Chút Chuyện Chill: Làng thời trang lần lượt đóng cửa hàng, đi quyên góp, sản xuất khẩu trang vải và nước rửa tay

Ngành công nghiệp thời trang đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh ảm đạm đó, họ vẫn có những hành động tích cực.

Minh Ng
Chút Chuyện Chill: Làng thời trang lần lượt đóng cửa hàng, đi quyên góp, sản xuất khẩu trang vải và nước rửa tay

Chút Chuyện Chill: Làng thời trang lần lượt đóng cửa hàng, đi quyên góp, sản xuất khẩu trang vải và nước rửa tay

1. Các tập đoàn thời trang xa xỉ quyên góp hỗ trợ cuộc chiến chống dịch COVID-19

Các tập đoàn thời trang xa xỉ đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Theo Tamison O’Connor của tờ Business of Fashion dự đoán, ngành hàng xa xỉ có thể mất đến 45 tỷ USD trong năm nay.

Giữa bối cảnh ảm đạm đó, hàng loạt các thương hiệu thời trang xa xỉ vẫn chung tay quyên góp tiền để ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch và giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Sau đây là danh sách một số cái tên lớn trong ngành hàng xa xỉ và số tiền mà họ đóng góp:

  • Tập đoàn LVMH: 2,2 triệu USD
  • Tập đoàn Richemont: 1,4 triệu USD
  • Nhà thiết kế Giorgio Armani: 1,4 triệu USD
  • Tập đoàn Kering: 1 triệu USD
  • Tập đoàn Hermes: 711.278 USD
  • Versace: 143.748 USD

2. Chiara Ferragni và Fedez kêu gọi thành công 4 triệu euro để hỗ trợ công tác chống dịch

https://www.instagram.com/p/B9FMF6-o0WI/?utm_source=ig_web_copy_link

Doanh nhân kiêm fashionista hàng đầu thế giới Chiara Ferragni cùng chồng–nhạc sĩ kiêm rapper Fedez–đang tích cực tham gia cuộc chiến chống dịch COVID-19. Cá nhân hai vợ chồng đã đóng góp 100.000 euro cho một tổ chức chuyên gây quỹ hỗ trợ giường bệnh tại khu chăm sóc đặc biệt, bệnh viên San Raffaele, thành phố Milan, Ý.

“Chúng tôi hy vọng hành động này sẽ phần nào nâng cao nhận thức của người dân nước Ý cũng như các quốc gia khác về đại dịch COVID-19 và những ảnh hưởng của nó đến tất cả chúng ta,” Chiara và Fedez cho biết.

Tiếp đó, hai vợ chồng Chiara hợp tác với Giáo sư Alberto Zangrillo, trưởng khoa Tim mạch và Chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Milan, để tổ chức một cuộc gây quỹ cộng đồng thông qua website gọi vốn gofundme.com.

Một ngày sau khi bắt đầu gây quỹ, Chiara đăng tải trên trang Instragram của mình thông báo đã kêu gọi thành công 3.3 triệu euro, với sự tham gia của hơn 165,000 người từ 92 quốc gia. Tính đến 2:45 ngày 16/03/2020, quỹ đã kêu gọi được là 4.138.530 euro, vượt mức kỳ vọng ban đầu là 4 triệu euro.

3. LVMH biến xưởng sản xuất nước hoa thành nơi sản xuất nước rửa tay khô

Sáng ngày 16/03/2020, tập đoàn LVMH thông báo rằng họ sẽ chuyển đổi 3 trong số các nhà máy sản xuất nước hoa của tập đoàn (chuyên sản xuất nước hoa cho 3 thương hiệu cho Christian Dior, Givenchy, và Guerlain) sang sản xuất nước rửa tay khô. Theo thông cáo từ tập đoàn, sản phẩm nước rửa tay này sẽ không gắn mác của bất kỳ thương hiệu nào thuộc sở hữu của LMVH.

View this post on Instagram
@highsnobietystyle: In response to the Coronavirus pandemic, luxury conglomerate @lvmh will reportedly manufacture disinfectant gel in its French factories to help prevent a hand-sanitizer shortage. @bof reports that starting Monday, LVMH will produce hydro-alcoholic gel that will be donated to French health authorities in efforts to help in their combat against Covid-19.
A post shared by HIGHSNOBIETY (@highsnobiety) on Mar 15, 2020 at 3:00pm PDT

Các sản phẩm đầu tiên sẽ được ra mắt vào ngày mai, và đến cuối tuần đầu tiên, LVMH ước tính sẽ hoàn thành 12 tấn nước rửa tay khô có cồn. Sản phẩm này sẽ được chuyển đến cho chính quyền Pháp và các hệ thống bệnh viện lớn tại châu Âu.

4. Hàng loạt các thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế sản xuất khẩu trang

Trước tình trạng khan hiếm nguồn cung khẩu trang y tế như hiện nay, một trong những giải pháp đã được ngành công thương Việt Nam triển khai là khuyến khích các doanh nghiệp dệt may sản xuất khẩu trang vải sử dụng nguyên liệu vải kháng khuẩn. Theo đó, tại Việt Nam đã có một số thương hiệu thời trang bắt đầu sản xuất và bày bán các sản phẩm khẩu trang vải, ví dụ như HNOSS, Canifa…

Trên thế giới, cũng có rất nhiều nhà thiết kế và các thương hiệu cao cấp bắt đầu trình làng những thiết kế khẩu trang của riêng mình. Ví dụ như Marine Serre, thương hiệu Pháp được sáng lập với nhà thiết kế Marine Serre–người từng đạt giải thưởng LVMH 2017 dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Trong bộ sưu tập Xuân-Hè 2020, Marine đã hợp tác cùng R-Pur để ra mắt thiết kế khẩu trang chống ô nhiễm. Một số thương hiệu là Fendi, Off-White, A Bathing Ape,…

5. Các cửa hàng bán lẻ đóng cửa, tập trung bán hàng online và các sự kiện, tuần lễ thời trang huỷ bỏ lịch trình

Hàng loạt các tuần lễ thời trang tại Châu Á đã bị dời lại, hoặc huỷ bỏ, cụ thể là Shanghai Fashion Week, China Fashion Week, Tokyo Fashion Week, Seoul Fashion Week. Các show diễn thời trang tại các quốc gia khác nhau cũng bị huỷ bỏ, ví dụ như Armani tại Milan, Hermes tại London, Ralph Lauren tại New York, Prada tại Tokyo, Chanel tại Bắc Kinh…

View this post on Instagram
Coble is temporarily closed! Due to the outbreak of Covid-19 pandemic, Coble Ngo Duc Ke will be pausing our operation for health safety of our customers and staffs. Further information about the reopening day will be announced soon. In the meantime, please shop via our online channels Instagram/Facebook & hotline. Stay safe! Do tình hình đại dịch toàn cầu Covid-19 chuyển biến khó lường, Coble sẽ đóng cửa cửa hàng ở Ngô Đức Kế từ ngày 16/3/2020 cho đến khi tình hình dịch khả quan hơn để giữ an toàn và bảo vệ sức khoẻ cho các khách hàng, và nhân viên của Coble. Thông tin về ngày hoạt động trở lại sẽ được Coble cập nhật sau trên các kênh truyền thông của Coble. Trong khoảng thời gian này, các bạn có thể mua hàng online qua Instagram/Facebook hoặc nhắn tin, gọi điện vào số hotline nhé.
A post shared by C⃣O⃣B⃣L⃣E⃣ (@cobleclothing) on Mar 14, 2020 at 7:26pm PDT

Về phía bán lẻ, nhiều nhãn hàng thời trang trong nước và quốc tế cũng quyết định đóng cắt giảm giờ mở cửa, hoặc đóng hẳn cửa hàng và chuyển sang bán online, nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng. Trong thời gian này, nhiều nhãn hàng áp dụng dịch vụ miễn phí giao nhận hàng để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng online. Đây là những hành động đáng khích lệ nhằm hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giảm thiểu khả năng lây lan của COVID-19.

Người làm thời trang học được gì từ những chuyện chill trên?

Bài học 1: Gia tăng mức độ quan hệ thương hiệu (brand affinity) bằng cách dung hoà giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội (cause marketing).

Bài học 2: Duy trì doanh nghiệp bằng cách tổ chức các sự kiện và bán hàng trực tuyến

Bài học 3: Xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng những hành động, thông điệp tích cực và đúng thời điểm

#ChútChuyệnChill chia sẻ với độc giả Vietcetera những tin tốt mỗi tuần.

Xem thêm:

[Bài viết] Chút Chuyện Chill: Nguyễn Văn Dúi, phổ cập smartphone và kit xét nghiệm COVID-19

[Bài viết] Chút Chuyện Chill: Adorable Home, ca trù trên Google, và tài khoản TikTok của Bộ Y tế


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục