7 Cấp độ say xỉn bạn cần biết cho lần đi uống tiếp theo
Uống là kỹ năng cần thiết mà ít ai dạy cho bạn. Đôi khi, đi uống là 1 công cụ xã giao hiệu quả. Nhưng cũng như 1 con dao 2 lưỡi, nếu bạn đi quá giới hạn thì sẽ mang tới kết quả sẽ vô cùng tồi tệ.
Trước khi uống rượu, bạn phải hiểu rằng mỗi người có 1 tửu lượng khác nhau, nhưng quá trình từ khi bắt đầu uống tới khi “say quắc cần câu" chúng ta trải qua là giống nhau. Tính theo “cơ địa" thì người có cơ thể lớn hơn sẽ say chậm hơn, tỉ lệ mỡ trong cơ thể cao cũng làm chúng ta dễ say hơn so với 1 cơ thể ít mỡ…
Đồ uống có cồn được xếp vào dạng (thuốc ức chế thần kinh trung ương). Về bản chất, chúng gây ức chế các chức năng nghe, nhìn, vận động và hạ thấp mức độ tỉnh táo của não bộ.
Trong những quy đinh pháp luật cũng như khuyến cáo về sức khoẻ, chúng ta sử dụng đơn vị đo nồng-độ-cồn trong máu tiêu chuẩn (BAC - Blood Alcohol Concentration). Ví dụ, nồng độ cồn 0.01 có nghĩa là trong mỗi 100ml máu thì có 1ml cồn.
Dưới đây là 7 cấp độ “say" với nồng độ cồn tương ứng kèm theo những thay đổi của cơ thể và vài tips để bạn để uống “lý trí" hơn.
Cấp độ 1: Tác động nhẹ lên cảm xúc và hành động
Nồng độ cồn: 0.01 - 0.07
Nếu có tửu lượng thấp, hoặc là người ít uống rượu, bạn phải bắt đầu cẩn trọng ngay từ bước này bằng những cách như sau:
- Ăn no trước khi uống. Thức ăn sẽ làm chậm quá trình cồn ngấm vào máu.
- Với mỗi 1-2 ly đồ uống có cồn uống vào, hãy “bù đắp" bằng 1 ly đồ uống không cồn hoặc ít cồn.
- Hạn chế uống mix nhiều loại đồ có cồn: bia-mix-rượu, cocktails.
- Không tham gia uống theo vòng hoặc . Những trò chơi này tạo nên áp lực uống-cho-bằng-bạn-bè và sẽ làm bạn say xỉn trong 1 nốt nhạc.
Nghị định 100 mới áp dụng đầu năm 2020 ở Việt Nam quy định mức phạt từ 2-3 triệu đồng cho người lái xe máy nếu trong máu hay hơi thở có nồng độ cồn (ở mức dưới 0.05).
Cấp độ 2: Nghĩ rằng mình vẫn tỉnh thực ra là dấu hiệu đầu tiên của say rượu
Nồng độ cồn: 0.08 - 0.13
Bạn sẽ cảm thấy thế nào vào thời điểm này? Trong hơi thở bắt đầu có mùi cồn và đây là các biểu hiện:
- Nói lớn hơn do rượu đã tác động vào thính giác.
- Thị giác bị ảnh hưởng: màu sắc, ánh đèn hiện lên trong mắt trở nên lấp lánh hơn.
- Đỏ mặt: bạn sẽ đỏ lên từ từ, và đây không phải 1 dấu hiệu tốt cho sức khoẻ.
- Khả năng đánh giá, trí nhớ… thiếu đi sự chính xác. Nói cách khác, chúng ta trở nên dễ dãi, ít cảnh giác hơn 1 chút.
Về mặt tâm lý, cảm giác khi rượu xâm nhập vào cơ thể lúc này khá giống với cảm giác được-đánh-thức sau vài phút uống trà hoặc cà phê. Tuy nhiên, nếu caffeine làm chúng ta tỉnh táo thì cồn hoạt động ngược lại, gây tê liệt não bộ. Nói cách khác, bạn thấy mình có vẻ ổn hơn bình thường, nhưng đó là do bộ não đang bị đánh lừa mà thôi.
Cấp độ 3: Xu hướng khuếch đại cảm xúc và… khát nước
Nồng độ cồn: 0.14 - 0.19
Những tác động rõ rệt của cồn lên cơ thể ở mức độ này:
- Sự khuếch đại cảm xúc: bạn trở nên dễ xúc động, cực kì hưng phấn (euphoria) hoặc buồn bã,...
- Bắt đầu có cảm giác khát nước, khô miệng. Đó là bởi cồn là 1 chất lợi tiểu (). Nó kích thích hoạt động bài tiết và làm cho cơ thể mất nhiều nước hơn mức đã uống vào.
Những việc cần làm vào lúc này:
- Uống nhiều nước.
- Tránh ăn snack, các món mặn để không làm tình trạng thiếu nước tồi tệ hơn.
Bạn cũng nên khéo léo từ chối nếu bị ép uống quá nhiều để bảo vệ bản thân:
- Thiết lập ranh giới ngay từ đầu về những gì nên và không nên làm (cấp độ 1). Không ai có thể ép uống nếu bạn đã có sẵn những quy tắc của mình.
- Uống từ tốn, nhấp môi thay vì nốc cạn ly.
- Đưa ra lý do thoái thác phù hợp: cảm thấy nhức đầu, cần tỉnh táo vào hôm sau.
Thông thường, nếu đi uống cùng những người không quá thân thiết, bạn nên dừng ở mức này. Hãy bảo vệ hình ảnh bản thân! Sau buổi tiệc rượu ấy, mọi người sẽ ngầm hiểu bạn là 1 người uống thông minh và biết dừng đúng lúc.
Cấp độ 4: Não bộ bị ức chế dẫn tới mất quyền kiểm soát cơ thể
Nồng độ cồn: 0.20 - 0.24
Lúc này bạn giống như 1 tảng băng đang tan chậm.
- Vẫn tự đi lại và di chuyển được, nhưng tần suất va đập sẽ cao hơn do thính giác và thị giác bị ảnh hưởng nhiều hơn cấp độ 2.
- Cơ thể thả lỏng, dễ dàng nhún nhảy theo điệu nhạc và bạn yêu thích điều này.
Đây là cấp độ bạn tận hưởng bản thân ở giây phút hiện tại. Đừng quên rằng đó là do tác động của rượu. Sau mức độ này, bạn sẽ không thể lường trước hành động của bản thân ở bất kì giây phút nào tiếp theo.
Cấp độ 5: Bạn quên mất mình là ai và trở nên bất cần
Nồng độ cồn: 0.25 - 0.29
Các biểu hiện:
- Uống không kiểm soát, tìm tới những xúc tác mạnh hơn để cảm thấy... vui hơn nữa.
- Dễ bị kích động. Tiếng nhạc xập xình người bình thường nghe thấy chói tai lại khiến bạn quẩy-banh-nóc.
- Đi đứng xiêu vẹo, chóng mặt, nhức đầu.
Ở mức độ này, việc mất kiểm soát ít hay nhiều đều dựa vào “kinh nghiệm say xỉn" của chính bạn. Để chắc chắn, chỉ nên đi party kiểu này cùng với ít nhất 1 người đáng tin cậy và đủ tỉnh táo nhé.
Cấp độ 6: Xỉn quắc cần câu, nói luyên thuyên, đi xiêu vẹo
Nồng độ cồn: 0.30 - 0.34
Nồng độ cồn sẽ tiếp tục tăng trong 3 giờ kể từ lúc bạn uống vào ly rượu cuối cùng. Còn tác động của rượu thì ở lại tới tận hôm sau. Sau khi đã đốt cháy ngần đó năng lượng, giờ là lúc để dừng uống và kiếm gì đó bỏ vào bụng, bù đắp cho những dưỡng chất đã được tiêu thụ để cơ thể lọc cồn ra khỏi máu.
Ở cấp độ này, bạn sẽ:
- Đi không vững, phải dựa vào người khác để di chuyển.
- Buồn nôn, cơ thể ở tình trạng “nhiễm độc toàn thân”.
- Bạn sẽ có thể nôn ra hoặc không. Nhưng thông thường, cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút sau khi tống ra được 1 lượng cồn chưa kịp “tiêu thụ".
Hãy ăn gì đó nhẹ nhàng, chọn những món nóng hổi và nhạt như súp, cháo.
Cấp độ 7: Điểm dừng bạn không bao giờ, không bao giờ được vượt qua!
Nồng độ cồn: trên 0.35
Với những người có “kinh nghiệm", họ sẽ không bao giờ để bản thân rơi vào tình huống say xỉn mức độ này. Đây là lý do vì sao bạn nên dừng:
- Hệ thần kinh truyền tín hiệu “kêu cứu". Cơ thể sẽ đưa ra những báo động để bạn dừng uống bởi nồng độ cồn từ 0.35 trở lên là mức gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Cách duy nhất để cảm thấy tỉnh táo trở lại là để cho cơ thể tự thanh lọc theo đúng quy trình. Uống cafe, hít thở, nước uống giải rượu… đều không làm bạn thấy khá hơn vào lúc này.
- Nhiều người nghĩ rằng đi tắm sẽ giúp tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được làm như vậy, bởi tắm khi đang say sẽ dẫn tới đột quỵ.
- Trung bình, gan của chúng ta cần 1 giờ để lọc sạch lượng cồn trong máu đến từ 1 ly đồ uống tiêu chuẩn (tương đương 10 gram cồn tinh khiết).
- Có sẵn 1 chai nước (to) ở trong tầm với. Khả năng cao là bạn sẽ tỉnh dậy vào bất cứ thời điểm nào trong đêm với cổ họng khô khốc và cơn khát nước.