YOLA: "Đào tạo và phát triển giáo viên tốt hơn là nhu cầu hết sức cấp thiết."
Nghe Nam Nguyễn, Giám đốc điều hành tại YOLA, chia sẻ lý do đằng sau mức độ thành thạo ngoại ngữ còn thấp ở Việt Nam.
Việc học tiếng Anh như là cánh cửa mở ra cơ hội tìm kiếm công việc thuận lợi là một sự thật mà ít bậc phụ huynh nào ở Việt Nam cần phải bàn cãi. Nhiều gia đình ưu tiên đầu tư cho giáo dục, chấp nhận hy sinh để con mình được học ở các trường ngoại ngữ tư thục danh tiếng nhất, nơi hứa hẹn kỹ năng giao tiếp trôi chảy và điểm số cao trong các kỳ thi sát hạch ngôn ngữ.
Tuy vậy, rất nhiều em học sinh vẫn chật vật với bộ môn ngoại ngữ, bất luận việc chăm chỉ làm bài và được thực hành với các giáo viên bản xứ đến từ các nước sử dụng Anh ngữ.
Chúng tôi quyết định đặt câu hỏi cho Nam Nguyễn, Giám đốc Điều hành của YOLA, một hệ thống các trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam từ năm 2009, về lý do đằng sau mức độ thành thạo ngoại ngữ còn thấp ở Việt Nam và những gì ta có thể làm để đẩy mũi kim năng lực về phía trước trong lĩnh vực ELT (English Language Training, hay Đào tạo Anh ngữ).
Anh có thể chia sẻ với chúng tôi sứ mệnh và tầm nhìn của YOLA được không? Có khác biệt gì trong cách YOLA đáp ứng nhu cầu của học sinh Việt Nam?
YOLA ra đời năm 2009 khi ba nhà đồng sáng lập, đều tu nghiệp ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ, chia sẻ tham vọng thay đổi cuộc sống của các em học sinh Việt Nam thông qua giáo dục.
Phạm Anh Khoa (Đại học Bates), Ngô Thùy Ngọc Tú (Đại học Stanford) và Phan Duy (Đại học Dickinson) mong muốn những người học ngoại ngữ sẽ có được một người “bạn học" hỗ trợ họ trên con đường học vấn. Tầm nhìn này được thể hiện qua cái tên của công ty; YOLA có nghĩa là “Your Online Learning Assistant” (Trợ lý Học Trực tuyến của Bạn).
Hiện nay, sau 11 năm vận hành, YOLA đã trở thành một đối tác giáo dục tin cậy, cung cấp các dịch vụ đa dạng cùng đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, truyền cảm hứng để hỗ trợ học viên thuộc mọi lứa tuổi với các chương trình Anh ngữ học thuật và các khóa luyện thi IELTS, TOEFL và SAT. Trong thời gian qua, chúng tôi đã mở rộng mạng lưới các Trung tâm Anh ngữ của mình đến 17 địa điểm trên toàn quốc.
Nhờ YOLA, hơn 100,000 học viên đã được trải nghiệm giáo dục ở tầm quốc tế, và kết quả của các em thực sự phản ánh điều này: điểm IELTS 8.5/9.0, điểm TOEFL 119/120, điểm SAT 1590/1600, điểm TOEFL JUNIOR 900/900, cùng với tổng giá trị các suất học bổng lên đến hơn 12 triệu USD từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Yale, hay Stanford.
Sứ mệnh của chúng tôi là trở thành đơn vị lãnh đạo và tiên phong trong giáo dục. Về tầm nhìn, YOLA có hai mục tiêu chính: kiến tạo một thế giới nơi ai cũng được quyền khai mở tiềm năng hết mức có thể, đồng thời nhắm tới chỉ tiêu tuyển sinh được 500,000 học viên và tiếp cận đến 2 triệu người thông qua các chương trình và hoạt động giáo dục vào năm 2025.
Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được các mục tiêu này thông qua việc cung cấp trải nghiệm dịch vụ khách hàng cao cấp, duy trì mức độ hài lòng của nhân viên, cũng như sống đúng theo các giá trị cốt lõi của mình.
Đâu là những thách thức và cơ hội cho thị trường Đào tạo Anh ngữ trong nước?
Thử thách lớn nhất nằm ở chỗ đây là một thị trường bất ổn định, nghĩa là chất lượng giảng dạy chưa cao và đồng đều. Thị trường cũng thiếu tính minh bạch và quy chuẩn nền tảng, dẫn đến việc đảm bảo chất lượng của các giáo viên Anh ngữ luôn là một vấn đề nhức nhối.
Thêm vào đó, hoàn cảnh kinh tế xã hội của một gia đình Việt Nam thông thường chỉ cho phép các gia đình khá giả tiếp cận việc đào tạo Anh ngữ. Phần lớn dân số Việt Nam chỉ nhận được chất lượng giáo dục vừa túi tiền của họ, và thường ở mức rất thấp.
Một thử thách khác nằm ở trình độ chuyên nghiệp của chính các giáo viên, và tôi đang nói đến cả giáo viên người Việt và nước ngoài. Việc đào tạo và phát triển giáo viên tốt hơn là nhu cầu hết sức cấp thiết.
Việc có một chứng chỉ giảng dạy Anh ngữ cần trở thành điều kiện tối thiểu về mặt bằng cấp, đặc biệt là với các giáo viên ngoại quốc làm việc ở Việt Nam, vốn là nhóm nhân lực thường làm việc ngắn hạn và ít bền vững.
Về mặt cơ hội, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID, việc học trực tuyến đã tạo tiền đề cho các phát kiến công nghệ. Tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ Đào tạo Anh ngữ hiện này đều đã sốt sắng tìm cách tạo ra một môi trường học trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của thực trạng xã hội mới.
Nhưng liệu việc học trực tuyến thật sự có hiệu lực hơn so với việc học trên lớp trong việc hỗ trợ học viên tiến bộ hay không? Chỉ thời gian mới có thể trả lời chúng ta mà thôi.
Các xu hướng đào tạo nào sẽ trở nên thịnh hành sau đại dịch?
Quá trình số hóa trong Đào tạo Anh ngữ và giáo dục nói chung không còn là xu hướng mới mẻ; đại dịch COVID chỉ góp phần đẩy nhanh tốc độ cho một tiến trình đã đang trên đã diễn ra. Trong bối cảnh hiện nay, bất cứ tổ chức đào tạo Anh ngữ nào cũng phải có các lựa chọn đáp ứng việc học trực tuyến cho toàn thể học viên.
Tuy nhiên, các số liệu từ quá trình áp dụng cũng như tương tác trong giảng dạy trực tuyến từ đầu năm nay đều chưa đưa ra thông điệp rõ ràng. Xu hướng thịnh hành hậu-COVID khả năng cao sẽ là mô hình học hỗn hợp (hybrid learning), kết hợp cả lựa chọn học trực tuyến và trên lớp.
Tại sao YOLA lại chọn ứng dụng ELSA làm đối tác chiến lực trong tiến trình số hóa của mình?
Như đã nói ở trên, cái tên YOLA nghĩa là “Trợ lý Học Trực tuyến của Bạn”, thể hiện quan điểm rằng ý tưởng số hóa việc học ngoại ngữ là nền tảng của tổ chức. Nói cách khác, việc số hoá chính là bộ mã gen của chúng tôi. Chúng tôi đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào hệ thống các lớp học trực tuyến từ trước COVID, và sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này khi đại dịch qua đi.
Ứng dụng ELSA đã góp thêm các giá trị tuyệt vời vào dịch vụ trực tuyến của chúng tôi, và đó là lý do chúng tôi chọn hợp tác với họ. Nhóm của họ kết hợp chặt chẽ với chúng tôi để thử nghiệm sản phẩm với các bên liên đới, và những kết quả vượt trội của đợt vận hành thí điểm đã khiến chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào quyết định đồng hành cùng ELSA.
Tại sao có nhiều học viên Việt Nam chật vật trong việc học Anh ngữ đến vậy? Tại sao việc thông thạo Anh ngữ lại khó đạt được đến thế?
Khi chúng ta học một ngoại ngữ, việc phát âm là một trong các phần tố quan trọng nhất, cũng như phức tạp nhất. Việc phát âm chính xác đòi hỏi rất nhiều công sức từ cả giáo viên lẫn học sinh. Mục tiêu của YOLA là tìm ra các phương pháp tốt nhất, và các sản phẩm như ELSA sẽ giúp chúng tôi biến quá trình giảng dạy - học tập trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hết mức có thể.
Chúng tôi thường thấy học sinh Việt Nam gặp khó khăn với các vấn đề ngữ âm (phonetics) và âm vị học (phonology), đặc biệt khi họ học một ngôn ngữ có ít điểm tương đồng với tiếng mẹ đẻ như Anh ngữ.
Nhờ có ELSA, các học viên sẽ được tiếp cận với âm và ngữ điệu mới, cũng như cách đặt trọng âm và nhịp điệu chuẩn. Điểm tuyệt vời ở ELSA là bạn sẽ có một người bản xứ để lắng nghe, đối thoại, và thực hành ngôn ngữ bất cứ lúc nào trong ngày.
Làm cách nào để chúng ta có thể phát triển một ‘hệ sinh thái' tích hợp cả việc học Anh ngữ trên lớp và trực tuyến, nhằm đáp ứng thêm nhiều học sinh nữa trên toàn quốc?
Đó là một câu hỏi đáng giá triệu đô đấy! Tôi nghĩ rằng chưa có bên nào thành công trong việc phát triển một mô hình chuẩn cả. Như theo quan điểm của YOLA, để có được một mô hình giảng dạy hỗn hợp thành công, chúng ta cần tạo điều kiện cho học viên có các trải nghiệm ý nghĩa ngoài đời thực bên cạnh việc học trực tuyến; thiết kế nội dung học thiết yếu vừa thích hợp vừa dễ tiếp thu, và điều này đòi hỏi người dạy cần thấu hiểu học viên và chặng đường học của họ; tương tác tốt hơn với học sinh và đồng thời hỗ trợ họ trong việc tự học.
Sau đó là đến câu hỏi về mức độ tiếp cận, nghĩa là chúng ta cần đảm bảo các tài liệu học trực tuyến phải được cung cấp với các định dạng phổ thông, kết nối Internet phải vững, và phần mềm học không được quá khó dùng hay đắt đỏ.
Quý đối tác doanh nghiệp, trung tâm Anh ngữ và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh có thể liên hệ đến ELSA qua email: