Vì sao người yêu cần bạn thấu cảm hơn cảm thông? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
31 Thg 08, 2020
Thương

Vì sao người yêu cần bạn thấu cảm hơn cảm thông?

Sự khác nhau giữa thấu cảm và cảm thông là gì? Vì sao trong chuyện tình cảm, bạn cần bộc lộ sự thấu cảm ơn sự cảm thông cho người yêu của bạn?
Vì sao người yêu cần bạn thấu cảm hơn cảm thông?

Elena @jimjimblossom cho Vietcetera

Khi người yêu của bạn chia sẻ những trải nghiệm buồn của họ, bạn cố làm mọi thứ trông lạc quan hơn. Khi người yêu của bạn nói rằng bạn khiến họ không vui, bạn cố gắng giải thích lời nói, hành động của mình. Nhưng cuối cùng, mọi nỗ lực đều 'công cốc', thậm chí khiến họ buồn thêm, còn bạn thì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Ở hai trường hợp trên, dù có ý tốt, nhưng thật ra bạn chỉ đang cảm thông và thiếu sự thấu cảm. Vậy, hai khái niệm này khác nhau thế nào, và điều gì mới thật sự cần thiết để duy trì mối quan hệ tình cảm bền chặt?

1. Cảm thông – Sympathy

Theo từ điển Oxford, ‘cảm thông’ là thể hiện sự thương tiếc hay phiền muộn đối với sự bất hạnh, không may, vận rủi của người khác, thường thể hiện qua các câu giao tiếp như:” Tôi rất tiếc vì sự mất mát của bạn”, “Tội cậu quá”,...

Sự cảm thocircng khocircng nhất thiết phải bắt nguồn từ những trải nghiệm giống nhau
Sự cảm thông không nhất thiết phải bắt nguồn từ những trải nghiệm giống nhau.

Tuy nhiên, thể hiện sự cảm thông đôi khi mang đến cảm giác xa cách. Nó thường khiến người trực tiếp trải qua cảm thấy có cách biệt nào đó giữa họ và người thể hiện sự cảm thông. Họ cho rằng người đó không hiểu được hoàn cảnh của họ.

Chẳng hạn, khi ai đó mất đi người thân yêu, bạn thể hiện sự cảm thông với người đó và gia đình họ, nhưng không thật sự hiểu sự mất mát của họ nếu bạn chưa từng trải qua tình cảnh đó.

2. Thấu cảm – Empathy

‘Thấu cảm’ đòi hỏi ở chúng ta khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, cảm nhận những cung bậc cảm xúc phức tạp của họ, từ đó có thể chia sẻ với họ.

Theo Thạc sĩ Tâm lý học Paul Ekman tại Đại học California, ‘thấu cảm’ có 3 loại:

  • Thấu cảm nhận thức (cognitive empathy): khả năng hiểu, thu nạp được những gì một người đang cảm thấy hoặc đang suy nghĩ, như một kênh thông tin.
  • Thấu cảm cảm xúc (emotional empathy): khả năng hiểu tâm trạng, cảm giác của người khác qua kết nối về mặt cảm xúc.
  • Thấu cảm trắc ẩn (compassionate empathy): loại thấu cảm này bao gồm cả hành động; nếu bạn hiểu và sẻ chia cảm xúc của người nào đó, bạn biết có thể làm gì và sẵn sàng để giúp đỡ họ.
Thấu cảm lagrave khi bạn đặt migravenh vagraveo vị triacute của người khaacutec để thấu hiểu cảm xuacutec vagrave suy nghĩ của họ
Thấu cảm là khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của họ.

Thấu cảm là khi: Bạn thân của bạn vừa trải qua một cuộc chia tay với người yêu 5 năm. Mặc dù không hề thích người đó và chưa bao giờ đồng tình với mối quan hệ này, nhưng bạn vẫn gạt đi sự phán xét “Thấy chưa, đã nói mà”, và tập trung vào cảm xúc của người bạn thân. Bạn trao cho họ một cái ôm và toàn tâm lắng nghe những trải lòng của họ.

Thấu cảm thường bị nhầm lẫn với cảm thông (sympathy), thương tiếc (pity), và lòng trắc ẩn (compassion). Theo trang Psychology Today, các khái niệm này được phân biệt theo mức độ hiểu và quan tâm, cụ thể:

  • Thương tiếc: Tôi biết bạn đang rất đau khổ.
  • Cảm thông: Tôi quan tâm đến nỗi đau khổ của bạn.
  • Thấu cảm: Tôi cảm nhận được nỗi đau khổ của bạn.
  • Trắc ẩn: Tôi muốn giúp bạn giảm bớt nỗi đau khổ.

3. Thấu cảm và Cảm thông

Giáo sư Brené Brown, người chuyên nghiên cứu về lòng thấu cảm, đã nhận định: “Thấu cảm giúp gia tăng gắn kết. Cảm thông làm giảm sự gắn kết.”

A và B là bạn thân. A không chỉ thương cho tuổi thơ khó khăn của B, mà còn hình dung được một cuộc sống với người mẹ bạo hành và người cha nghiện rượu. A hiểu vì vậy mà B phải học cách sống không dựa dẫm vào ai, và luôn thấy khó lên tiếng nhờ giúp đỡ, thậm chí là từ A. Sự thấu cảm đã giúp A tránh những hiểu lầm và chỉ trích với lối sống của B. Đồng thời, A có thể tìm cách giúp đỡ B và giữ vững mối quan hệ này.

Khi cảm thông, bạn sẽ thấy thương một người vì nỗi đau của họ, nhưng không thấy buồn như họ. Cách thể hiện cảm thông thường dừng lại ở những lời động viên hoặc cái ôm an ủi.

Còn khi thấu cảm, bạn hình dung mình trong hoàn cảnh của họ, bạn hiểu nỗi đau đó, thậm chí khóc cùng họ.

Coacute thể thấy sự thấu cảm đocirci khi tốn nhiều sức lực thể chất vagrave tinh thần hơn sự cảm thocircng Regraven luyện sự thấu cảm lagrave một trong những kỹ năng quan trọng để trở thagravenh một người tốt hơn một người thật sự sẵn lograveng vigrave người khaacutec
Có thể thấy sự thấu cảm đôi khi tốn nhiều sức lực thể chất và tinh thần hơn sự cảm thông. Rèn luyện sự thấu cảm là một trong những kỹ năng quan trọng để trở thành một người tốt hơn, một người thật sự sẵn lòng vì người khác.

4. Vì sao người yêu của bạn sẽ cần bạn ‘thấu cảm’ thay vì ‘cảm thông’?

Chắc hẳn bạn đã từng gặp một cặp đôi ‘đũa lệch’: cô ấy thích ăn hải sản, anh ấy lại sợ mùi tanh; anh ấy thích phim kinh dị, còn cô ấy chẳng dám xem cả trailer phim; cô ấy là người đạo Công Giáo, anh ấy là người vô thần và không có đức tin,... Nghe có vẻ không hợp lý tí nào nhưng họ lại là một cặp đôi hạnh phúc. Chìa khóa nằm ở sự thấu cảm.

Phân biệt được mình đang thể hiện sự thấu cảm hay cảm thông trong mối quan hệ là điều vô cùng quan trọng. Bạn biết mình đang thiếu gì thì mới có thể bổ sung tố chất, kỹ năng đó.

Dưới đây là một số yếu tố có thể đạt được khi biết thấu cảm trong mối quan hệ:

  • Khi bạn thấu cảm, bạn sẽ nhìn thế giới này qua con mắt của người bạn quan tâm, người yêu của bạn. Từ đó, họ cảm thấy được thấu hiểu, và mối liên kết của hai người trở nên bền chặt hơn.
  • Khi bạn thấu cảm, bạn sẽ không phán xét, bạn sẽ không vô tình “xem nhẹ” những nỗi đau, những trải nghiệm buồn, vui của người khác. Điều này sẽ giúp người yêu bạn cảm thấy hạnh phúc khi chia sẻ cuộc sống của họ với bạn.
  • Khi người yêu của bạn nhận được sự thấu cảm, họ sẽ cho bạn lại sự thấu cảm đó. Bạn sẽ gián tiếp giúp người mình yêu trở thành một mảnh ghép hoàn hảo của mối quan hệ này.

Kết

Có nhiều cách để khiến người yêu cảm thấy bạn luôn bên họ khi họ cần, và thấu cảm là một trong những yếu tố giúp bạn chèo lái mối quan hệ này đến bến bờ hạnh phúc. Như giáo sư Brené Brown đã nói: “Sự thấu cảm là một loại keo dán lành mạnh gắn kết mối quan hệ bền chặt.”

Thấu cảm là kỹ năng có thể học, miễn là bạn có thể nhận thức được nó và chịu khó rèn luyện. Hãy nhớ, người yêu của bạn muốn và cần được hiểu, lắng nghe và chấp nhận, chứ không phải thương tiếc, thương hại.