Monkey Puppet - Sao chú khỉ này cứ liếc qua liếc lại?

Monkey Puppet, hay Awkward Look Monkey là meme chất lượng cho những lúc "không biết nói gì".
Mai Nguyễn (Hoài)
Meme Học: Monkey Puppet - Sao chú khỉ này cứ liếc qua liếc lại?

Nguồn: Know You Meme

1. Monkey Puppet - Chú khỉ liếc qua liếc lại là meme gì?

Đã bao giờ bạn muốn nói gì đó nhưng lại thôi, hoặc bị nói trúng tim đen nhưng chỉ biết thể hiện cảm xúc qua ánh mắt? Biểu cảm của chú khỉ này chắc hẳn sẽ diễn tả chính xác trường hợp của bạn.

Chiếc meme chất lượng dành cho những lúc “không biết nói gì thì để đôi mắt lên tiếng" này còn được gọi là Monkey Puppet (tạm dịch: chú rối khỉ), hoặc Awkward Look Monkey (tạm dịch: chú khỉ bối rối).

2. Nguồn gốc của meme “Monkey Puppet”

Chú khỉ này có tên Kento, là một con rối trong chương trình dành cho trẻ em tên Ōkiku naru Ko (Những đứa trẻ đang lớn) phát sóng tại Nhật Bản giai đoạn 1959-1988. Từ khi ra mắt, chú khỉ rối Kento cùng những biểu cảm đặc trưng như trợn tròn mắt, há hốc miệng đã nhận được nhiều sự yêu thích. 

Chương trình này còn rất nổi tiếng ở Tây Ban Nha. Năm 2008, một tài khoản YouTube tên Vart vartmaz đã đăng tải các video được cắt từ chương trình. Trong đó, có một đoạn video chú khỉ đi học và trò chuyện với cô giáo.

Năm 2016, một Facebooker tên Daniel Flores đã chế meme từ biểu cảm của khỉ Kento trong video này và đăng lên một diễn đàn. Chiếc meme được chú thích “Khi bạn đang nhìn crush như kẻ ngốc và cô ấy nhận ra”.

Meme “Monkey Puppet” bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên cộng đồng Twitter, Instagram và Reddit trong năm 2016 và nổi tiếng đến tận giờ.

3. Vì sao mọi người thích meme “Monkey Puppet”?

Thứ khiến “Monkey Puppet” được chú ý hẳn là cái nhìn “như chứa ngàn lời nói” của chú khỉ Kento. Trông có vẻ như chú đã làm gì sai, cũng có vẻ chú tính nói một sự thật mất lòng nào đó nhưng không dám. 

Con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng hai triệu năm trước. Trong khi đó, ngôn ngữ được cho rằng chỉ mới được sinh ra trong khoảng 50,000-150,000 năm. Chứng tỏ, con người đã có rất nhiều năm giao tiếp trong lặng câm, và ngôn ngữ cơ thể về mặt nào đó vẫn phát triển nhiều hơn lời nói.

Theo Học thuyết giao tiếp của giáo sư Mehrabian, những hành vi phi ngôn ngữ chiếm từ 60%-70% ý nghĩa của cuộc trò chuyện. Có thể thấy, chỉ bằng cách để ý biểu cảm, cách cử động của người đối diện, là ta đã đoán được suy nghĩ của họ.

Giao tiếp là chìa khóa chính để kết nối với xã hội. Trau dồi khả năng hoạt ngôn chưa phải là tất cả, để thực sự hiểu người khác, bạn cũng cần học cách đọc ngôn ngữ cơ thể nữa. 

4. Các biến thể

 


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục