Chuyển đổi số ngành bảo hiểm: Có thể cạnh tranh với những cái tên lớn trong ngành công nghệ?

Đầu tàu IT Bill Nguyễn trao đổi về chuyển đổi số tại AIA Việt Nam và thử thách của quá trình chuyển đổi số ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Valeria Mertsalova
Chuyển đổi số ngành bảo hiểm: Có thể cạnh tranh với những cái tên lớn trong ngành công nghệ?

Anh Bill Nguyễn, Phó Tổng Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin của AIA Việt Nam. | Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

Trong cương vị Phó Tổng Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin của AIA Việt Nam, Bill Nguyễn luôn biết cách để hiện đại hóa những quy trình và tư tưởng lỗi thời. Suốt gần 5 năm kể từ những ngày  đầu gia nhập AIA Việt Nam, Bill luôn gắn liền với một mục tiêu duy nhất: phát triển lộ trình chuyển đổi số cho AIA Việt Nam - ứng dụng công nghệ để phục vụ khách hàng tốt hơn. 

Những nỗ lực của Bill đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy AIA Việt Nam trở thành đơn vị thành viên dẫn đầu cả tập đoàn về tốc độ chuyển đổi số. Với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 30%, AIA Việt Nam đã cho thấy tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa của các ngành công nghiệp truyền thống khi ứng dụng công nghệ.

Trên chặng đường chuyển đổi, Bill cũng biết rất rõ anh cần những người đồng minh như thế nào. Khi Bill đề xuất hạn chế tuyển dụng những người có xuất thân từ ngành bảo hiểm (vì theo Bill, sẽ mất rất lâu mới thay đổi được lối tư duy cũ), bộ phận nhân sự đã hoàn toàn ủng hộ quyết định của anh. Tương tự như thế, Bill cũng thành công trong việc thuyết phục Tập đoàn cho phép mình có nhiều tự do hơn để tạo ra những thay đổi.

Để biết thêm về những thử thách của quá trình chuyển đổi số ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ và vai trò của tư duy cầu tiến trong suốt chặng đường từ lúc bắt đầu cho đến hiện nay, hãy cùng chúng tôi ngồi lại với đầu tàu IT, trao đổi về chuyển đổi số tại AIA Việt Nam. 

Nhìn lại những ngày mới gia nhập đến nay, lộ trình chuyển đổi số của AIA Việt Nam đã thay đổi như thế nào? 

Bạn có thể tưởng tượng, thời điểm tôi gia nhập AIA Việt Nam, mọi thứ vẫn còn rất “analogue" - bộ phận IT chỉ có vài chục người, công nghệ dùng suốt 15 năm không thay đổi, và hoạt động tách biệt khỏi các phòng ban khác. Kể từ đó cho đến nay, đội ngũ đã tăng gấp 3 lần (khoảng 150 người) - đối với tôi, bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi số coi như đã hoàn tất.

Chúng tôi đã vận hành trơn tru trên nền tảng điện toán đám mây và các hệ thống khác. Vì vậy khi đại dịch xảy đến, chúng tôi không phải đối mặt với nhiều sự cố gián đoạn như các doanh nghiệp và lĩnh vực khác. Ngày nay, trong số 4 “ông lớn” của bảo hiểm nhân thọ trên thị trường, AIA Việt Nam chắc chắn là người dẫn đầu về mặt công nghệ.

Điều gì đã khiến anh gắn bó với AIA Việt Nam lâu hơn dự định?

Gia nhập AIA Việt Nam là lần đầu tiên tôi thử sức với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Khi ấy, và đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn bị thuyết phục bởi lời cam kết của AIA: giúp mọi người sống khỏe hơn, lâu hơn, và hạnh phúc hơn.

Một lý do khác khiến tôi gắn bó với AIA Việt Nam chính là niềm yêu thích dành cho những thử thách trong công việc, điển hình như việc xây dựng mọi thứ từ con số 0, cải tổ cả bộ phận… Đội ngũ nhân sự của tôi hiện nay gồm rất nhiều bạn trẻ, đa phần xuất thân từ lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp, với tư duy cầu tiến. Tôi rất tự hào vì những gì đội ngũ của mình đã và đang làm được với mong muốn tiến gần đến vị thế có thể cạnh tranh với những cái tên lớn trong ngành công nghệ. 

Ngoài ra, tôi cũng đặt kỳ vọng cao vào AIA Vitality (“Cùng sống khỏe”) - một chương trình chăm sóc sức khỏe mới, được cá nhân hóa và ứng dụng khoa học công nghệ. Chương trình sẽ được bổ sung thêm chức năng dịch vụ y tế từ xa (telemedicine) trong những năm tới đây.

AIA Việt Nam hiện đang triển khai áp dụng những công nghệ nào?

Hiện AIA Việt Nam đang vận hành trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft, chính nhờ vậy mà chúng tôi có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu nhỏ quy mô, cũng như chủ động sử dụng nguồn lực khi thật sự cần thiết. Từ đó công ty giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành. 

Chúng tôi cũng chuyển đổi cách mà mình thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu. Nhân sự tại AIA Việt Nam được phép truy cập dữ liệu của cả tổ chức, bao gồm cả dữ liệu lịch sử, chứ không chỉ là các dữ liệu liên quan đến chuyên môn riêng lẻ của từng bộ phận.

Việc thay đổi phương thức bằng công nghệ đã giúp các bộ phận liên quan hình dung rõ hơn về từng khách hàng, hoàn cảnh và nhu cầu riêng biệt của họ và đưa ra các giải pháp sản phẩm phù hợp hơn. Cách tiếp cận mới này có thể coi như một “cuộc cách mạng” cho ngành bảo hiểm nhân thọ, chuyển đổi từ một tổ chức vận hành theo hướng policy service (quản lý hợp đồng) sang customer service (dịch vụ khách hàng). 

Tại AIA Việt Nam, bộ phận IT tác nghiệp với các phòng ban khác như thế nào?

Cho dù là vấn đề liên quan đến khách hàng hay dữ liệu, chúng tôi đều giải quyết thông qua trao đổi và thảo luận để tận dụng trí tuệ tập thể, bằng cách thiết lập một nhóm nhỏ với thành viên đến từ nhiều phòng ban khác nhau để cùng đề xuất giải pháp. Thông thường, chúng tôi sẽ tập trung giải quyết từng vấn đề một.

Cũng như việc triển khai các công cụ bán hàng kỹ thuật số mới để hỗ trợ cho đội ngũ chuyên viên tư vấn tài chính đôi khi cũng gặp những trở ngại nhất định. Quá trình thay đổi thường không dễ dàng, nhưng họ vẫn hoàn toàn tin tưởng vào chúng tôi, và hiểu rằng không thể mãi áp dụng một phương thức hoạt động nếu muốn đột phá. 

Anh và đội ngũ có được “tự do” trong việc triển khai các giải pháp dành cho thị trường Việt Nam? 

Thật ra chúng tôi có rất nhiều tự do! Tôi là Phó Tổng Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin có quyền tự do gần như “không-giới-hạn”. Tập đoàn AIA cũng tin rằng, mỗi đơn vị thành viên tại mỗi quốc gia nên được trao quyền để làm chủ công việc, bởi hơn ai hết, họ mới là người hiểu rõ thị trường sở tại.

Ngay từ ban đầu, tôi cũng không gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục ban lãnh đạo Tập đoàn về triển khai quá trình chuyển đổi số, bởi đây là một phần quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. 

Dù mạo hiểm, nhưng mọi nỗ lực cho kế hoạch đã tạo nên thành quả. Giờ đây, AIA VIệt Nam tự hào là đơn vị thành viên dẫn đầu toàn tập đoàn về áp dụng công nghệ điện toán đám mây.

Mô hình chuyển đổi số dành riêng cho thị trường Việt Nam được thiết kế tập trung vào các khía cạnh trải nghiệm khách hàng, quan hệ đối tác, nhân sự tại công ty và quản lý các quy trình nội bộ. Trong đó, quản lý quy trình nội bộ được xem là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đến khả năng vận hành của các bộ phận và toàn bộ công ty.

Cho năm 2021 và những năm sắp tới, ưu tiên của anh là gì?

Mục tiêu lớn nhất của tôi là mang AIA Việt Nam tiến vào khu vực của những người dẫn đầu về kỹ thuật số. Để đạt mục tiêu này, trước tiên AIA Việt Nam cần đạt được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính - đây cũng là mục tiêu phát triển trong năm nay. Một khi nền tảng quan trọng đã vững vàng, AIA Việt Nam sẽ có khả năng tiếp cận và tiến đến hàng ngũ những cái tên như Grab hay Microsoft.

Bài viết được biên dịch bởi Thảo Vân

Chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 02/2000, từ đó đến nay, AIA Việt Nam tập trung xây dựng một nền tảng vững mạnh để phát triển bền vững, thông qua việc đào tạo và nuôi dưỡng đội ngũ nhân lực của mình. Ngày nay, AIA Việt Nam được biết đến là một công ty bảo hiểm nhân thọ ưu việt tại Việt Nam. AIA Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi và vẫn đang tìm kiếm các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số và phân tích. Nếu bạn là một người giàu nhiệt huyết và luôn muốn cống hiến sức mình nhằm tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp, khách hàng, và cả đội ngũ của mình, hãy gia nhập AIA Việt Nam.

Để khám phá những phương pháp đổi mới ngành bảo hiểm nhân thọ và giúp mọi người ngày càng “Sống Khỏe hơn, Lâu hơn, Hạnh phúc hơn”, bạn có thể truy cập trang LinkedIn của AIA Việt Nam tại: link


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục