Giáo sư Robert McClelland nói về chuyển đổi số trong giáo dục thời COVID
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Ở Việt Nam, ngay cả trước khi có COVID-19 thì vấn đề ứng dụng công nghệ vào giáo dục đã không còn gì xa lạ suốt nhiều năm qua. Trên thực tế là trước khi đại dịch bùng phát, các công ty khởi nghiệp về edtech trong nước cũng đã được các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đầu tư.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi đột ngột từ lớp học truyền thống sang học online khiến nhiều người băn khoăn liệu việc học trực tuyến vẫn sẽ tiếp diễn sau đại dịch hay không, nhất là khi học trực tuyến đã cho thấy những lợi ích nhất định như giúp tăng khả năng lưu trữ thông tin và tốn ít thời gian hơn.
Trong tập Vietnam Innovators lần này, Ruby Nguyễn đã trò chuyện với Phó giáo sư, Tiến sĩ Robert McClellan, hiện đang là Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị, khoa Kinh doanh và Quản trị tại đại học RMIT Vietnam. Ông Robert McClellan đã chia sẻ những phương pháp mà RMIT áp dụng trong vấn đề chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục thời Covid.
Ông McClelland vốn là một nhà khoa học tại Vương quốc Anh, sau đó ông lại theo đuổi ngành Phương pháp học tập ảo và tích hợp cho ngành kinh doanh. Với hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Liverpool John Moores, ông đã có nhiều cơ hội du lịch đến các nước châu Á, và cũng nhờ vậy ông có cơ duyên gặp vợ tại Bangkok, Thái Lan.
Hiện nay, ông McClelland đang đảm nhiệm vị trí Phó chủ nhiệm khoa Kinh doanh và Quản trị, đồng thời là cố vấn chuyên môn và hướng dẫn nghiên cứu đề tài học thuật cho sinh viên Trường Kinh doanh và Luật (College of Business and Law) tại Đại học RMIT Việt Nam. Nhờ vào nguồn kiến thức sâu rộng của mình, ông đã đưa ra những giải pháp tuyệt vời để giải quyết những vấn đề do đại dịch tác động lên việc học nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Cơ hội cho chuyển đổi số trong giáo dục
Dù Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 hồi đầu năm 2020, ông McClelland cho biết là RMIT vẫn không chủ quan mà đã chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu nếu đại dịch bùng phát nặng thêm. Và giải pháp thay thế duy nhất chính là chuyển sang học trực tuyến. Vì Việt Nam có dân số trẻ và hầu hết đều nhạy bén với công nghệ, sự thay đổi này không phải là một vấn đề quá lớn.
RMIT là một trong số ít cơ sở giáo dục đã xây dựng thành công các chính sách chuyển đổi số trong việc học, và tin rằng đây sẽ là tương lai của ngành giáo dục Việt Nam.
Ví dụ, để giúp sinh viên dễ thích nghi hơn với việc chuyển đổi này, họ sử dụng các công cụ giáo dục tương tự với những phương tiện truyền thông xã hội mà giới trẻ đang sử dụng. Họ gọi phương thức này là học tập kết hợp (blended learning).
McClelland cũng chia sẻ là trong quá trình thực hiện chuyển đổi, họ đã vấp phải rất nhiều khó khăn như học sinh và phụ huynh vẫn còn nghi ngại vào hình thức học chuyển đổi số và lo rằng việc học như thế này không đáng với số học phí đã bỏ ra.
Nhưng nhờ vào các chính sách được xây dựng chỉnh chu, hiệu quả và tiên tiến, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo chuyên sâu, RMIT đã chứng minh là sự thay đổi này hoàn toàn khả thi và xứng đáng.
“Với công nghệ, bạn không cần phải ‘tiến hoá’ mà chỉ cần làm một cuộc cách mạng.”
Ở đây cơ bản là thay đổi và chuyển đổi hoàn toàn hệ thống học tập truyền thống sang một hệ thống mới. McClelland cũng chia sẻ là sự chuyển đổi này phải được suy tính và chuyển bị kĩ càng trước khi được hiện thức hoá, và với điều kiện là mọi người đều mở lòng đón nhận sự tiến bộ.
Ông cũng tin rằng đối với một doanh nghiệp, thay đổi là một phần quan trọng, và nếu là một nhà quản lý giỏi, bạn phải biết cách quản lý sự thay đổi.
“Chúng ta cần quen với việc sống trong một môi trường không có nhiều sự đổi mới, nhưng cách chúng ta vận hành môi trường đó thì lại hoàn toàn thay đổi.”
Chuyển ngữ bởi Bích Trâm