‘Hãy tìm lấy cho mình một Chief Experience Officer!’ — Lời khuyên từ các chuyên gia ngành tiếp thị Việt Nam

Nghe các chuyên gia dự đoán về tương lai của ngành tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số.

Valeria Mertsalova
CEO & CMO Summit Vietnam.

CEO & CMO Summit Vietnam. | Nguồn: MMA Vietnam

Khi được hỏi về tương lai của ngành tiếp thị, các nhà kinh tế lẫn các chuyên gia trong ngành đều nhận định: đó chính là tiếp thị kỹ thuật số và đa kênh. Nhưng điều này có ảnh hưởng gì đối với các ngành nghề và doanh nghiệp? 

Vào ngày 30 tháng 9, người tham dự CEO & CMO Summit Vietnam, một hội nghị tiếp thị thường niên của MMA Vietnam, đã được lắng nghe câu trả lời từ các giám đốc điều hành từ Facebook, Google, Abbott, Propzy, Suntory PepsiCo cùng các vị lãnh đạo cấp cao khác.

Xuyên suốt 4 tiếng, hội nghị mang lại những thông tin bổ ích như cách thức và nơi người tiêu dùng mua sắm. Các doanh nghiệp và thương hiệu đã nhận được lời khuyên để đối mặt với rủi ro, và tận dụng mô hình kinh doanh tập trung vào trải nghiệm người dùng. 

Số hoá: Tương lai của ngành tiếp thị

Anh Sudarshan Saha, Managing Director của nhóm Unilever tại Mindshare, một mạng lưới agency truyền thông toàn cầu, tin rằng trong tương lai, các nhà tiếp thị và các nền tảng cần hợp tác với nhau để thu hút tương tác của người tiêu dùng. Các lãnh đạo cần sự tiếp viện của các “quân sư" ngành tiếp thị để nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong thời đại kỹ thuật số. Anh cũng dự đoán vai trò CXO (Chief Experience Officer) sẽ phổ biến hơn trong tương lai.

Theo anh, tuy các xu hướng ở Việt Nam đến và đi chóng vánh, có những giá trị không bao giờ thay đổi: người tiêu dùng luôn tìm kiếm những sản phẩm đáng tiền, cũng như yêu mến những thông điệp về lòng yêu nước và nội dung quảng cáo ý nghĩa.

Sudarshan đặc biệt lưu ý đến việc người tiêu dùng tăng cường sử dụng mạng xã hội để tìm thông tin, nhất là thông tin liên quan đến sức khỏe. Sau đại dịch, người Việt quan tâm đến sức khoẻ của mình nhiều hơn. Vì vậy các sản phẩm, dịch vụ và nội dung giáo dục có liên quan đến sức khỏe cũng phổ biến hơn.

Phát biểu về những xu hướng khác nổi lên từ đại dịch, Sudarshan đặt câu hỏi về tính bền vững của tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử. Theo anh, các nền tảng thương mại điện tử không thể mãi cạnh tranh bằng cách chạy đua giảm giá. Thay vào đó, doanh nghiệp nên có chiến lược lấy trọng tâm là khách hàng địa phương, những sản phẩm thiết thực và tính bền vững của nhãn hàng.

Google nói gì? 

Trong phiên thảo luận của mình, chị Trâm Nguyễn, Country Director của Google APAC Việt Nam, Lào, Campuchia đã nói về sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế theo yêu cầu (on-demand economy). Việt Nam hiện đang có hơn 68 triệu người dùng Internet, mỗi người dành trung bình 6.5 giờ trực tuyến hằng ngày. Thị trường thương mại điện tử trong nước đã tăng gấp mười hai lần trong bốn năm qua, mang đến cho người tiêu dùng số lượng sản phẩm nhiều kỷ lục. 

Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, người tiêu dùng cũng kỳ vọng sẽ được giao hàng trong ngày cho tất cả các sản phẩm. Các nhà phân tích của Google ghi nhận một xu hướng khác là sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại, người tiêu dùng vẫn dè chừng, chưa dám quay lại thói quen mua sắm trước đây. Dường như họ đã quá quen thuộc với sự tiện lợi và tiết kiệm của việc mua sắm tại gia từ đầu năm nay.

Trong nhiều sản phẩm và dịch vụ mà COVID-19 mang đến, sản phẩm về giáo dục tăng trưởng nhiều nhất. Các tìm kiếm về học tập trực tuyến tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái, theo sau đó là "tập luyện tại nhà" (62%), và thiết bị đeo sức khỏe (health wearables) (55%). Lượt tải xuống của các ứng dụng tài chính đã tăng 33% do mọi người chuyển từ giao dịch tại chi nhánh sang trực tuyến.

Khách hàng trong nước cũng đã trở nên nhạy bén hơn. 69% người tiêu dùng sẽ “Google” trước khi mua một món hàng trên mạng. Trâm tin rằng tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể khai thác xu hướng mua sắm đa kênh của khách hàng (nghiên cứu sản phẩm trên mạng, sau đó mua tại cửa hàng). Các thương hiệu nên bước ra khỏi các thành phố lớn, và tận dụng các phương tiện kỹ thuật số để tiếp cận với người tiêu dùng ở các đô thị loại 2 và khu vực nông thôn. 

Tự tin đón “cơn sóng" kỹ thuật số 

Trong phần tọa đàm về MarTech (Marketing technology), anh Hưng Đỗ, CEO của Accesstrade, một chuyên gia về tiếp thị liên kết (affiliate marketing), đã “mách" các nhãn hàng cách tốt nhất để thành công trong kỷ nguyên số hoá, khi mà khách hàng ngày càng khó để giải mã — họ cần được đáp ứng bởi những tiêu chuẩn xuất sắc nhất. 

Theo Hưng, bí quyết thành công là kết hợp song song công nghệ tiên tiến và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Anh kêu gọi các thương hiệu đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ như thực tế ảo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data), kết nối video trực tiếp và chatbots ‘thông minh’.

Các doanh nghiệp đi đầu xu hướng và đáp ứng các nhu cầu kỹ thuật số của khách hàng, sẽ dành được lợi thế cạnh tranh và mang lại trải nghiệm phong phú hơn cho khách hàng.

Navin Dhanpal, CEO AMV của Dentsu Aegis Network, cho rằng để chuyển đổi kỹ thuật số thành thành công, doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Xu hướng hiện tại trong ngành tiếp thị là mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, đồng bộ trên tất cả các kênh và thiết bị. Do đó, quy tắc của tiếp thị đa kênh dựa trên người tiêu dùng, chứ không phải kênh.

Cũng tại hội nghị, một case study do Khôi Lê, Head of Global Business Group của Facebook Việt Nam trình bày đã nhận được nhiều sự chú ý. Đây là một chiến dịch được “chắp cánh" bởi Facebook, Tiki và Maybelline. Chiến dịch đã tận dụng các MV làm giải pháp tiếp thị thương mại điện tử. Có sự góp mặt của ca sĩ Hiền Hồ trong các MV quảng cáo trên Facebook, chiến dịch đã thành công rực rỡ.

Khôi còn đưa ra một khảo sát khác gần đây của Bain & Company cho Facebook, cho thấy rằng 70% khách hàng Việt Nam, khi mua sắm online, không biết bản thân muốn mua gì và mua ở đâu. 

Thế nhưng, từ năm 2019 đến năm 2020, số lượng hạng mục mua sắm trung bình của người Việt đã tăng từ 3.9 lên 5.2, chứng tỏ rằng người tiêu dùng trong nước đang tiêu thụ một lượng hàng hóa trực tuyến đáng kể, và hoạt động mạnh mẽ trên các nền tảng thương mại điện tử. 

Đăng ký tại đây để lắng nghe các chuyên gia đầu ngành tại CEO-CMO Summit 2021.





Về MMA:

Sứ mệnh của MMA là thúc đẩy các nhà tiếp thị đổi mới và phát triển giá trị kinh doanh lâu dài trong bối cảnh thế giới ngày càng năng động và luôn được kết nối qua di động. Bao gồm hơn 800 công ty thành viên trên toàn cầu và 14 văn phòng khu vực, MMA là hiệp hội thương mại tiếp thị duy nhất tập hợp đầy đủ hệ sinh thái gồm các nhà tiếp thị, nhà cung cấp công nghệ và thương gia, cùng nhau hợp tác để kiến ​​tạo tương lai của tiếp thị, đồng thời không ngừng mang lại tăng trưởng. Sứ mệnh của MMA được định hướng bởi bốn trụ cột cốt lõi: Nuôi dưỡng cảm hứng qua thúc đẩy sự đổi mới cho các CMO, Củng cố tiềm năng tiếp thị di động cho các tổ chức tiếp thị thông qua việc chia sẻ bí quyết và sự tự tin; nâng cao hiệu quả và tác động của thiết bị di động thông qua nghiên cứu thực tiễn, và ủng hộ các nhà tiếp thị di động.


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục