Tham nhũng không chừa Grammy ra

Quyết định "nghỉ chơi với Grammy" của The Weeknd gợi lên niềm yêu công bằng của tất cả chúng ta, nhưng có những lý do ta không cần quan tâm.
Bích Hồ
Nguồn: NY Times

Nguồn: NY Times

Trong một chia sẻ gần đây với tờ The New York Times, nghệ sĩ đình đám The Weeknd đã hùng hồn tuyên bố sẽ “cạch mặt tới già” giải thưởng Grammy “danh giá nhất làng nhạc”. Bởi năm nay (một lần nữa) anh không được đề cử ở hạng mục nào, dù bản hit “Blinding Lights” có 52 tuần nằm trong Top-10 Billboard Hot 100, và được nhiều tên tuổi trong giới phê bình tại NY Times, Variety đánh giá cao.

Niềm đồng cảm với những điều bất bình khiến chúng ta khó bỏ qua những lùm xùm xung quanh Grammy, nhưng có những lý do để mọi người cùng tạm #KhôngQuanTâm.

Không quan tâm vì bề dày lịch sử tẩy chay Grammy

Bộ đôi DJ Jazzy Jeff and Will Smith là hai trong số các nghệ sĩ đầu tiên lên tiếng về hệ thống bất công bằng của Grammy (1989).

Từ đó đến nay, ban tổ chức Grammy đã tìm cách cải thiện hệ thống bình chọn. Tuy nhiên, các cáo buộc rằng họ thiếu công bằng ​​đối với nghệ sĩ da màu và phụ nữ vẫn tới đều đặn mỗi năm.

Nicki Minaj từng đăng đàn tố ban tổ chức Grammy phân biệt chủng tộc khi bỏ qua thành tích của cô mà trao giải cho “những người đàn ông da trắng” của ban nhạc Bon Iver. Đến Billie Eilish, Ed Sheeran... đều phải mang tội danh “cướp giải của những người xứng đáng hơn”.

Dư luận có thể cho rằng những kẻ kém cỏi mới lên tiếng phàn nàn. Nhưng đầu năm 2020, Deborah Dugan, cựu Giám đốc của Viện Hàn lâm ghi âm Mỹ (đơn vị tổ chức Grammy) đích thân đứng ra tố cáo giải thưởng có gian lận! Dù sự thật vẫn là dấu hỏi, tiếng nói của bà để lại một dấu hằn hoài nghi cho khán giả.

Không quan tâm vì hội đồng bỏ phiếu của Grammy là “bí mật”

Khâu thẩm định khắt khe là một yếu tố khiến Grammy trở nên danh giá. Sau khi được đề cử tham gia Grammy, tác phẩm sẽ được 150 chuyên gia trong lĩnh vực nghe nhìn đánh giá. Ca khúc đủ tiêu chuẩn sau đó được chuyển tới hội đồng giám khảo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật thu âm. Hội đồng này tiếp tục trải qua hai vòng bỏ phiếu để chọn ra tác phẩm đạt chiếc cúp vàng của Grammy.

Vòng thi nhiều, còn số cúp thì giới hạn. Điều này dễ khiến người theo dõi bị “lú” và bỏ qua sự thật hai lưỡi rằng: Thành viên của hội đồng được giữ bí mật. Gọi là để chống tham nhũng, nhưng chính bí mật lại là trở thành khe hở.

Giáo sư âm nhạc Alex Lubet, Đại học Minnesota chia sẻ với tờ Conversation rằng, dù các thành viên trong hội đồng nghệ thuật luôn nói xem xét trên tiêu chí chất lượng nhưng thực tế không hoàn toàn chứng minh điều này.

Những người trong hội đồng nghệ thuật là các nghệ sĩ thu âm, nhạc trưởng, nhạc sĩ và kỹ sư hoạt động trong một môi trường công nghiệp, chứ không phải môi trường thuần văn hoá, học thuật.

Nghĩa là mức quan tâm của họ đến tiềm năng bán hàng của sản phẩm họ tôn vinh (sau khi thắng cử) cũng ngang ngửa tính nghệ thuật. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp các thành viên trong hội đồng tư lợi, bỏ phiếu theo cách mang lại lợi ích tài chính cho họ. Và cũng chẳng thể bỏ qua yếu tố con người đầy cảm tính và định kiến khi họ quyết định đâu mới là lợi ích.

Không quan tâm vì sẽ không có giải thưởng danh giá “nhất”

Nhìn sang giải “Pulitzer Prize for Music”, một giải thưởng được cho là thuần nghệ thuật, và danh giá chẳng kém Grammy, người ta lại cũng tìm thấy những lời phàn nàn. Rằng vì không quan tâm đến tầm ảnh hưởng đại chúng của tác phẩm, nên giải thưởng trở nên “quá học thuật”, tạo ưu tiên cho những dòng nhạc cổ điển hơn, nơi người da trắng có lịch sử lợi thế.

Khác lĩnh vực, nhưng cùng mác “danh giá”, giải Oscar cũng không ít lần bị nghi vấn tham nhũng. Ngay từ năm 1970, nam diễn viên kiêm đạo diễn George C. Scott đã từ chối giải nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim Patton, đồng thời “tố” Oscar mang tính “tham nhũng bẩm sinh”. Tuy nhiên đến năm 1972, Scott lại bất ngờ chấp nhận đề cử giải đạo diễn xuất sắc cho phim Rage. 10 năm sau, ông mua chiếc vé cuối cùng để tham dự lễ trao giải Oscar - sự kiện mà ông từng gọi là “cuộc diễu hành 2 tiếng của những bị thịt”.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, các giải thưởng trở nên uy tín ít đi hoặc nhiều thêm.

Mặt khác, cuộc cạnh tranh trong việc tổ chức các giải thưởng âm nhạc cũng gay gắt chẳng kém các nghệ sĩ đua nhanh tranh giải: AMAs, Billboard, MTV, The BRIT, Melon... “Nhà nhà người người” nắm trong tay quyền tổ chức các giải thưởng dẫn đến tình trạng “phân chia quyền lực”. Việc bảo A “danh giá” hơn B cần được cân nhắc nhiều hơn.

Không quan tâm vì thước đo thành công của nghệ sĩ không còn là giải thưởng hàn lâm

Việc đạt được một giải thưởng hàn lâm ngoài mang lại tiếng tăm, còn giúp mở mạch ngầm tạo nguồn doanh thu (khổng lồ) cho các nghệ sĩ.

Tuy nhiên, dù nghệ sĩ không được ghi tên vào bảng vàng hay đứng trên bục vinh quang, sự ủng hộ của người hâm mộ vẫn có thể được coi là một thành công lớn đối với họ.

Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS làm nên tên tuổi trên toàn thế giới, tuy không thể ghi tên vào danh sách nhận giải của Grammy, vẫn thắng lớn tại People’s Choice Awards, bỏ xa Taylor Swift.

Những lời kêu gọi “tẩy chay” Grammy của The Weeknd, Zayn Malik, Justin Bieber có thể không khiến Grammy trở nên minh bạch hơn. Song họ đang góp phần mang lại công bằng cho những giải thưởng không danh giá bằng, nhưng uy tín hơn.

Không quan tâm vì cần làm thẻ căn cước công dân có gắn chip

Sau khi Hà Nội tiên phong triển khai, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang gấp rút triển khai việc cấp Căn cước công dân có gắn chip, hướng đến việc “làm nhẹ” thủ tục hành chính. Dự tính đến ngày 01/07/2021 sẽ có khoảng 50 triệu công dân được cấp. Trước thời gian này, mọi người cũng được giảm 50% chi phí đăng ký thẻ. Trong đó, một số đối tượng sẽ được ưu tiên làm trước như:

  • Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD
  • Người đã được cấp CMND 9 số
  • Người đã được cấp CMND có 12 số, CMND có mã vạch nhưng bị hỏng, mất hoặc có thay đổi thông tin...

Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất

Cùng chuyên mục