Đổi mới trong ngành nhân sự với Sakshi Jawa - Recap “Vietnam Innovators” | Mùa 2 - Tập 4
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Trong tập 4 của Vietnam Innovators, host Daan van Rossum, CEO của Dreamplex, sẽ cùng trò chuyện với một chuyên gia khác trong lĩnh vực nhân sự — Sakshi Jawa, cựu giám đốc nhân sự của Tiki. Sakshi Jawa sẽ định nghĩa thế nào là đổi mới và cho biết việc tự lên tiếng phê bình quan trọng như thế nào ở doanh nghiệp.
Sakshi đã từng nhận giải thưởng CMO Asia Women Leader nhờ vào kinh nghiệm dày dặn khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhân sự cấp cao ở các tập đoàn lớn từ Châu Á, tới châu Âu và Bắc Mỹ. Chị đã từng làm việc ở Amazon, Citibank, Coupang, Prudential Plc, và gần đây nhất là Tiki tại Việt Nam.
Hiện Sakshi là nhà sáng lập và CEO của startup oi — một cộng đồng dành cho kỹ sư, bởi kỹ sư, được thành lập với mục tiêu xây dựng một cộng đồng công nghệ chuyên nghiệp và kết nối với nhau trên toàn thế giới.
“Đổi mới” và “nhân sự” luôn đi đôi với nhau
Với Sakshi, sự đổi mới không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay sáng tạo “bất chợt”. Đổi mới, là khi một tổ chức cùng bắt tay làm việc nhằm tạo ra kết quả tốt hơn.
Đổi mới, là khi các doanh nghiệp biết cách tạo ra một môi trường có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhưng đồng thời cũng được làm những gì họ mong muốn. Để làm được điều này là trách nhiệm của cấp quản lý ở khâu điều chỉnh quy trình và chính sách công ty.
Với vốn kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ công nghệ, điều hành, cho tới dịch vụ tài chính, Sakshi cho biết là ở những lĩnh vực khác nhau, đổi mới có thể mang nhiều hình hài khác biệt.
Với Tiki, đổi mới chỉ đơn giản là làm điều gì đó khác biệt với việc bạn thường làm hàng ngày. Ở Coupang thì đổi mới nghĩa là tạo ra các quy trình tốt hơn, học hỏi và áp dụng được các phương pháp tốt nhất trong ngành và từ đó mang lại thành quả.
Còn với Amazon — vốn nổi tiếng toàn cầu nhờ các sáng kiến công nghệ, đổi mới đôi khi lại nằm ở những thứ nhỏ nhặt nhất mà bạn có thể thu thập, rồi từ đó phát triển lên thành tính hiệu quả.
Nói chung, “dân nhân sự chúng tôi phải tự đổi mới, nhưng đồng thời chúng tôi cũng cố gắng xây dựng các nền tảng để khuyến khích nhân viên khác cùng tự phát triển và đổi mới”. Sau cùng thì sự đổi mới không chỉ là một lời nói suông như “đổi mới đi”.
Theo Sakshi, các doanh nghiệp nên trao một phần tự do cho nhân viên để họ tự quyết định muốn đổi mới điều gì.
Khi được hỏi, ai là người sở hữu những đổi mới đó? Sakshi trả lời rằng: “Tất cả mọi người. Tôi sẽ không chỉ giới hạn xuống một người, mà đó là giá trị chung của doanh nghiệp. Mọi nhân viên đều được sở hữu sự đổi mới đó.”
Tự lên tiếng phê bình
Khi bàn về vấn đề quyền sở hữu, Sakshi chia sẻ rằng “trách nhiệm và tự lên tiếng phê bình là thứ giúp xây dựng nên một quy trình của sự phát triển.”
Không ai trong chúng ta dám khẳng định rằng “tôi chưa từng mắc bất kì sai lầm nào trong sự nghiệp”. Và bạn cần rất nhiều tự tin và dũng khí để có thể tự chỉ ra những khuyết điểm và sai lầm của bản thân. Nhưng một khi bạn bắt đầu luyện tập việc tự lên tiếng phê bình, Sakshi tự tin rằng sẽ có nhiều cơ hội học hỏi rộng mở với bạn. Đây cũng là nền tảng cho văn hoá không đặt nặng thất bại, miễn là bạn biết đứng dậy và bắt đầu lại lần nữa.
Daan nhận xét rằng việc "tự lên tiếng phê bình" mang đến rất nhiều giá trị, giống như việc tự nhận thức nhưng ở mức độ cao hơn. Tự nhận thức thôi là chưa đủ, bạn còn phải biết tự phê bình. Nhưng tự phê bình trong thâm tâm thôi có vẻ vẫn chưa đủ, bạn cần phải nói ra thành lời “với tâm thế học hỏi và hiểu rằng bạn đang học được thứ gì đó.”
Nhưng với Sakshi, tự lên tiếng phê bình cũng rất quan trọng khi bạn vấp ngã, và rằng nếu bạn không thừa nhận thất bại, bạn sẽ vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại thất bại đó thay vì dừng lại đúng lúc và chuyển sang một hướng đi khác.
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/5/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Chuyển ngữ bởi Bích Trâm