Lê Cao Trí chia sẻ hành trình khởi nghiệp cùng Vibeji
Lê Cao Tr, CEO LandedVibe chia sẻ về quá trình hình thành ý tưởng cho nền tảng xã hội mới này, đồng thời phân tích những thử thách của một người mới khi bước chân vào ngành công nghiệp du lịch.
Có thể gọi Lê Cao Trí là một nhà khởi nghiệp “kiểu mẫu” trong ngành công nghệ. Công ty đầu tiên của anh bắt đầu từ một dự án sau giờ làm, tuy không thành công nhưng lại trở thành một bài học đắt giá về những khởi đầu và mục tiêu sai lầm.
Hai tháng sau, anh thành lập một công ty khác và nhanh chóng được bán lại với 5.000 đô lợi nhuận. Có thể nói, đó là một hành trình đầy thú vị với một sinh viên vừa tốt nghiệp như Trí. Kể từ năm 2016, Trí bắt đầu dành nhiều thời gian để đi du lịch. Anh chu du khắp nơi, từ Chiang Mai (Thái Lan) cho đến Tokyo (Nhật Bản), sống cùng nhiều người dân bản xứ, học hỏi từ những người xung quanh, và từ đó ấp ủ ý tưởng hình thành LandedVibe (nay đổi tên thành Vibeji).
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện để mọi người kiếm tiền dựa trên nguồn nhân lực sẵn có, chia sẻ cho nhau những giá trị chuyên môn, sở thích hoặc kiến thức, để cùng tận hưởng thời gian với những người tuyệt vời và có suy nghĩ tương đồng với nhau.”
Trở về Việt Nam vào năm 2018, Trí bắt đầu chiêm nghiệm lại những bài học trong thời gian sinh sống ở nước ngoài, đồng thời thử nghiệm tổ chức các hoạt động đơn giản với mọi người. Vibeji chính thức được phát triển trong thời điểm này. Vibeji là một nền tảng mà qua đó bạn có thể đăng tải những hoạt động do mình lên ý tưởng và tổ chức, như chia sẻ về chủ đề nào đó, hoặc dạy một điều gì đó một cách mang tính giải trí cao.
Chúng tôi đã gặp gỡ Lê Cao Trí để tìm hiểu xem lần trở về Việt Nam này đã giúp anh hình thành ý tưởng cho dự án Vibeji ra sao, đồng thời nghe anh phân tích những thử thách của một người mới khi bước chân vào ngành công nghiệp du lịch và thể nghiệm.
Ba từ để mô tả phong cách lãnh đạo của bạn?
Tôi gọi đây là phong cách quản lý trong thời gian bình yên với sự chân thành, thân thiện và đầy cảm hứng.
Hãy mô tả một nhân viên lý tưởng của bạn.
Mọi người luôn có thiên kiến rằng một nhóm làm việc phải có chung một nền tảng, nền văn hóa hoặc có chung tôn giáo. Tôi không nghĩ như vậy. Đối với tôi, một nhân viên lý tưởng là người có năng lực, có thể đến từ bất kỳ lĩnh vực nào, thường xuyên đi đây đi đó, có ‘gu’ riêng cũng như dễ dàng làm việc chung.
Làm thế nào để xây dựng được văn hóa công ty đa dạng?
Hãy bắt đầu từ một nhóm nhỏ với những cá nhân tương đồng trong suy nghĩ và cùng nhau xây dựng văn hóa chung. Chúng tôi không ép văn hoá công ty phải thay đổi để phù hợp với bất kỳ cá nhân nào, mà chúng tôi định hướng văn hoá ngay từ đầu cho tất cả mọi người.
Đâu là những hình dung của anh về Vibeji?
Phải có lý do mà ‘nền kinh tế chia sẻ’ lại trở thành xu hướng nổi bật nhất trong giới khởi nghiệp. Nó không chỉ bởi vì tính hiệu quả của việc tận dụng tối đa nguồn lực, mà còn vì khả năng kết nối mọi người với nhau. Với những chủ hoạt động trên Vibeji, chúng tôi tạo điều kiện cho họ kiếm tiền bằng sở thích, chuyên môn hoặc kiến thức của mình để tạo ra những buổi gặp gỡ thực tế giữa mọi người.
Với các khách hàng, chúng tôi tổ chức các hoạt động đa dạng để họ có thể tham gia học hỏi và gặp gỡ mọi người, hay đơn giản là tìm một hoạt động hay sự kiện thú vị để giải trí. Tôi mong muốn tạo ra một thế giới kết nối mọi người bằng các hoạt động tương tác giữa người với người dựa trên nền tảng kinh tế chia sẻ mà chúng tôi tạo dựng nên. Tại đó, chủ hoạt động có thể trở thành khách hàng, và khách hàng cũng có thể tạo ra một hoạt động nào đó riêng cho họ. Mọi người có thể đi du lịch ở bất cứ đâu và vẫn tổ chức được các hoạt động, hoặc tìm và tham gia các sự kiện được tổ chức tại thành phố nơi họ đến.
Anh thường gặp những khó khăn nào trong công việc?
Chúng tôi đang tạo ra một danh mục mới trong ngành du lịch nói riêng và giải trí nói chung. Do đó, có một số vấn đề không thể tránh khỏi. Khởi đầu sẽ gặp khó khăn bởi vì đa phần khách hàng không dễ dàng đón nhận ý tưởng mới ngay từ ban đầu. Thậm chí những nhà đầu tư còn xếp Vibeji vào nhóm ngành công nghiệp du lịch truyền thống hiện đang trên đà bão hòa.
Ngoài ra, chúng tôi còn đặt ra nhiệm vụ là tập trung phát triển xoay quanh sản phẩm, điều này vốn đã đi ngược lại xu hướng khởi nghiệp thường thấy tại Việt Nam, đó là tập trung vào việc tối ưu hóa chu kỳ sales.
Một công ty khởi nghiệp lấy sản phẩm làm trung tâm sẽ luôn gặp khó khăn trong việc triển khai chiến lược. Khó khăn ở đây không chỉ về việc thiết kế giao diện đẹp. Đó còn là khả năng tiếp cận logic đến nhiều khía cạnh khác nhau trong một công ty khởi nghiệp, từ việc thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UX/UI) cho đến phương thức trao đổi với khách hàng. Nó còn bao gồm những nỗ lực cắt giảm những thành phần không cần thiết. Điều này khá tốn sức, tuy nhiên cũng rất vui và mới mẻ.
Bạn có thể chia sẻ với chúng tôi về những mục tiêu dài hạn?
Chúng tôi dự định tạo ra một thế giới nơi mọi người có thể kết nối và giải trí cùng nhau thông qua việc chia sẻ những nguồn tài nguyên cá nhân. Chúng tôi muốn biến tài năng, đam mê và kiến thức của mọi người thành một thứ có thể kiếm ra tiền một cách dễ dàng, độc lập, và dù ở bất cứ đâu họ cũng có thể tận hưởng các hoạt động này.
Chúng tôi muốn biến Vibeji thành một nơi an toàn và hữu ích để mọi người có thể nâng cấp hoặc làm mới bản thân họ. Chúng tôi cũng muốn tham gia vào các thị trường chủ chốt khác trong lĩnh vực du lịch và giải trí.
Đâu là 6 điều cần lưu ý khi thành lập 1 công ty khởi nghiệp trước một thị trường thay đổi nhanh như Việt Nam
- Hãy đọc nhiều thể loại sách. Sách kinh doanh cũng là một nguồn tham khảo tốt nhưng đừng giới hạn bản thân vào sự phiến diện. Những cuốn sách về triết học và tâm linh chắc chắn là một lựa chọn tốt mỗi khi mọi chuyện đang quá suôn sẻ hoặc quá tồi tệ.
- Đảm bảo đội ngũ làm việc nắm rõ những kiến thức về tài chính.
- Giao tiếp rõ ràng và thẳng thắn. Điều này áp dụng cho mọi cấu trúc phân quyền trong cả một hệ sinh thái khởi nghiệp, chứ không chỉ dành riêng cho những thành viên sáng lập.
- Nếu bạn không tìm được một nhân viên hoàn hảo cho một vị trí đặc biệt nào đó, hãy tự tin tìm đến các mối quan hệ ngoài vòng tròn công việc thường xuyên tiếp xúc. Trước tiên hãy bắt đầu với những người bạn quen biết, sau đó đào sâu vào các mối quan hệ từ bạn học lâu năm cho đến đại học. Hãy cố gắng lập một nhóm làm việc hiệu quả ngay từ những ngày đầu.
- Những người sáng lập nên ra nước ngoài một mình để có những góc nhìn khác biệt và suy nghĩ thấu đáo hơn, tốt nhất là tới những nơi xa xôi trong vài tuần.
Dịch bởi Vy DongNh.
Xem thêm
[Bài viết] CEO Finhay Nghiêm Xuân Huy và ý tưởng “Đầu tư chỉ với 50.000 VNĐ”
[Bài viết] Đỗ Bá Đức – Người mang văn hóa hacker đến Nhật Bản