Lên luôn! Trải nghiệm leo núi tại Việt Nam

Chúng tôi đã trò chuyện với một vài người khởi xướng trong bộ môn này – Jean Verly (VietClimb), Paul Massad (Push Climbing), và Baptiste Rouch (Nival) – về định
Billy Pham
Jean Verly (VietClimb), Paul Massad (Push Climbing), và Baptiste Rouch (Nival) | Nguồn: Allison Fleckenstein

Jean Verly (VietClimb), Paul Massad (Push Climbing), và Baptiste Rouch (Nival) | Nguồn: Allison Fleckenstein

Bộ môn thể thao leo núi bắt đầu trở nên thịnh hành trên toàn thế giới vào khoảng những thập niên 80. Vào năm 2018, nhà leo núi lừng danh Alex Honnold đã làm nên lịch sử khi chinh phục sườn núi El Capitan dựng đứng ở độ cao 600 mét mà không hề dùng dây hay đồ bảo hộ, đặt cược tính mạng của mình để mở rộng đường biên của bộ môn leo núi đá. Và nếu như dịch COVID-19 không cản trở Thế vận hội Olympics 2020, có lẽ chúng ta đã được chứng kiến bộ môn leo núi lần đầu xuất hiện trên TV nhà mình.

Trong khi ấy, tại Việt Nam, môn thể thao leo núi mới chỉ xuất hiện từ vài năm trở lại đây cùng với các phòng thể thao trong nhà, tạo điều kiện cho nhiều người tham gia hơn. Chúng tôi đã trò chuyện với một vài người khởi xướng trong bộ môn này – Jean Verly (

Anh có thể nói về Nival cũng như lý do tại sao anh thiết lập mô hình ‘hợp tác xã' (co-op) này không?

[Baptiste]: Nival khởi đầu là một dự án trên Youtube nhằm quảng bá môn thể thao leo núi ở Việt Nam thông qua các thước phim tài liệu và video ngắn. Sau hai tháng, với mục tiêu phát triển bộ môn này mạnh mẽ hơn cả về lượng và chất, tôi đã tái định nghĩa Nival như một công cụ hỗ trợ để tạo ra một mục tiêu chung cho các cộng đồng leo núi địa phương – cùng nhau phát triển như một ‘hệ sinh thái’ liền mạch.

Bước đầu tiên hiện nay là quy tụ các cộng đồng lại dưới một cái tên chung là

Đây sẽ là nền tảng cho bước ba khi Nival trở thành một thương hiệu hỗ trợ cho những ai muốn khởi nghiệp với môn thể thao leo núi. Cuối cùng, khi mọi thứ đã vào guồng, chúng tôi sẽ tiến tới mục tiêu xây dựng một ‘hợp tác xã' nơi các thành viên của Nival cùng vận hành xung quanh một mô hình kinh doanh xã hội mang tính bền vững, nhằm đóng góp cho sự phát triển của quốc gia thông qua các cộng đồng leo núi.

Trong năm nay, Việt Nam chính thức công nhận leo núi là môn thể thao quốc gia - một tin mừng cho cộng đồng. Việc này có ý nghĩa thế nào với cá nhân anh và tương lai của bộ môn leo núi trong nước?

[Jean]: Câu chuyện thực ra hơi rắc rối hơn một chút. Đúng là Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch đã lần đầu tổ chức một đợt tập huấn toàn quốc ở Hữu Lũng vào tháng Chín, sau khi nhận yêu cầu từ tỉnh Lạng Sơn để công nhận và hợp pháp hóa bộ môn leo núi (climbing) và leo núi ‘bắt chốt' (bolting), vốn đã được chúng tôi gây dựng ở đó từ năm 2012.

Mặc dù đây là một cột mốc đáng kể với các tổ chức leo núi, nó mới chỉ là bước đầu trong quá trình tiến tới việc thực sự được công nhận. Bước tiếp theo cần làm là thiết lập một Liên đoàn Thể thao Leo núi Việt Nam, song song với việc lồng ghép môn leo núi vào trong các chương trình cộng đồng, đầu tư nguồn vốn để tìm kiếm các tài năng trẻ, cũng như gửi các vận động viên đi đấu giải quốc tế.

[Paul]: Quyết định này là tin vui khiến chúng tôi rất xúc động khi thấy công sức mình bỏ ra đã được cộng đồng đón nhận nhiệt tình, trái ngược với thái độ thờ ơ và nghi ngại khi chúng tôi mới bắt đầu. Bộ môn leo núi ở Việt Nam là một hòn ngọc thô chỉ có thể được đánh bóng bằng mồ hôi công sức và kỷ luật.

Các anh đang làm gì để người ta biết nhiều hơn về bộ môn leo núi?

[Jean]: Chúng tôi kết hợp cả hai hướng tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên: vừa vận động hành lang và xây dựng kỹ năng cho chính quyền địa phương và trung ương, vừa tiếp cận cộng đồng thông qua các cuộc thi, sự kiện, cũng như chú trọng vào chất lượng của nội dung sản xuất.

[Paul]: Vừa dạy vừa thực hành. Tại Push Climbing, chúng tôi chọn cách tiếp cận theo nhóm hoặc gia đình, nhất là khi các khách hàng của chúng tôi vừa bắt đầu thử sức với bộ môn leo núi. Chúng tôi hỗ trợ họ đặt những viên gạch đầu tiên trong môi trường có kiểm soát cùng các gói thành viên với mức giá đa dạng. Chúng tôi cũng tổ chức các lớp học trực tiếp hay trực tuyến, các hoạt động kết nối trong công sở (team-building), các buổi workshop, thử dụng cụ, cùng các giải đấu.

[Baptiste]: Các thành viên trong cộng đồng leo núi ở Việt Nam vẫn luôn chia sẻ đam mê và chứng tỏ cho mọi người thấy rằng đây là một bộ môn thú vị và an toàn. Và điều này có lẽ nghe hơi ‘sến', nhưng bộ môn này cũng khiến bạn ‘hoàn thiện nhân cách' hơn nữa đấy.

Trong năm nay, chúng tôi đã bắt đầu quay phim và ghi hình các buổi leo núi trong nhà cũng như ngoài trời. Qua Nival, chúng tôi cũng tổ chức các buổi dọn vệ sinh cộng đồng ở những nơi mình leo núi. Tôi cũng ngồi xuống và trò chuyện với những người bạn cùng bộ môn để vừa giúp ý tưởng của họ nảy nở, vừa học hỏi từ họ. Đây là một quá trình trao đổi bình đẳng và mở mang đầu óc giữa những người tràn đầy nhiệt huyết.

Leo núi mang lại những giá trị văn hóa nào?

[Baptiste]: Trước tiên, bộ môn này định hình nên một lối sống. Mặc dù leo núi tạo cơ hội cho các cá nhân thể hiện, nó vẫn là một môn thể thao nhóm khi luôn có ai đó quan tâm đến sự an toàn của bạn, thông qua việc ghìm dây (belaying) khi leo núi hay làm hoa tiêu (spotting) cho người leo đá tảng không dây (bouldering). Chúng tôi cũng chia sẻ các giá trị như bảo vệ môi trường. Khi leo núi, chúng tôi nhận thức mình là một phần của thiên nhiên và luôn cố gắng bảo vệ nó.

[Jean]: Thành thật, đáng tin cậy, và hiểu biết về môi trường.

Tôi nghe nói rằng môn leo núi có dây (sport climbing) thịnh hành ở miền Bắc, còn ở miền Nam thì chủ yếu là leo đá tảng không dây (bouldering). Hãy kể cho chúng tôi nghe thêm về văn hóa của môn thể thao này ở Việt Nam nhé.

[Jean]: Xét về leo núi ngoài trời thì điều này có lẽ đúng đấy, vì miền Bắc có nhiều núi cao hơn trong khi miền Nam thì bằng phẳng hơn. Tuy nhiên, Sài Gòn lại có nhiều nơi cung cấp dịch vụ leo núi có dây trong nhà hơn. Việc lựa chọn thật sự phụ thuộc vào mỗi cá nhân: có rất nhiều người ở Sài Gòn đi ra Hữu Lũng để thực hành leo núi có dây, trong khi có những người ở Hà Nội lại chuyên chú vào bộ môn leo đá tảng không dây.

[Paul]: Sự khác biệt này chủ yếu là do địa hình vì khu vực đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều núi cao và triền dốc. Trong thành phố, việc xây dựng không gian cho việc leo đá tảng không dây cũng đỡ tốn dụng cụ và ít đòi hỏi về chiều cao hơn, do đó dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm địa điểm.

Leo đá tảng không dây cũng là cách tạo trải nghiệm nhóm: các bạn có thể tụ họp vào cuối tuần, lái xe tới chỗ nào đó để leo, sau đó về nhà trước khi trời tối. Nhưng để có thể leo núi chuyên nghiệp và sử dụng chốt an toàn là cả một quá trình (anh Jean đây hẳn đã quá rõ về điều này). Đó cũng là lý do vì sao người Sài Gòn chủ yếu lựa chọn loại hình leo đá tảng không dây.

Đâu là những địa chỉ nơi độc giả có thể đến tìm hiểu và trải nghiệm bộ môn thể thao này?

Leo trong nhà:

Hà Nội |

TP. Hồ Chí Minh |

TP. Hồ Chí Minh |

TP. Hồ Chí Minh |

Leo ngoài trời:

Hữu Lũng (leo núi thể thao có dây)

Cát Bà (leo đá tảng trên vùng nước sâu)


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục