Có gì tại nhà máy “xanh” Jakob Factory?

Từ bước lên ý tưởng đến thi công, hai đơn vị chủ chốt đã nắm bắt được tầm nhìn của chủ đầu tư về tính bền vững trong vấn đề môi trường và xã hội.

Angie Tran
Theo Chân Vietcetera Đến Nhà Máy “Xanh” - Jakob Factory

Nguồn: Oki Hiroyuki cho G8A Architects

Với số vốn đầu tư cho các dự án đạt tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social & Governance - môi trường, xã hội và quản trị) ngày càng tăng lên, có thể thấy, các doanh nghiệp hiện nay chú trọng các vấn đề môi trường hơn bao giờ hết. Khi nói đến việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ mục đích sản xuất, mục tiêu cấp thiết giờ đây là giảm thiểu tác động đến môi trường.

Hòa vào xu thế chung của toàn cầu, ở Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp chú trọng tính bền vững và thân thiện với môi trường.

Một ví dụ tiêu biểu là dự án nhà máy Jakob Factory thuộc công ty Jakob Rope Systems, được thiết kế bởi công ty kiến trúc đến từ thành phố Bern, kết hợp cùng , ra đời tại Thuỵ Sĩ và có trụ sở tại Việt Nam.

Công ty Jakob Rope Systems được thành lập vào năm 1904, tiền thân là nhà sản xuất dây thừng cho các nông dân Thuỵ Sĩ. Ngày nay, sản phẩm của hãng đã có mặt ở hơn 45 quốc gia, từ các loại lưới thể thao cỡ nhỏ đến các tấm lưới thép chuyên dụng trong việc thi công các công trình khổng lồ.

Sự kết hợp ăn ý giữa rollimarchini và G8A đã cho ra đời một showroom và nhà máy có tính sáng tạo cao, phục vụ cho dây chuyền sản xuất dây thép chuyên dụng của Jakob Rope Systems. Công trình rộng 30000m2 tọa lạc tại trung tâm của một khu công nghiệp cách 50km về phía bắc Sài Gòn - đầu tàu công nghiệp của cả nước Việt Nam.

Từ bước lên ý tưởng đến thi công, hai đơn vị chủ chốt đã nắm bắt được tầm nhìn của chủ đầu tư: một dự án bền vững trong khía cạnh môi trường, xã hội và cấp tiến trong tư duy.

Thiết kế cho tương lai

Jakob Rope Systems mong muốn trở thành một minh chứng cho thế hệ nhà máy sản xuất trong tương lai. Hiện tại, các nhà máy ngoại cỡ với phần mái tôn gây ra sự phản xạ nhiệt chiếm đa phần diện tích của khu vực ngoại ô Sài Gòn.

Nhà máy Jakob Factory mang đến một giải pháp đột phá, giúp tiết kiệm diện tích hơn so với các mô hình xây dựng theo cách dàn trải thông thường. G8A đã tối ưu hóa diện tích theo phương thẳng đứng bằng cách sắp đặt các khu vực vận hành thành nhiều tầng. Nhờ hệ thống các thanh chồng, phần đất nền luôn được bảo vệ.

Nhờ sự cắt giảm trong diện tích đất sử dụng và các phần thi công thừa, đồng thời tạo thêm nhiều mảng xanh và không gian ngoài trời cho công nhân, thiết kế này đã truyền tải thành công ý tưởng của một kiến trúc của tương lai chú trọng tính bền vững với môi trường.

Một thực thể sống

Lấy cảm hứng từ kiến trúc vùng nhiệt đới truyền thống của Việt Nam, nhà máy có diện tích trải dài hơn 3km được xây dựng theo dạng chữ L. Phần mặt tiền có nhiều ô trống được lấp đầy bằng những loại cây, trông như một tấm áo choàng xanh mướt phủ lên nhà máy.

Mỗi mặt của nhà máy có hướng đón nắng khác nhau trong ngày, từ bình minh đến hoàng hôn. Vì thế những loại cây ở mỗi mặt cũng được lựa chọn và chăm sóc theo cách riêng biệt. Sự tươi tốt của thảm xanh nơi đây chính là một động lực để nhà máy cân nhắc ươm mầm thêm một vườn rau củ nữa.

Cấu trúc giàn treo được gia cố bằng hệ thống dây hai lớp kéo dài từ mặt đất đến mái nhà. Trong khi đó, “bức tường xanh” ngoài chức năng che nắng che mưa, còn giúp hạ nhiệt thông qua sự bốc hơi nước, đồng thời đóng vai trò như màn lọc không khí và chắn bụi cho công trình.

Với sự kết hợp yếu tố sử dụng cây xanh làm mặt tiền và hệ thống tường nội thất dạng module linh hoạt, nhà máy Jakob Factory đã trở thành công trình đầu tiên ở Việt Nam có hệ thống làm mát hoàn toàn tự nhiên. Công trình này có thể “thở” và “sinh trưởng” như một thực thể sống độc lập.

Phía sau bức tường xanh

Tại nhà máy Jakob Factory, quy trình sản xuất là một sự kết hợp nhịp nhàng giữa các người thợ địa phương lành nghề và dây chuyền chế tạo dây thép của châu Âu. Chính vì vậy, dù mang dáng vẻ rất công nghiệp, các phân xưởng này lại là nơi những tấm lưới thép được đan và dệt từ đôi bàn tay của những người thợ cần cù. Công việc này không đòi hỏi họ phải khuân vác nặng nhưng lại rất cần sự chính xác trong đo đạc và độ tỉ mỉ trong từng thao tác.

Chậm mà chắc

Mãi đến những năm gần đây xu hướng kiến trúc bền vững và thân thiện với môi trường mới du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, chính điều đó có thể là một lợi thế. Các kiến trúc sư trong nước sẽ tự rút cho mình bài học về thiết kế và thi công, nhờ đó tránh “lao vào vết xe đổ” của những công trình đi trước.

Đã đến lúc đặt một nền móng cho một tương lai bền vững hơn của ngành kiến trúc Việt Nam. Hành trình nâng tầm kiến trúc đương đại dù chỉ mới bắt đầu, nhưng cơ sở hạ tầng Việt Nam đã có sự chuyển mình ngoạn mục.

Những công trình hiện đại đang dần thành hình chính là những bài học mà các kiến trúc sư trong nước luôn ghi nhớ.

Đơn vị thi công: rollimarchini architekten + G8A Architecture & Urban Planning

Chủ đầu tư: Jakob Rope Systems

Nhà thầu chính: Trung Hau Construction Group

Bài viết được dịch bởi L A M


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục