ đạc khắp nơi và tổng thể trưng bày rời rạc.

Nếu nhận thấy điều tương tự trong căn nhà mình, đây là các bước giúp bạn kiểm soát sự lộn xộn và biến nó thành tổ ấm đúng nghĩa.

Bước 1: Chia nhỏ mục tiêu

Bước 1: Chia nhỏ mục tiêu
Bước 1: Chia nhỏ mục tiêu

Thường xuyên trì hoãn hoặc “không biết bắt đầu từ đâu", có thể vì bạn đang hướng đến một mục tiêu quá lớn: Dọn nhà.

Thay vào đó, hãy chia khu vực và chọn một nơi để bắt đầu trước. Ưu tiên những nơi dễ thấy kết quả sẽ giúp bạn có thêm động lực hơn. Ví dụ như bàn trang điểm và bàn làm việc, nơi bạn thường tiện tay rải-rác, hoặc căn bếp luôn chất chồng đủ thứ nguyên liệu.

Tại mỗi khu vực, hãy kết hợp cả 3 giai đoạn: phân loại – lau dọn – sắp xếp để tiết kiệm thời gian và tránh rối loạn.

Bước 2: Mạnh dạn bỏ qua các yếu tố ngoài lề

Bước 2: Mạnh dạn bỏ qua các yếu tố ngoài lề
Bước 2: Mạnh dạn bỏ qua các yếu tố ngoài lề nếu muốn dọn bớt đồ tích trữ

Điều trong thâm tâm chúng ta thường ngán ngẩm không phải việc lau chùi, mà là phải đưa ra quá nhiều lựa chọn. Sở dĩ nó khó khăn là vì bạn bị bủa vây bởi vô vàn yếu tố, điển hình như:

  • Tính tiện dụng trong tương lai: Hộp các-tông, hộp đựng các thiết bị điện tử, các chai lọ rỗng,... tái sử dụng được.
  • Giá cả: Đồ nội thất không thường dùng.

Nhưng lại quên suy xét đến không gian bị chiếm đóng, công sức lau dọn, chi phí bảo dưỡng. Đây là bẫy “chi phí chìm" (sunk cost) – tâm lý không muốn mất tiền bạc, thời gian đã đầu tư vào một món đồ, vì thế đánh đổi một quyết định tốt hơn cho tương lai.

Ở bước này, bạn chỉ nên suy xét trên một khía cạnh: giữ lại vật này có giúp ích gì cho cuộc sống của bạn hiện tại hay không.

Bước 3: Phân loại vật dụng sai vị trí, cần thanh lý hoặc vứt đi

Bước 3: Phân loại
Bước 3: Phân loại vật dụng sai vị trí, cần thanh lý hoặc vứt đi

Khi đã quyết định được đồ vật nào không nên tiếp tục ở trong nhà nữa, bạn cần cho nó một điểm đến tiếp theo: cần vứt đi, quyên góp hay thanh lý?

Tiếp đến, dành ra một không gian đủ rộng để xếp riêng những món quyên tặng/thanh lý, và các túi rác phân loại cho những món cần bỏ đi.

Đồng thời, tạm gác lại một bên những món đồ:

  • Sai vị trí hoặc chưa biết nên đặt đâu (và chờ đến bước sắp xếp).
  • Cần sửa chữa, thay pin, đánh bóng,...

Bước 4: Quyết định trưng bày hoặc cất gọn

Bước 4: Quyết định trưng bày hoặc cất gọn
Bước 4: Quyết định trưng bày hoặc cất gọn

Ngăn nắp không có nghĩa là mọi thứ phải khuất tầm mắt. Nếu mọi vật dụng đều bị giấu vào tủ, căn nhà trông sẽ trống trải. Nhưng khi quá nhiều thứ quấy nhiễu tầm nhìn, những vật trang trí sẽ mất đi tác dụng.

Nếu bạn có đam mê sưu tầm, đặt bộ sưu tập của bạn cạnh nhau sẽ nổi bật hơn là đặt mỗi nơi một món.

Một ngôi nhà có tổng thể hài hoà là một ngôi nhà được cân bằng giữa cất gọn và trưng bày. Còn nếu không thuộc nhóm nào trong hai, vậy thì có lẽ món đồ đó không nên nằm trong nhà nữa.

Bước 5: Sắp đặt theo khu vực và tần suất sử dụng

Bước 5: Sắp đặt theo khu vực và tần suất sử dụng
Bước 5: Sắp đặt theo khu vực và tần suất sử dụng

Sắp xếp đồ vật ở gần nơi bạn thường sử dụng sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn nhiều. Chẳng hạn:

    • Bông tẩy trang, nước tẩy trang gần kệ gương trong phòng tắm.
    • Nếu thích ngồi trên sô-pha đọc sách, hãy đặt kệ sách trong phòng khách. Nếu thường đọc trước khi đi ngủ, hãy đặt gần giường.
    • Những thiết bị được sử dụng gần như hàng ngày, bạn có thể đặt trên kệ thấp, ở ngoài rìa. Các thiết bị ít sử dụng hơn thì đặt trên cao hoặc bên trong.

Mách nhỏ:

Một số mẹo khi dọn dẹp nhà cửa
Một số mẹo khi dọn dẹp nhà cửa
  • Bắt đầu và kết thúc với tủ quần áo. Phân loại quần áo và đem giặt trước. Trong thời gian chờ, bạn có thể tiếp tục việc khác và quay lại đem đồ đi phơi/cất sau.
  • Có những thứ bạn thường xuyên sử dụng (tai nghe, chìa khoá) hoặc đến rồi đi liên tục (hoá đơn, hộp rỗng, túi đựng) nên bạn nghĩ chúng không cần một vị trí riêng. Thực tế ngược lại, tìm cho chúng một khay đựng cố định sẽ ngăn chúng có mặt khắp nhà.
  • Đừng lạm dụng nhà kho như một nơi giấu đồ. Một khi đã đưa vào đó, khả năng cao là bạn sẽ quên luôn sự tồn tại của món đồ ấy.
  • Sống tối giản sẽ giúp mỗi đợt dọn nhà nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.