Giải mã vì sao học sinh Việt Nam chưa mặn mà với học online?

Khoảng 80-90% học viên tại Việt Nam đã tiếp cận hình thức học online trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, vì tình huống ép buộc, giáo viên và học sinh đã phải chuyển lên online mà không có sự chuẩn bị, không có công cụ phù hợp, nên họ cũng không “mặn mà" ở lại khi mọi thứ quay trở lại bình thường.

Minh Ng
ClassIn Feature

Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

“Đại dịch buộc mọi người phải học online, nhưng thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam sẽ không tăng trưởng nhanh cho đến khi chất lượng giảng dạy online đạt chuẩn ngang ngửa so với offline.” - Đó là lời mở đầu từ hai đại diện của ClassIn – giải pháp lớp học trực tuyến có mặt trong Top 50 Edtech hàng đầu thế giới.

Vietcetera có cơ hội được trò chuyện cùng chị Quỳnh Tương - Country Representative, và anh Nhẫn Đỗ - Customer Success Manager của ClassIn để tìm hiểu thêm về bức tranh giáo dục trực tuyến tại Việt Nam hậu COVID-19.

Tại sao giáo viên và học sinh Việt Nam không mặn mà với chuyện dạy - học online?

Quỳnh Tương: Đợt dịch vừa rồi, cả hệ thống giáo dục đứng trước thách thức phải chuyển đổi việc dạy và học từ phương pháp truyền thống lên online trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, theo quan sát của ClassIn thì phần lớn các phụ huynh, học sinh và giáo viên chưa đánh giá cao chất lượng giảng dạy trực tuyến trong năm vừa rồi. Điều này bắt nguồn từ những vấn đề sau:

  • Đội ngũ giáo viên chưa có sự chuẩn bị đầy đủ kỹ năng để giảng dạy trực tuyến;
  • Chưa có nhiều nội dung bài giảng được thiết kế cho việc dạy online. Thực tế, các đơn vị giáo dục vẫn đơn giản là mang học liệu offline lên dạy online;
  • Tương tự, các công cụ sử dụng để giảng dạy trực tuyến không được thiết kế cho giáo dục. ‘Học hành’ đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác so với ‘họp hành’, ví dụ như điểm danh, phát bài tập, tương tác trong lớp học.

Nếu không phải là đại dịch, thì lý do gì khiến việc dạy - học online cần thiết tại Việt Nam?

Nhẫn Đỗ: Từ góc nhìn cá nhân, tôi thấy việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy sẽ giải quyết được 3 bài toán:

  1. Mất cân bằng giữa chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn và miền núi so với thành thị: có rất ít giáo viên giỏi chịu trở về nông thôn do điều kiện cơ sở vật chất và lương thưởng không hấp dẫn. Vì thế nên với việc học trực tuyến, các em học sinh vùng nông thôn có cơ hội học với giáo viên chất lượng, hoặc xa hơn là các học viên sinh sống tại Việt Nam có nhu cầu tiếp cận các giáo sư đầu ngành tại các quốc gia khác.
  2. Chi phí hợp lý: giảng dạy online giúp tối ưu hoá nhiều loại chi phí nên các khoá học online vừa túi tiền hơn rất nhiều so với lớp học offline.
  3. Bài toán tăng trưởng: với cấp quản lý của các đơn vị giáo dục truyền thống, nếu tiếp tục đi theo con đường hiện tại, việc tăng trưởng số lượng học sinh sẽ diễn ra rất chậm. Mỗi khi muốn mở trung tâm mới, các đơn vị giáo dục phải đầu tư rất nhiều chi phí, thuê nhân viên. Dạy - học online giúp rút ngắn lộ trình tăng trưởng.

Những yếu tố này chính là cơ sở giúp việc dạy - học online tiếp tục tồn tại và phát triển.

Vậy còn lời giải cho bài toán ‘dạy - học online hiệu quả’?

Quỳnh Tương: Công cụ là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất để dạy và học online hiệu quả.

Giáo viên cần một nền tảng được thiết kế riêng cho mục đích giáo dục, có đầy đủ các công cụ để dạy online giống như dạy offline. Tiếp đến là đào tạo để giáo viên hiểu rõ tính chất của môi trường học online, từ đó họ biết cách điều chỉnh phương pháp giảng dạy trước, trong và sau khi học online.

Nhẫn Đỗ: Nói vui một chút, bản chất của Edtech là Education phải nhiều hơn Technology, tức công nghệ chỉ là công cụ để hỗ trợ giáo dục thôi. Tính tương tác và nội dung bài giảng vẫn là yếu tố trọng tâm, bất kể là online hay offline. Giáo viên không thể ‘thao thao bất tuyệt’ suốt 45-90 phút học được, phải có các hoạt động để tương tác, lôi kéo học sinh tham gia bài giảng.

Yếu tố thành bại trong đợt dịch qua là do khả năng soạn thảo giáo trình online quyết định. Tại một số nơi, họ xây dựng cả một bộ phận chuyên môn làm công tác soạn thảo - thử nghiệm - đánh giá - chỉnh sửa trước khi cho ra một bộ giáo trình hoàn chỉnh (gồm bài giảng và các hoạt động tương tác). Công việc này tốn rất nhiều thời gian và không thể chỉ phụ thuộc vào giáo viên.

Như vậy, ClassIn có thể giúp người làm giáo dục trực tuyến như thế nào?

Quỳnh Tương: Nguyên lý thiết kế sản phẩm của ClassIn là mang lại một trải nghiệm dạy - học online tương tự như offline. Để làm được điều này, ClassIn đã dành nhiều thời gian để quan sát cách tổ chức của lớp học offline, thiết kế sản phẩm lớp học ảo với các tính năng sao cho có thể tăng tính tương tác và mang lại trải nghiệm học online như ngay trong lớp học offline.

Hiện tại, 90% các hoạt động diễn ra trong lớp (điểm danh, phát bài tập, kiểm tra, tổ chức họp nhóm) có thể diễn ra tại ClassIn. Các hoạt động này khuyến khích sự tương tác, tăng thời lượng phát biểu của học viên, thêm thời gian quan sát cho giáo viên. Cuối buổi học, giáo viên có thể sử dụng các tính năng giao bài kiểm tra, trắc nghiệm để kiểm tra tỉ lệ hiểu bài của học sinh.

Được biết, ClassIn phục vụ nhiều khách hàng lớn trong giáo dục trên thế giới và Việt Nam. ClassIn đã đồng hành với các đối tác để giúp họ chuyển đổi lên online như thế nào?

Nhẫn Đỗ: Bước đầu tiên luôn là trả lời câu hỏi “Tại sao lại muốn dạy - học online?” một cách cụ thể và thành thật. Có rất nhiều đơn vị xem việc “go online" như một xu thế, một giải pháp tạm thời. Nhưng không, "go online" là một chiến lược lâu dài, phụ thuộc lớn vào tầm nhìn của người đứng đầu đơn vị giáo dục. Phải có mục đích “go online" rõ ràng thì mới cam kết đầu tư dài hạn và kiên nhẫn trong quá trình chuyển đổi được.

Tiếp đến, ClassIn sẽ tư vấn quy mô lớp học và hình thức giảng dạy phù hợp cho từng đơn vị. Chuyển lên online 100% là điều không tưởng với các đơn vị truyền thống, thường họ sẽ cần trải qua thời kỳ “quá độ" - “Online-Merge-Offline” (OMO) - kết hợp giữa online và offline theo tỷ lệ phù hợp để giáo viên và học sinh làm quen dần.

Quá trình thay đổi luôn vấp phải nhiều khó khăn đặc biệt từ đội ngũ vận hành, giáo viên và cả học viên, ClassIn sẽ hỗ trợ các hoạt động đào tạo và hỗ trợ đội ngũ phát triển nội dung, nâng cao năng lực giáo viên để mọi người tự tin và thoái mái khi dạy học online.

Dự định của ClassIn tại thị trường Việt Nam trong năm 2021 tới đây là gì?

Quỳnh Tương: Chúng tôi tin rằng mô hình lớp học truyền thống vẫn nắm giữ vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục tại Việt Nam. Thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam sẽ không tăng trưởng nhanh, cho đến khi chất lượng giảng dạy online đạt chuẩn ngang ngửa so với offline. Các đơn vị cung cấp các khoá học trực tuyến cần phải không ngừng nỗ lực để thay đổi thái độ của phụ huynh và học sinh đối với mô hình này.

Tuy nhiên, xu thế học online vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng, và dần được chấp nhận như một phần tất yếu của việc giảng dạy. Do đó, việc tích hợp công nghệ giảng dạy trực tuyến vào các lớp học truyền thống sẽ trở thành xu thế và định hình bức tranh thị trường giáo dục của Việt Nam trong thời gian tới.  

Năm 2021 này, ClassIn sẽ tiếp tục cung cấp nền tảng giảng dạy tương tác cao và phát triển các giải pháp phù hợp với mô hình Online–Merge–Offline (OMO). Chúng tôi hy vọng rằng với công cụ phù hợp, sự đầu tư từ các nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách thì giáo dục trực tuyến tại Việt Nam sẽ cất cánh.

Được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề thiếu tương tác trong môi trường lớp học trực tuyến, ClassIn mang đến tính năng gọi thoại video nhóm cùng với nhiều tính năng tương tác dạy và học phức tạp khác nhằm mang đến trải nghiệm học tập trực tuyến mang tính tương tác cao.

ClassIn được bình chọn là top 50 Edtech toàn cầu năm 2020 bởi GSV, thu hút số vốn đầu từ hơn 300 triệu đô la, có mặt tại hơn 150 quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Châu Âu, Canada, được tin dùng bởi hơn 60.000 đơn vị giáo dục cùng với hơn 20 triệu người dùng hằng tháng.  


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục