Work zombie - Bạn có đang nghỉ việc trong tư tưởng? | Vietcetera
Billboard banner

Work zombie - Bạn có đang nghỉ việc trong tư tưởng?

Đam mê trong công việc biến mất, liệu có tìm lại được?
Work zombie - Bạn có đang nghỉ việc trong tư tưởng?

Nguồn: Ron Lach/Pexels. Ảnh thiết kế bởi Hân Nguyễn cho Vietcetera.

1. Work zombie là gì?

Work zombie /ˈwəːk ˌzɒmbi/ là danh từ chỉ những người mất hứng thú trong công việc nhưng không nghỉ việc, đặc biệt là các nhân viên công sở. Họ rơi vào trạng thái trống rỗng, vật vờ như những thây ma (zombie), nhưng vì nhiều lý do vẫn duy trì được công việc của mình như hoạt động được lập trình hàng ngày.

Trong một số trường hợp, các ‘work zombie’ vẫn có biểu hiện cảm xúc bên ngoài hoàn toàn bình thường. Cơ thể của họ vẫn ở công ty, nhưng tâm trí lại không thể tập trung hoàn toàn vào những gì đang diễn ra xung quanh. Lúc này, dấu hiệu của ‘work zombie’ có thể là chất lượng công việc giảm sút, không quan tâm đến tiền thưởng hay cơ hội thăng tiến trong công việc.

Một số ý kiến cũng cho rằng work zombie chỉ đến một trạng thái (có điểm kết thúc), thay vì chỉ đến một người có đặc điểm hành vi cố định qua thời gian.

2. Nguồn gốc của work zombie?

Không có tài liệu chính thức nào ghi nhận thời gian xuất hiện của cụm từ ‘work zombie’ trong hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo thống kê của Google, các bài báo viết về hiện tượng ‘work zombie’ bắt đầu xuất hiện nhiều từ năm 2009. Thời điểm này hầu hết các nơi thế giới đang chịu dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra từ năm 2008. Đến năm 2010, cụm từ được đưa vào từ điển Urban Dictionary.

3. Work zombie phổ biến thế nào?

Trong phóng sự gần đây của VTV, chuyện làm việc cầm chừng được cho là phổ biến ở những người trẻ chưa có định hướng rõ ràng. Vì không có mục tiêu, họ không biết mình sẽ làm gì tiếp theo nên cũng không dám thoát khỏi vòng an toàn và đi tìm công việc mới. Tuy nhiên, có thể nói hiện tượng này xuất hiện ở nhiều đối tượng, và nguyên nhân cũng có nhiều tầng lớp hơn.

Một cuộc thăm dò của Gallup vào năm 2013 cho thấy có tới 70% công nhân Mỹ không thực sự gắn kết với công ty hoặc không chủ động rời bỏ công việc. Một khảo sát khác được thực hiện tại Singapore vào năm 2016 thì chỉ ra rằng khoảng 57% các doanh nghiệp tại đây có nhân viên rơi vào trạng thái “từ chức trong tư tưởng” (inner resignation).

“Số lượng ‘xác sống’ ở các công ty quy mô vừa và lớn cũng thường gấp đôi so với các công ty nhỏ”, tác giả của khảo sát nhận định.

Một trong các nguyên nhân chính là do dự án ở các công ty lớn thường phức tạp hơn, gây ra nhiều căng thẳng hơn. Việc không thể giao tiếp thông suốt và cởi mở (do cấu trúc nhân sự phức tạp và văn hoá tập đoàn) cũng làm nghiêm trọng thêm vấn đề.

Lúc này, hormone căng thẳng (như glucocorticoids) lại ảnh hưởng đến hệ viền não bộ (limbic system) - có chức năng điều tiết cảm xúc, cũng như điều chỉnh hành vi và trí nhớ dài hạn. Khi tình trạng căng thẳng liên tục, hệ viền não bộ trở nên quá tải dẫn đến cảm xúc tê liệt, đưa con người vào trạng thái sống qua ngày.

titleKhi aacutep lực khocircng chỉ đến từ cocircng việc magrave cả cuộc sống thường ngagravey như trong đại dịch work zombie cũng coacute xu hướng tăng Khi aacutep lực khocircng chỉ đến từ cocircng việc magrave cả cuộc sống thường ngagravey như trong đại dịch work zombie cũng coacute xu hướng tăng
Khi áp lực không chỉ đến từ công việc mà cả cuộc sống thường ngày như trong đại dịch, 'work zombie' cũng có xu hướng tăng. | Nguồn ảnh: Jacqueline Day/Pexels

Mặt khác, nhiều công ty cũng tạo điều kiện cho các ‘work zombie’ tồn tại. Họ thậm chí không phát hiện ra ‘work zombie’ vì không có cơ chế đánh giá hiệu suất. Và ngay cả khi đã phát hiện ra ‘work zombie’ thì cũng không có cơ chế phát triển nhân sự để “đánh thức” họ trở lại.

Đồng thời, ngụy biện chi phí chìm có thể khiến họ không dám sa thải nhân viên không còn phù hợp với mục tiêu chung của công ty. Vì nếu sa thải thì sợ rằng đã phí thời gian đào tạo cho nhân viên trước đó.

Như vậy, về phía người lao động, ngay cả khi họ có đủ dũng cảm để nhảy việc, và đơn phương tìm hứng thú mới trong công việc, thì cũng không có gì đảm bảo là họ sẽ không tiếp tục trở thành ‘work zombie’ ở nơi mới.

Về phía những người quản lý, chủ doanh nghiệp, việc tạo ra một quy trình quản lý dự án và giao tiếp chặt chẽ ở mức độ cá nhân để đảm bảo nhận biết, đánh thức, hay đào thải ‘work zombie’ là cần thiết.

Đọc thêm:

Vì sao không nên vội vàng nhảy ra khỏi vùng an toàn?

6 Kiểu can đảm giúp bạn bước ra khỏi vòng an toàn?

4. Cách dùng work zombie?

Tiếng Anh

A: Jay’s like a work zombie. Why doesn't he just quit?

B: Well, if it were that easy, this world would be wonderful.

Tiếng Việt

A: Jay đi làm mà cứ vật vờ như bóng ma. Sao nó không nghỉ việc luôn cho rồi nhỉ?

B: Nếu dễ thế thì thế giới này tuyệt vời quá.